Lý thuyết về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề phát sinh trong quá trình cổ phấn hóa và hậu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh đồng tháp (Trang 26)

2.2.1 Cở sở lý thuyết

Vì nhiều lý do, thực tế cho thấy doanh nghiệp quốc doanh đã hình thành và tồn tại ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang chuyển đổi nhƣ Việt Nam, Trung Quốc và các quốc gia Đông Âu (Bai, Lu, & Tao, 2009; Bonin & ctg, 2005; Chen & ctg, 2009; Hung & ctg, 2017; Loc, Lanjouw, & Lensink, 2006; Reza, 1999) . Tuy nhiên, lƣợc khảo lý thuyết chỉ ra, phần lớn các lý thuyết đều ủng hộ quá trình CPH bởi nhiều lý do khác nhau.

Lý thuyết đại diện và lý thuyết về lựa chọn công chỉ ra sự không hiệu quả của doanh nghiệp quốc doanh. Theo lý thuyết đại diện (Agency theory), q trình cổ phần hóa giúp doanh nghiệp ra quyết định hiệu quả hơn do tăng cƣờng sự liên kết của quyền quyết định (Boycko; Dharwadkar, George, & Brandes, 2000; Jensen & Meckling, 1976; Megginson, Nash, & Van Randenborgh, 1994; Prosser & Graham, 1991; Tan, 2007). Jensen & Meckling (1976) luận giải ban quản trị trong cơng ty quốc doanh khơng có động cơ để tìm kiếm cơ hội gia tăng lợi nhuận bởi vì lợi ích của ngƣời đại diện và chủ chủ sở hữu đã mâu thuẫn với nhau. Cùng với đó, vấn đề về bản chất tính tƣ lợi của con ngƣời cũng nhƣ thông tin bất cân xứng lâu dài sẽ dẫn đến các hành vi trục lợi, cơ hội của ngƣời đại diện. Tƣơng tự, lý thuyết về lựa chọn công (Public choice theory) mà đại diện là Buchanan (1978) và Hartley, Parker, & Martin (1991) nhận định sự thiếu hiệu quả của sở hữu nhà nƣớc xuất phát từ lợi ích chính trị của các quản lý tại các doanh nghiệp quốc doanh Các nhà quản lý mang tính chính trị này theo đuổi mục tiêu chính trị, đơi khi những mục tiêu này lại mâu thuẫn với mục tiêu kinh tế là tối đa hóa lợi nhuận. Hay nói theo một cách khác, nhƣ Shleifer & Vishny (1997) nhận định: “sự can thiệp chính trị vào kinh tế có thể làm lệch mục tiêu

và gây trở ngại đến công việc điều hành hoạt động kinh doanh của nhà quản lý”.

Ngoài ra, một số học giả chỉ ra can thiệp chính trị là nguyên nhân chính của sự thiếu hiệu quả trong việc quản lý đối với doanh nghiệp quốc doanh (Cook, Kirkpatrick, & Nixson, 1998; Parker & Kirkpatrick, 2005; Tan, 2007). Cook, Kirkpatrick, & Nixson (1998) lý giải các nhà quản lý doanh nghiệp quốc doanh chủ yếu đƣợc bổ nhiệm chính trị với cực kỳ ít kinh nghiệm quản lý kinh doanh; nhiều quyết định quản lý quan trọng, ví dụ nhƣ vấn đề việc làm, giao dịch, và định giá tài sản đều có động cơ chính trị. Can thiệp chính trị đƣợc thể hiện ra ở các khía cạnh nhƣ quá tải số lƣợng nhân viên, đánh giá thấp các chiến lƣợc, mục tiêu dài hạn, qui hoạch không hợp lý và đánh giá tài sản dƣới giá trị thị trƣờng, gây tốn kém chi phí và thất thốt tài sản Nhà nƣớc.

Trong khi đó, lý thuyết về quyền sở hữu tài sản (Property right theory) tập trung luận giải lợi thế của sở hữu tƣ nhân so với sở hữu quốc doanh. Theo lý thuyết này luận giải, quyền sở hữu tài sản đƣợc tập trung vào tƣ nhân sẽ thúc đẩy động lực doanh nghiệp tìm kiếm, gia tăng lợi nhuận hơn là sự phân tán hay quyền sở hữu không rõ ràng của việc sở hữu nhà nƣớc (Alchian & Demsetz, 1973; Coase, 1960; Furubotn & Pejovich, 1972). Theo đó, q trình cổ phần hóa DNNN, q trình dịch chuyển quyền sở hữu và quyền chi phối các doanh nghiệp quốc doanh từ nhà nƣớc sang khu nhà đầu tƣ tƣ nhân, là biện pháp hiệu quả nhất để nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh.

