Xác định các chênh lệch giữa thực tế so với định mức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi phí sản xuất tại bộ phận phát triển hàng mẫu của công ty TNHH rochdale spears (Trang 39 - 43)

1.4. Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp với ch

1.5.2. Xác định các chênh lệch giữa thực tế so với định mức

Theo Đoàn Ngọc Quế và cộng sự, 2010, đối với hai khoản mục chi phí NVL trực tiếp và chi phí NC trực tiếp, do cùng chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố lượng và giá, để tính tốn các chênh lệch có thể áp dụng theo mơ hình chung như sau:

P = Q1P1 – Q1P0 = Q1 (P1 - P0) Q = Q1P0 – Q0P0 = P0 (Q1 - Q0)

Trong đó: Q1: lượng thực tế Q0: lượng định mức P1: giá thực tế P0: giá định mức P: chênh lệch giá Q: chênh lệch lượng

(Đoàn Ngọc Quế và cộng sự, 2010, trang 207)  Xác định chênh lệch chi phí SXC

Theo Đồn Ngọc Quế và cộng sự (2010, trang 210 - 216), chi phí SXC là một loại chi phí hỗn hợp với kỹ thuật tính tốn các chênh lệch chi phí SXC phức tạp hơn chi phí NVL trực tiếp và chi phí NC trực tiếp. Có 4 mơ hình phân tích chênh lệch chi phí SXC nhưng đơn giản nhất và thường được sử dụng nhiều nhất là mơ hình phân tích một chênh lệch chi phí SXC – chênh lệch giữa chi phí SXC thực tế so với định mức.

Các chênh lệch thực tế so với định mức bao gồm:

- Chênh lệch NVL trực tiếp: chênh lệch giá, chênh lệch lượng - Chênh lệch chi phí NC trực tiếp: chênh lệch giá, chênh lệch lượng

- Chênh lệch chi phí SXC: mơ hình phân tích một chênh lệch chi phí SXC  Kế tốn giá thành sản phẩm hồn thành nhập kho và giá vốn hàng bán

Trong mơ hình kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí định mức, trước khi xử lý các chênh lệch, giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho và giá vốn hàng bán được ghi nhận theo chi phí định mức.

Kế toán xử lý các chênh lệch thực tế so với định mức

Cuối niên độ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính, phải xử lý các chênh lệch thực tế so với định mức, có hai trường hợp: Số tiền chênh lệch nhỏ (không trọng yếu): kết chuyển hết vào giá vốn hàng bán; Số tiền chênh lệch lớn (trọng yếu): phân bổ cho các đối tượng kế tốn liên quan (Đồn Ngọc Quế và cộng sự, 2010, trang 217 - 218).

Theo giáo trình CIMA (2018, trang 4), dự tốn chi phí định mức là một hệ thống kiểm sốt cho phép bất kỳ chênh lệch từ chi phí định mức hoặc ngân sách được phân tích một cách chi tiết giúp cho việc kiểm sốt chi phí hiệu quả hơn. Một hệ thống chi phí tiêu chuẩn bao gồm bốn yếu tố sau: (1) Thiết lập tiêu chuẩn cho mỗi hoạt động; (2) So sánh thực tế với hiệu suất tiêu chuẩn, (3) Phân tích và báo cáo chênh lệch phát sinh

giữa thực tế và định mức. (4) Điều tra nguyên nhân và sự ảnh hưởng chênh lệch đáng kể để từ đó có những hành động giải quyết và khắc phục thích hợp.

Dự tốn chi phí định mức thích hợp cho các tổ chức sản xuất với các với quy trình hoạt động sản xuất lặp đi lặp lại. Để xác định và thiết lập định mức rõ ràng, có hai phương pháp thường được sử dụng: (1) Ghi chép lịch sử trong quá khứ để ước tính lao động và NVL sử dụng; (2) Nghiên cứu kỹ thuật bằng cách nghiên cứu chi tiết hoặc quan sát các hoạt động về NVL, lao động và các thiết bị được sử dụng.

