Sự hỗ trợ của tổ chức (Perceived organizational support, HT)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa sự hỗ trợ của tổ chức, tính chủ động cá nhân, động lực nội tại, ý nghĩa công việc và sự sáng tạo của nhân viên nghiên cứu đối với trường đại học công lập tại TP hồ chí minh (Trang 43 - 45)

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.5 Tổng hợp các yếu tố tác động, đề xuất mơ hình nghiên cứu

2.5.1 Sự hỗ trợ của tổ chức (Perceived organizational support, HT)

Sự hỗ trợ của tổ chức là một yếu tố được nhắc đến khá nhiều khi đề cập đến ý nghĩa công việc, động lực làm việc, sự gắn bó của nhân viên, hiệu quả làm việc,… Liên quan đến môi trường làm việc, sự hỗ trợ của tổ chức chính là tạo điều kiện cho nhân viên làm việc tốt, tự do phát huy năng lực, phân công công việc phù hợp, khuyến khích, động viên, đào tạo nhân viên. Sự hỗ trợ của tổ chức là yếu tố

mà lãnh đạo một doanh nghiệp, một tổ chức có thể chủ động tác động vào, làm cho nó trở nên tốt hơn.

Trong thực tế, ý thức được tầm quan trọng của yếu tố hỗ trợ của tổ chức ảnh hưởng sự sáng tạo của nhân viên, nhiều công ty lớn trên thế giới mà trong đó năng lực sáng tạo là một yêu cầu quan trọng, đã tạo những sự hỗ trợ tốt nhất, tạo mọi điều kiện phát huy tính sáng tạo của nhân viên như Google, Facebook, Microsoft, Apple, Unilever,…

Một số nghiên cứu truyền thống chủ yếu đề cập đến những yếu tố thuộc về cá nhân ảnh hưởng đến sự sáng tạo của nhân viên thì Amabile chính là người mở rộng thêm những yếu tố thuộc về mơi trường tổ chức. Mơi trường làm việc có thể ảnh hưởng đến sự sáng tạo trong các tổ chức. Sự sáng tạo là hạt nhân của mọi sự đổi mới và ý tưởng đổi mới sẽ xuất hiện trong một tổ chức có tạo động lực, thúc đẩy ý tưởng mới (Amabile T. M., et al, 1996). Cũng trong nghiên cứu này, yếu tố sự động viên của tổ chức được chứng minh là có ảnh hưởng đến sự sáng tạo của nhân viên. Sự động viên của tổ chức ở đây chính là những điều mà tổ chức hỗ trợ cho nhân viên: sự khuyến khích tạo ra ý tưởng mới, đánh giá ý tưởng mới, những phần thưởng, sự ghi nhận.

Trong các nghiên cứu khác cũng nêu lên vai trò của tổ chức đối với sự sáng tạo của nhân viên. Điển hình như nghiên cứu của (Dul, J., Ceylan, C., 2011) khẳng định môi trường tổ chức ảnh hưởng đến sự sáng tạo của nhân viên. (Joo, BK., et al., 2015) cho rằng sự hỗ trợ của tổ chức ảnh hưởng đến sự sáng tạo của nhân viên và được chứng minh trong nghiên cứu thực nghiệm của (Ibrahim, 2016). (Horng, J.,S., et al., 2016) cũng cùng quan điểm về vai trò của yếu tố hỗ trợ của tổ chức đối với sự sáng tạo của nhân viên.

Tại trường đại học công lập ở Việt Nam, nghiên cứu của (Hà & Nguyễn, 2015) đã nhắc đến vai trò của sự hỗ trợ của tổ chức. Nghiên cứu này chứng minh dựa trên các số liệu khảo sát tại 1 trường đại công lập để khẳng định sự hỗ trợ của tổ chức ảnh hưởng tích cực đến sự sáng tạo của nhân viên trường đại học.

Xét theo một khía cạnh khác, sự hỗ trợ của tổ chức không chỉ ảnh hưởng đến sự sáng tạo mà cịn ảnh hưởng đến ý nghĩa cơng việc. Nếu người nhân viên nhận được sự hỗ trợ từ tổ chức, họ sẽ đóng góp lại cho tổ chức theo kiểu để đền đáp những gì tổ chức đã hỗ trợ cho mình. Nhân viên được trao cho kiến thức, sự hỗ trợ, nguồn lực và cơ hội cũng giống như là sức mạnh mà tổ chức trang bị cho nhân viên, từ đó làm gia tăng ý nghĩa cơng việc. Hành vi hỗ trợ của tổ chức kích thích cảm hứng của nhân viên, tăng cường sự gắn kết, những thể hiện tốt trong công việc và tăng ý nghĩa cơng việc (Akgunduz Y., et al., 2018).

Vì vậy, ở đây sự hỗ trợ của tổ chức có hai tác động thuận chiều, một là tác động lên ý nghĩa công việc, hai là tác động lên sự sáng tạo của nhân viên. Từ đó, tác giả hình thành hai giả thuyết:

H1: Sự hỗ trợ của tổ chức ảnh hưởng tích cực đến sự sáng tạo của nhân viên: sự hỗ trợ của tổ chức được kỳ vọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sáng tạo của

nhân viên; đó là mơi trường tổ chức, sự hỗ trợ, động viên, khuyến khích nhân viên ảnh hưởng đến sự sáng tạo của nhân viên như thế nào.

H2: Sự hỗ trợ của tổ chức ảnh hưởng tích cực đến ý nghĩa cơng việc: yếu tố

hỗ trợ của tổ chức sẽ ảnh hưởng như thế nào đến ý nghĩa công việc trong trường đại học công lập. Trong bất kỳ tổ chức nào, kể cả trường đại học cơng lập thì yếu tố mơi trường làm việc, sự hỗ trợ của tổ chức luôn luôn rất quan trọng, tạo động lực làm việc cho nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa sự hỗ trợ của tổ chức, tính chủ động cá nhân, động lực nội tại, ý nghĩa công việc và sự sáng tạo của nhân viên nghiên cứu đối với trường đại học công lập tại TP hồ chí minh (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)