Nhƣ vậy, cơ sở lý thuyết chỉ ra, quá trình CPH doanh nghiệp quốc doanh thực sự cần thiết và đóng vai trị quan trọng đối với nền KTTT. Quá trình này giúp doanh nghiệp tăng khả năng ứng biến và thích nghi linh hoạt với KTTT, áp dụng, cải tiến KHCN, chủ động thu hút vốn... để phát triển năng lực SXKD, tìm kiếm lợi nhuận. Từ đó, các doanh nghiệp này góp phần hình thành nên động lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, thúc đẩy qúa trình quốc tế hóa”(Dƣơng Đức Tâm, 2016). Tuy nhiên, quá trình CPH là quá trình phức tạp trải qua nhiều giai đoạn. Để quá trình CPH đạt đƣợc mục tiêu mà nó đề ra, việc tìm hiểu và thực thi hiệu quả các bƣớc này là điều cần thiết và cấp bách.

2.2.2 Nội dung cổ phần hóa

Nhƣ đã trình bày ở phần trƣớc, quá trình CPH là quá trình gồm nhiều giai đoạn và phức tạp. Để đảm bảo quá trình cổ phần hóa đƣợc thực thi hiệu quả, việc tìm hiểu và thực thi hiệu quả các bƣớc trong quá trình này là điều cần thiết và cấp bách. Theo đó, các văn bản pháp luật hƣớng dẫn về cổ phần hóa thƣờng xuyên đƣợc cập nhật và điều chỉnh theo tình hình thực tế. Một cách khái quát, các văn bản pháp luật hƣớng dẫn thực hiện quá trình cổ phần hóa đƣợc mơ tả dƣới đây:

Bảng 1.1: Tổng hợp các văn bản pháp luật hƣớng dẫn quá trình cổ phần hóa

VĂN BẢN PHÁP LUẬT NỘI DUNG CHÍNH

NGHỊ ĐỊNH SỐ: 28/1996/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH VỀ CHUYỂN MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN

NGHỊ ĐỊNH SỐ: 44/1998/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH CHUYỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN

NGHỊ ĐỊNH SỐ: 64/2002/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH VỀ VIỆC CHUYỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN

NGHỊ ĐỊNH SỐ: 187/2004/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH VỀ VIỆC CHUYỂN CÔNG TY NHÀ NƢỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN

NGHỊ ĐỊNH SỐ: 109/2007/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH VỀ CHUYỂN DOANH NGHIỆP 100% VỐN NHÀ NƢỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN

NGHỊ ĐỊNH SỐ: 59/2011/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH VỀ CHUYỂN DOANH NGHIỆP 100% VỐN NHÀ NƢỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN

NGHỊ ĐỊNH SỐ: 126/2017/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH VỀ CHUYỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC VÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC ĐẦU TƢ 100%

VỐN ĐIỀU LỆ THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN

Tuy nhiên, do nội dung luận văn tập trung vào là các vấn đề phát sinh hậu cổ phần hóa của doanh nghiệp, tác giả chỉ trình bày khái quát các nội dung của q trình cổ phần hóa và phƣơng thức tiến hành theo Nghị định 59/2011/NĐ-CP ký ngày 18 tháng 7 năm 2011 và Nghị Định 126/2017/NĐ-CP ký ngày 16 tháng 11 năm 2017 của thủ tƣớng Chính phủ.

Đối tượng, điều kiện và hình thức cổ phần hóa.

a. Đối tƣợng cổ phần hóa:

- Công ty TNHH một thành viên do Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của TĐKT; TCT Nhà nƣớc (kể cả Ngân hàng Thƣơng mại Nhà nƣớc).

- Công ty TNHH một thành viên do Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ là DN thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ƣơng.

- Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nƣớc chƣa chuyển thành công ty TNHH một thành viên.

b. Điều kiện để thực hiện cổ phần hóa:

DNNN muốn CPH, phải đảm bảo cả hai điều kiện sau:” Không thuộc diện Nhà nƣớc cần nắm

giữ 100% vốn điều lệ. Danh mục doanh nghiệp nhà nƣớc thuộc diện Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định theo từng thời kỳ.

Còn vốn Nhà nƣớc sau khi đã xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp. Khi đã xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp mà giá trị thực tế doanh nghiệp thấp hơn các khoản phải trả, thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phƣơng án cổ phần hóa chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với công ty mua, bán nợ Việt Nam và các chủ nợ của doanh nghiệp cổ phần hóa xây dựng phƣơng án tái cơ cấu doanh nghiệp.