Chia nhỏ thành phần và đi sâu vào phân tích các tổng chênh lệch để giải thích: chênh lệch bao nhiêu là do nguyên nhân về lượng của việc sử dụng các nguồn tài nguyên khác nhau so với định mức; hênh lệch bao nhiêu là do nguyên nhân về chi phí của các nguồn lực khác nhau so với định mức. So sánh, đối chiếu tổng chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức để có thể tìm ra ngun nhân và giúp cải thiện hoạt động, có các biện pháp khắc phục và triển khai các nguồn lực hiệu quả hơn để giảm chi phí.

Hình 1.5: Bảng xếp hạng của chênh lệch thơng thường5

Kết hợp hình minh hoạ 1.5 cùng các lý thuyết, phân tích theo giáo trình CIMA (2008, trang 4 -10) một cách chi tiết và cụ thể hơn các chênh lệch giúp cho nhà quản lý có thể xác định ngun nhân thơng qua việc phân tích phương sai theo từng khoản mục:

- NVL trực tiếp: số lượng NVL tiêu chuẩn cần thiết cho mỗi sản phẩm phù hợp

với đặc điểm kỹ thuật và thiết kế. Ngồi ra, cịn bao gồm NVL hao hụt, lãng phí dự kiến hoặc lỗ trong q trình này. Giá định mức dựa trên giá cả hợp lý và cạnh tranh nhất theo yêu cầu về chất lượng phù hợp bao gồm số lượng đặt hàng định mức để có lợi, các khoản giảm giá và điều khoản thanh toán được cung cấp bởi các nhà cung cấp. Bằng cách so sánh giá NVL thực tế và số lượng NVL thực tế sử dụng với các tiêu chuẩn tính tốn, giá nguyên liệu và phương sai sử dụng NVL được xác định.

- Chi phí NC trực tiếp: số giờ lao động trực tiếp định mức được xác định từ việc

phân tích các hoạt động cần thiết cho các hoạt động khác nhau thông qua nghiên cứu về thời gian và chuyển động để xác định các phương pháp sản xuất hiệu quả nhất với điều kiện hoạt động, thiết bị cần thiết và thực hành tốt nhất. Mức lương định mức được xác định bằng mức lương cho người lao động cần thiết để thực hiện các hoạt động và theo quy định công ty kết hợp với thời gian định mức để tính tốn tỷ lệ lao động định mức.

- Chi phí SXC: trong trường hợp các chi phí khác nhau với các hoạt động, tỷ lệ chi

phí SXC định mức biến đổi được sử dụng và điều quan trọng là tổ chức phải xác định đo lường ảnh hưởng chi phí chung nhất và tiêu chí thường được sử dụng để phân bổ là số giờ lao động trực tiếp hoặc giờ máy. Hai phương sai được tính tốn cho các chi phí chung biến đổi là phương sai chi phí SXC biến đổi (sự khác biệt giữa tổng chi phí biến đổi trong ngân sách cho lao động trực tiếp thực tế hoặc giờ máy thực tế trực tiếp, và chi phí chung biến đổi thực tế phát sinh), phương sai hiệu suất chi phí SXC biến đổi (sự khác biệt giữa giờ định mức đầu vào và giờ thực tế của đầu vào cho giai đoạn này, nhân với tỷ lệ chi phí định mức khác nhau). Ngân sách chi phí SXC cố định hàng năm được chia theo mức ngân sách của hoạt động để xác định tỷ lệ chi phí chung tiêu chuẩn cố định trên một đơn vị hoạt động. Tổng phương sai chi phí SXC cố định là phần chênh lệch giữa chi phí SXC định mức cố định được tính vào sản xuất và chi phí SXC cố định thực tế phát sinh. Sự phục hồi dưới chuẩn hoặc quá mức có thể là do chênh lệch chi phí SXC cố định phát sinh từ chi tiêu thực tế khác nhau từ ngân sách chi tiêu hoặc từ thực tế sản xuất khác nhau từ ngân sách sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi phí sản xuất tại bộ phận phát triển hàng mẫu của công ty TNHH rochdale spears (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)