CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý thuyết
3.1.4.3 Mơ hình chấp nhận cơng nghệ mở rộng (TAM 2/ TAM Extended)
Nhiều nghiên cứu sau này đã chứng minh rằng: cảm nhận tính hữu ích (Peceived Usefulness) và cảm nhận sự dễ sử dụng (Perceived Ease of Use) trong mơ hình TAM có liên quan đến ý định hành vi sử dụng công nghệ. Tuy nhiên, Mathieson (1991) lập luận rằng mặc dù được xác nhận rộng rãi, nó khơng đủ để chỉ dựa vào hai cấu trúc này trong việc điều tra người sử dụng chấp nhận công nghệ mà phải cần thêm những yếu tố khác. Do đó, ngồi các yếu tố sẵn có trong mơ hình TAM là: cảm nhận sự dễ sử dụng và cảm nhận tính hữu ích ra, nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy cảm nhận sự tín nhiệm (Perceived Credibility), cảm nhận về chi phí (Perceived Cost), cảm nhận về rủi ro (Perceived Risk) cũng có ảnh hưởng đến ý định sử dụng NHĐT.
Một số lớn khách hàng từ chối cung cấp thông tin nhạy cảm với hệ thống NHĐT, web thanh tốn trực tuyến cho mục đích giao dịch ngân hàng là vì họ khơng tín nhiệm những nhà cung cấp sản phẩm hay dịch vụ đó. Ý định sử dụng E-anking cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những mối quan tâm an ninh và sự riêng tư của người sử dụng. Do đó Wang và cộng sự đề xuất thêm yếu tố Cảm nhận sự tín nhiệm (Perceived Credibility) [Wang -2004; P. Luarn -2005] để tìm hiểu ý định chọn lựa sử dụng NHĐT.
Cảm nhận về chi phí (Perceived Cost): chi phí tài chính được định nghĩa là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng dịch vụ NHĐT sẽ tốn kém chi phí tiền bạc. Theo Mathieson (2001) cũng chứng minh được rằng đối với các sản phẩm cơng nghệ thì chi phí tài chính cũng rất quan trọng. Theo phỏng vấn khách hàng của cá nhân tác giả, nhiều người khẳng định, chi phí tài chính cho việc sử dụng dịch vụ NHĐT có ảnh hưởng khá lớn đến quyết định lựa chọn sử dụng sản phẩm.. Nếu chi phí phải bỏ ra cho quá trình sử dụng dịch vụ là quá cao thì họ sẽ khơng sẵn sàng quyết định sử dụng dịch vụ đó. Do vậy, cảm nhận về chi phí (Perceived Cost) cũng đã được tìm thấy là một yếu tố quan trọng trong bài nghiên cứu này. [Mathieson - 2001 ; P. Luarn – 2005 ; Hsin-Fen Lin – 2011]
Cảm nhận về rủi ro (Perceived Risk): theo Ming Chi Lee (2008) thì rủi ro được xem trong các trường hợp: rủi ro về bảo mật, rủi ro tài chính, rủi ro thời gian, rủi ro hệ thống. Khách hàng lo lắng rằng nếu để lộ thơng tin thì tài khoản tại ngân hàng sẽ bị kẻ xấu lợi dụng để rút tiền hoặc chuyển tiền cho bên thứ ba. Mô hình TAM đã bỏ lỡ yếu tố quan trọng này. Khách hàng sẽ e ngại sử dụng dịch vụ nếu họ cảm thấy có thể bị rủi ro khi sử dụng dịch vụ đó… . Do vậy, cảm nhận rủi ro có tác động tiêu cực đến ý định sử dụng dịch vụ. (Lê Phan Thị Diệu Thảo-2012 ; Wu & Wang -2004).