Giữ nguyên vốn Nhà nƣớc hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Bán một phần vốn Nhà nƣớc hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán một phần vốn Nhà nƣớc vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Bán toàn bộ vốn Nhà nƣớc hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn Nhà nƣớc vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

d. Đối tƣợng và điều kiện mua cổ phần: Nhà đầu tƣ trong nƣớc

đƣợc quyền mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nƣớc thực hiện cổ phần hóa với số lƣợng không hạn chế. Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nƣớc thực hiện cổ phần hóa theo quy định của pháp luật, đồng thời phải mở tài khoản tiền gửi tại một tổ chức đƣợc phép cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

Nhà đầu tƣ chiến lƣợc

là các nhà đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngồi có năng lực tài chính. Số lƣợng nhà đầu tƣ chiến lƣợc mua cổ phần tại mỗi doanh nghiệp nhà nƣớc thực hiện cổ phần hóa đƣợc xác định tối đa là 03 nhà đầu tƣ.

Tuy nhiên, quá trình CPH, chuyển đổi doanh nghiệp quốc doanh sang CTCP là một quá trình phức tạp. Hiện nay, các văn bản pháp luật về quá trình CPH doanh nghiệp quốc doanh yêu cầu các doanh nghiệp phải xử lý nhiều vấn đề trong khi thực hiện CPH hóa, cụ thể:

- Thực hiện “lành mạnh hóa” tình hình tài chính (tiến hành xử lý tài chính); - Xác định giá trị công ty theo giá thị trƣờng;

- Quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa1

2.3 Các vấn đề gây trở ngại trong q trình cổ phần hóa:

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, q trình CPH DNNN ở Việt Nam vẫn cịn nhiều hạn chế. Một vấn đề đáng lƣu ý là để đảm bảo và giảm áp lực về tiến độ thực hiện CPH các DNNN, có thể dẫn đến chất lƣợng quản trị doanh nghiệp lẫn tính minh bạch đều khơng đƣợc cải thiện. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, đó chỉ là thay đổi cơ chế huy động vốn chứ chƣa phải là cổ phần hóa thực sự; thậm chí có ngƣời cịn nói CPH nhƣ là “bình mới - rƣợu cũ”. Một cách tổng qt, q trình cổ phần hóa khơng đạt đƣợc mục tiêu có một số hạn chế chủ yếu sau:

(1) Tiến độ CPH DNNN vẫn cịn rất chậm

Cơ chế chính sách về CPH doanh nghiệp hiện hành chƣa đƣợc hoàn chỉnh. Trong thời gian tới, đối tƣợng thực hiện cổ phần hóa giai đoạn tiếp theo là các TĐKT, TCT Nhà nƣớc, cơng ty mẹ - con có qui mơ vốn lớn, tình hình tài chính phức tạp nên đã phát sinh một số khó khăn, vƣớng mắc trong q trình thực hiện cổ phần hóa.

Việc thực hiện nhiệm vụ của bộ, ngành cơ quan, tổng công ty, địa phƣơng liên quan đến cổ phần hóa các DNNN có qui mơ lớn chƣa đƣợc nhƣ mong muốn. Hiệu quả của CPH chƣa đƣợc đánh giá đầy đủ và kịp thời.

Các địa phƣơng cũng nhƣ các bộ, các ngành chƣa thực hiện công khai danh sách và tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp một cách đầy đủ, minh bạch và kịp thời. Công tác giám sát, kiểm tra chƣa tốt nên không thể kịp thời xử lý các vấn đề nảy sinh, bất cập phát sinh tại doanh nghiệp.

Chậm trễ trong cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan hay những “nút thắt” vƣớng mắc trong chính sách, qui định cũng là những rào cản đối với tiến độ cổ phần hóa.

Một số cán bộ chủ chốt tại DN vẫn còn tâm lý chần chừ, e ngại. Họ sợ có những bất lợi sau khi CPH nhƣ vị trí của mình sẽ ra sao. Điều này ảnh hƣởng kết quả cổ phần hóa.

(2) Chất lƣợng CPH chƣa đạt nhƣ mong muốn.

Cổ phần hóa khơng phải chỉ để chuyển DNNN thành CTCP, kết thúc ở đăng ký là CTCP, mà là một quá trình bao gồm cả thối vốn Nhà nƣớc, cải thiện quản trị CTCP. Tuy nhiên, về chất lƣợng CPH chƣa đảm bảo yêu cầu. Việc chuyển đổi thực sự từ phƣơng thức quản lý theo cơ chế doanh nghiệp quốc doanh sang CTCP theo KTTT cũng chƣa đạt u cầu. Bởi lẽ, trong q trình cổ phần hóa DNNN, có DNNN mới chỉ

bán đƣợc khoảng vài ba phần trăm cổ phần, nhƣ thế chƣa thể nói là đã thực sự đƣợc CPH.

