Nguồn: Tổng hợp quy trình thực tế tại Cơng ty Mesa
2.3. Giới thiệu phương pháp nghiên cứu, đánh giá chuỗi cung ứng tại tập đoàn Mesa đoàn Mesa
Mesa sẽ được nghiên cứu qua các vấn đề chính sau: kế hoạch đặt hàng, quản lý tồn kho, giao hàng, dịch vụ khách hàng. Để có được những đánh giá thực sự trung thực, khách quan và khoa học về chuỗi cung ứng của Mesa, thì bên cạnh những phân tích, đánh giá chủ quan của mình, tác giả cịn tiến hành điều tra khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của 260 đối tượng phỏng vấn, với kết quả nghiên cứu được trình bày dưới đây:
2.3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành khảo sát toàn bộ 100 nhân viên giao nhận, 50 nhân viên kho, 20 nhân viên xử lý đơn hàng hiện đang làm việc chính thức tại Chi nhánh Công ty TNHH DV & TM MESA và 30 khách hàng sỉ, 40 khách lẻ và 20 khách là siêu thị. Kết quả thu về được 260 bảng trả lời. Tuy nhiên, trong quá trình làm sạch dữ liệu có 60 bảng trả lời khơng đạt u cầu nên bị loại (tỷ lệ bảng trả lời đạt yêu cầu là 76.9%).
Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20 để phân tích các thuộc tính của mẫu nghiên cứu (các thơng tin của đối tượng được khảo sát) gồm: Giới tính, tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, nhóm bán hàng.
Thống kê mô tả: Thống kê và mô tả đặc điểm của đối tượng phỏng vấn và thống
kê các câu trả lời về các đặc điểm giá trị trung bình, độ lệch chuẩn
Bảng 2.3: Tóm tắt thống kê mơ tả mẫu
Thông tin mẫu Tần số Tỷ lệ (%)
Giới tính Nữ 76 38 Nam 124 62 Độ tuổi <24 tuổi 73 36.5 từ 24-35 tuổi 95 47.5 từ 36-45 tuổi 22 11 >45 tuổi 10 5 Trình độ học vấn Trung cấp/ Cao đẳng 102 51 Đại học 59 29.5 Khác 39 19.5 Nhóm khảo sát
Nhóm nhân viên giao nhận 96 48
Nhóm nhân viên kho 42 21
Nhóm xử lý đơn hàng 27 13.5
Nhóm khách hàng sỉ 12 6
Thông tin mẫu Tần số Tỷ lệ (%)
Nhóm khách hàng siêu thị 10 5
Mean Std.
Deviation Đơn hàng mỗi ngày luôn được gửi đúng đến IDS đúng
tiến độ 3.07 .793
Thời gian xác nhận đơn hàng nhanh chóng 3.40 .802
Công ty đáp ứng được các đơn hàng gấp và đột xuất 3.70 .791
Công ty luôn thông báo về tiến độ giao hàng 3.60 .962
Bộ chứng từ giao hàng chính xác 3.19 .915
Chứng từ được chuyển đến điều phối đúng tiến độ 4.00 .902 Các lỗi xảy ra đối với chứng từ được thông báo và xử lý
ngay 3.99 .848
Hàng hóa được giao đủ số lượng 4.08 .762
Hàng hóa được giao đúng chất lượng 3.52 1.002
Giao hàng đúng tọa độ 4.04 .773
Không tách, chẻ đơn 3.73 .831
Phương tiện vận chuyển đúng tải, đúng trọng lượng 3.43 .818 Tỷ lệ hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình thấp 3.86 .779
Nhân viên giao hàng lịch sự, thân thiện 3.80 .735
Tỷ lệ đơn hàng giao đúng tiến độ đạt 98% trở lên 3.29 .872 Khách hàng được tư vấn tận tình về hàng hóa và hình
thức vận chuyển 3.56 .800
Nhân viên bán hàng chuyên nghiệp 3.58 .823
Kết nối thông tin giữa các bộ phận công ty luôn tốt 2.91 .878 Nguồn: Xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả
Giới tính: Mẫu nghiên cứu có 124 nam (tỉ lệ 62%) và 76 nữ (tỉ lệ 38%). Độ tuổi: Nhóm có độ tuổi <24 tuổi là 73 người (tỉ lệ 36.5%), nhóm từ 24 -
35 tuổi là 95 người (tỉ lệ 47.5%), nhóm 36 - 45 tuổi là 22 người (tỉ lệ 11%), nhóm > 45 tuổi là 10 người (tỉ lệ 5%).
Trình độ học vấn: Trình độ trung cấp/cao đẳng có 106 người (chiếm 47.5%),
ở trình độ đại học có 78 người (chiếm 35%), ở trình độ khác có 39 người (chiếm 17.5%).
