Giả thuyết cung dẫn dắt – cầu phụ thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố quyết định sự phát triển tài chính của các quốc gia ở châu á – thái bình dương (Trang 29 - 30)

CHƯƠNG 2 .TỔNG QUAN TÀI LIỆU TRƯỚC ĐÂY

2.1. Tổng quan lý thuyết

2.1.5. Giả thuyết cung dẫn dắt – cầu phụ thuộc

Patrick (1966) trong một hội thảo, tác giả đã đưa ra một mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Theo đĩ, sự phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế cĩ tác động qua lại lẫn nhau. Tác giả đặt tên cho hai mối quan hệ này lần lượt là giả thuyết hiện tượng cầu phụ thuộc và cung dẫn dắt. Tuy nhiên, giả thuyết cầu phụ thuộc đặt ra mối quan hệ nhân quả từ tăng trưởng kinh tế đến tăng trưởng tài chính thơng qua các bằng chứng thực nghiệm được tìm thấy. Khi nền kinh tế tăng trưởng, nhu cầu về dịch vụ tài chính tăng lên sẽ thúc đẩy sự phát triển tài chính. Giả thiết cầu phụ thuộc cho rằng thị trường tài chính phát triển và dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với các dịch vụ tài chính xuất phát từ sự tăng trưởng trong nền kinh tế thực. Sự phát triển thị trường tài chính được xem là một yếu tố phụ thuộc đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Do khi khu vực sản xuất vật chất (real sector) mở rộng và phát triển, nền kinh tế càng phát triển thì cĩ thể sẽ tạo ra các nhu cầu mới cho các dịch vụ tài chính và sẽ gia tăng áp lực để thành lập các tổ chức tài chính lớn hơn và tinh vi hơn để đáp ứng nhu cầu tài chính càng gia tăng như là một kết quả của sự tăng trưởng trong khu vực sản xuất của nền kinh tế (real sector of the economy).

Mặt khác, giả thuyết cung dẫn dắt cho rằng phát triển tài chính sẽ cĩ tác động đến tăng trưởng kinh tế thay vì tăng trưởng kinh tế tác động đến phát triển tài chính như giả thuyết cầu phụ thuộc đề ra. Khu vực tài chính cĩ thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thơng qua ba kênh sau. Thứ nhất, khu vực tài chính cĩ thể làm tăng năng suất biên của vốn để đánh giá các dự án thay thế và chia sẻ rủi ro. Thứ hai, khu vực tài chính cĩ thể làm tăng tỷ lệ tiết kiệm được chuyển vào đầu tư trong nền kinh tế và điều này sẽ

làm tăng hiệu quả của các trung gian tài chính. Cuối cùng, khu vực tài chính cĩ thể làm tăng tỷ lệ tiết kiệm cá nhân.

Qua đây, luận văn nhận thấy rằng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển tài chính cĩ thể được ghi nhận là mối quan hệ nhân quả hai chiều như giả thuyết cầu phụ thuộc – cung dẫn dắt đã đề xuất. Tuy nhiên, với mục tiêu nghiên cứu của luận văn trong chương 01 thì luận văn sẽ áp dụng giả thuyết cầu phụ thuộc để giải thích tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển tài chính của các quốc gia đang phát triển và đã phát triển trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố quyết định sự phát triển tài chính của các quốc gia ở châu á – thái bình dương (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)