Động lực nội tại (Intrinsic motivation, DL)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa sự hỗ trợ của tổ chức, tính chủ động cá nhân, động lực nội tại, ý nghĩa công việc và sự sáng tạo của nhân viên nghiên cứu đối với trường đại học công lập tại TP hồ chí minh (Trang 48 - 50)

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.5 Tổng hợp các yếu tố tác động, đề xuất mơ hình nghiên cứu

2.5.4 Động lực nội tại (Intrinsic motivation, DL)

Động lực của con người gồm động lực bên trong (động lực nội tại) và động lực bên ngoài. Động lực nội tại là yếu tố xác định một người nhân viên sẽ thực sự làm/ thực hiện một hoạt động gì đó, họ có khả năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong công việc và họ chắc chắn sẽ làm, trong đó động lực nội tại được cho là làm gia tăng sự sáng tạo nhiều hơn hẳn động lực bên ngoài (Amabile T. M., 1997).

Nguyên lý động lực nội tại làm tăng sự sáng tạo không chỉ áp dụng trong nghiên cứu khoa học mà còn được áp dụng trong các lĩnh vực khác. Động lực nội tại còn là một thành phần quan trọng trong lý thuyết ba thành phần của sự sáng tạo của Amabile. Bà cho rằng, động lực nội tại là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự sáng tạo, bất cứ sự sáng tạo nào cũng cần động lực nội tại. Một người có tài năng, có kiến thức nhưng nếu khơng có động lực nội tại thì người đó cũng khơng sáng tạo ra được điều gì mới.

Nghiên cứu của (Horng, J.,S., et al., 2016) đã chứng minh động lực nội tại làm gia tăng đáng kể sự sáng tạo của nhân viên. Con người hiếm khi nào sáng tạo nếu họ khơng thực sự u thích điều họ làm và tập trung vào công việc hơn là phần thưởng. Điều này nhấn mạnh yếu tố động lực nội tại thúc đẩy sự sáng tạo. Nhiều nghiên cứu chỉ ra động lực nội tại ảnh hưởng đến sự sáng tạo vì động lực nội tại có thể tăng những ảnh hưởng tích cực, nhận thức linh hoạt, khả năng chấp nhận rủi ro và sự kiên trì.

Nghiên cứu của (Coelho, F., et al, 2011) cũng đưa ra khẳng định tương tự về vai trò của động lực nội tại khi cần gia tăng sự sáng tạo của nhân viên. Động lực nội tại giúp cho nhân viên tập trung vào cơng việc cần sự sáng tạo, giúp họ thích khám phá những cách thực hiện mới, chấp nhận mạo hiểm. Nhân viên có động lực nội tại sẽ thực hiện công việc một cách hào hứng, thích thú hơn và như vậy làm tăng sự sáng tạo.

(Eder, P., J. & Sawyer, J., 2008) kiểm định mơ hình các thành phần làm tăng sự sáng tạo gồm kỹ năng liên quan cơng việc, mục tiêu; động lực nội tại; q trình sáng tạo. Mặc dù đối tượng khảo sát của nghiên cứu khác với những nghiên cứu trên nhưng kết quả cũng tương tự, động lực nội tại ảnh hưởng tích cực đến sự sáng tạo của nhân viên. Nghiên cứu của (Hà & Nguyễn, 2015) có đề cập đến yếu tố động lực nội tại, nghiên cứu khẳng định động lực nội tại tác động tích cực đến sự sáng tạo của nhân viên làm việc trong trường đại học công lập. Như vậy, đã có nhiều nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực giáo dục đại học đã khẳng định động lực nội tại là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sáng tạo của

nhân viên. Động lực nội tại là yếu tố được nhấn mạnh rất nhiều trong các nghiên cứu, đóng vai trị cực kỳ quan trọng nên sẽ rất thiếu sót nếu xây dựng mơ hình về sự sáng tạo mà khơng có động lực nội tại Do đó, tác giả xây dựng giả thuyết về động lực nội tại và sự sáng tạo của nhân viên.

H6: Động lực nội tại ảnh hưởng tích cực đến sự sáng tạo của nhân viên:

trong phạm vi nghiên cứu là trường đại học cơng lập thì động lực nội tại có ảnh hưởng đến sự sáng tạo không và mức độ ảnh hưởng như thế nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa sự hỗ trợ của tổ chức, tính chủ động cá nhân, động lực nội tại, ý nghĩa công việc và sự sáng tạo của nhân viên nghiên cứu đối với trường đại học công lập tại TP hồ chí minh (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)