Một trong những khó khăn là do thị trƣờng chứng khốn khơng thuận lợi. Nhu cầu của các nhà đầu tƣ khơng tăng. Trong khi đó cổ phần hóa với số lƣợng lớn, cung nhiều hơn cầu, nên không hấp thụ đƣợc. Cơng tác chuẩn bị cổ phần hóa chƣa tốt, nhất là về chọn cổ đông chiến lƣợc, chọn đƣợc tƣ vấn, xác định doanh nghiệp, tƣ vấn xây dựng cổ phần hố, xây dựng hình ảnh CTCP trong tƣơng lai, tính đúng tính đủ giá trị và bán cổ phần...

(3) Khó khăn trong việc thu hút đƣợc nhà đầu tƣ chiến lƣợc, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Một trong những nguyên nhân là tỷ lệ nắm giữ của Nhà nƣớc sau CPH cịn rất lớn, thậm chí đến 80% nên nhiều nhà đầu tƣ lo ngại bỏ tiền vào mà khơng có quyền gì cả. Vẫn cịn tƣ tƣởng ở một số Bộ muốn nắm giữ tỷ lệ lớn.

Ngoài ra, q trình cổ phần hóa doanh nghiệp chƣa thực sự công khai, minh bạch thông tin. Theo ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trƣởng Cục Tài chính doanh nghiệp: “Nếu thơng tin mù mờ thì nhà đầu tư khơng thể n tâm được”.

2.4 Các vấn đề phát sinh sau q trình cổ phần hóa (hậu cổ phần hóa)

Những phân tích trên cho thấy, mặc dù còn nhiều bất cập song các văn bản pháp luật hƣớng dẫn về các nội dung của CPH thƣờng xuyên đƣợc điều chỉnh, cập nhật nhằm phù hợp hơn với thực tế nhƣ phần trên mô tả. Tuy nhiên, các vấn đề phát sinh sau quá trình CPH (hậu CPH) dƣờng nhƣ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Thực tế cho thấy, quá trình CPH là một bƣớc ngoặt lớn đối với doanh nghiệp quốc doanh, vốn đã quen đƣợc nhà nƣớc quản lý, sang cơ chế thị trƣờng. Theo đó, hàng loạt khó khăn bất cập sau q trình cổ phần hóa phát sinh. Nếu không giải quyết một cách hiệu quả thì doanh nghiệp hậu CPH sẽ khó có thể tồn tại và phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trƣờng. Theo đó, dựa trên lƣợc khảo các nghiên cứu trƣớc (Trần Tiến Cƣờng, 2016; Dƣơng Văn Hòa, 2016; Dƣơng Đức Tâm, 2015, 2016) và quy định của luật doanh nghiệp cho thấy, các vấn đề chính phát sinh sau q trình CPH bao gồm:

2.4.1 Bộ máy tổ chức và phƣơng thức quản trị

Để CPH thật sự là một bƣớc ngoặt cho con đƣờng phát triển của doanh nghiệp, tự bản thân lãnh đạo doanh nghiệp phải chủ động thay đổi nhận thức. Theo đó, ban quản trị tiếp nhận những tƣ duy mới từ cổ đơng bên ngồi, lắng nghe và có trách

nhiệm giải trình cơng khai minh bạch trƣớc cổ đông. Từ đó, CPH mới thực sự trở thành động lực cho doanh nghiệp, góp phần làm giảm gánh nặng của NSNN phải bao cấp, bù lỗ hàng năm, xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp trƣớc khi CPH để lại, chấm dứt khuynh hƣớng thành lập doanh nghiệp quốc doanh một cách tràn lan, cụ thể:

Tổ chức bộ máy quản lý của CTCP:

Theo Luật DN quy định, cơ cấu tổ chức trong một CTCP gồm: Đại hội đồng cổ đông(ĐHĐCĐ),Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban kiểm soát (BKS) và Ban giám đốc công ty. Bộ máy tổ chức quản lý này xác định rõ ràng quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bộ phận trong CTCP để SXKD một cách hiệu quả. Một cách khái quát, cơ cấu tổ chức của một công ty cổ phần đƣợc mô tả một cách khái quát theo biểu đồ dƣới đây:

Biểu Đồ 1.1:Cơ cấu tổ chức của cơng ty cổ phần(CTCP)

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐƠNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

GIÁM ĐỐC CÁC PHĨ GIÁM ĐỐC PHỊNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHỊNG KẾ TỐN PHỊNG CƠNG NGHỆ PHỊNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NHÀ MÁY SẢN XUẤT 1 NHÀ MÁY SẢN XUẤT 2 NHÀ MÁY SẢN XUẤT 3

Nguồn: do tác giả tổng hợp

- Đại hội đồng cổ đơng: Đây là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của CTCP.

Đại hội đồng cổ đơng có quyền hạn và nhiệm vụ chính là: phê duyệt định hƣớng phát triển, thông qua các phƣơng án, nhiệm vụ SXKD; ra quyết định sửa đổi, bổ sung vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề phát sinh trong quá trình cổ phấn hóa và hậu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh đồng tháp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)