Nhóm khảo sát: Nhóm nhân viên giao nhận có 96 người (tỷ lệ 48%), nhóm
nhóm khách hàng sỉ 12 người (tỷ lệ 6%), nhóm khách hàng lẻ 13 người (6.5%), nhóm khách hàng siêu thị 10 người (tỷ lệ 5%).
Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Phân tích Cronbach’s Alpha nhằm kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và loại bỏ những biến có tương quan biến tổng (Item-Total correlation) nhỏ.
Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong khoảng [0,1]. Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0.70, 0.80]. Nếu Cronbach’s Alpha >=0.60 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy. Theo Nunnally và Bernstein (1994), nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến - tổng hiệu chỉnh (Corrected item - total correlation) lớn hơn hoặc bằng 0.3 thì biến đó đạt u cầu (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Như vậy, trong phân tích Cronbach’s Alpha thì ta sẽ loại bỏ những thang đo có hệ số nhỏ (α <0.6) và cũng loại những biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh nhỏ (<0.3) ra khỏi mơ hình vì những biến quan sát này khơng phù hợp hoặc khơng có ý nghĩa đối với thang đo.
2.3.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua kiểm định Cronbach’s Alpha Cronbach’s Alpha
Bảng 2.4: Kết quả độ tin cậy Cronbach’s Alpha
TT Thành phần Cronbach's Alpha
Hệ số tương quan biến- tổng nhỏ nhất
1 Quản lý đơn hàng 0.636 0.376
2 Hoạt động giao hàng 0.600 0.328
3 Dịch vụ khách hàng 0.859 0.523
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả
Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy: các hệ số Cronbach’s Alpha đều >=0.6 (đạt yêu cẩu), hệ số tương quan biến-tổng nhỏ nhất đều > 0.3 (đạt yêu cầu). Tất cả các biến quan sát trong 3 thang đo sẽ tiếp tục được dùng để thực hiện bước phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy thơng qua phân tích Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) được sử dụng để xác định độ giá trị hội tụ (convergent validity), độ giá trị phân biệt (discriminant validity) và đồng thời thu gọn các tham số ước lượng theo từng nhóm biến.
2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá thơng qua phân tích EFA
Trong bước phân tích nhân tố khám phá, nghiên cứu tiến hành phân tích các biến độc lập và phụ thuộc cùng một lúc. Kết quả phân tích như sau:
Kiểm định KMO:
Ta thấy KMO = 0.754> 0.50, thỏa mãn yêu cầu để thực hiện EFA. Hơn nữa, theo Kaiser (1974), nếu KMO > 0.70: TỐT, mà theo kết quả này, KMO = 0.754 > 0.70 nên rất tốt cho việc thực hiện EFA.
Kiểm định Bartlett:
Sig. = 0.000 < 0.05, ta có thể từ chối giả thuyết H0 (ma trận tương quan là ma trận đơn vị), có nghĩa là các biến có quan hệ với nhau nên ta có thể thực hiện EFA.
Như vậy, với kết quả này phù hợp để thực hiện EFA.
Ghi chú:
Các con số được thể hiện trong bảng trên, người ta gọi là trọng số nhân tố hay hệ
số tải nhân tố (factor loading).
Theo Hair & ctg (2009, 116), Multivariate Data Analysis, Prentice-Hall International, Inc, Factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực
của EFA:
Nếu 0.3 <=Factor loading <=0.4 được xem là đạt được mức tối thiểu Nếu Factor loading >= 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn
Kết quả có 18 biến quan sát và 3 nhân tố được rút trích:
Nhân tố 1: có 7 biến quan sát thuộc thang đo “Quản lý đơn hàng”. Nhân tố 2: có 7 biến quan sát thuộc thang đo “Giao hàng”.
Từ những kết quả khảo sát được thực hiện một cách khách quan tại Mesa cho 3 nhân tố có ảnh hưởng lớn đến khách hàng và người tiêu dùng mà Mesa chưa đánh giá, những yếu tố còn lại, tác giả sẽ sử dụng các dữ liệu đã có sẵn tại Mesa để phân tích và đánh giá thực trạng chung như: Kế hoạch lên đơn hàng, Quản trị tồn kho...
2.4. Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng hàng tiêu dùng nhanh của Mesa giai đoạn 2015-2018 giai đoạn 2015-2018
2.4.1. Thực trạng đặt hàng, quản lý đơn hàng hệ thống
➢ Kế hoạch đặt hàng
Để lập được kế hoạch mua hàng từ nhà hãng, công ty phải dự đốn được khả năng có thể xảy ra trong tương lai, nhu cầu và lượng hàng cần mua nhằm đảm bảo tồn kho và cung ứng đủ nhu cầu khách hàng. Hiện tại, việc dự báo đặt hàng của Mesa dựa vào các đơn hàng của khách hàng, dữ liệu quá khứ, dự báo kinh doanh và việc đặt hàng được phụ trách bởi kế tốn. Do đó, kế hoạch đơn hàng vẫn chưa được chính xác và tối ưu hóa được tồn kho.