1.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Khái niệm về ngoại hối và các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ
Trong quá trình hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng, một hoạt động không thể thiếu đó chính là kinh doanh tiền tệ và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối. Trong đó khái niệm Ngoại hối (the foreign exchange) được hiểu gồm các phương tiện thanh toán được sử dụng trong thanh tốn quốc tế, trong đó phương tiện thanh tốn là những thứ có sẵn để chi trả, thanh tốn lẫn cho nhau.
Cịn ngoại tệ là đồng tiền nước ngồi bao gồm tiền giấy, kim loại, séc, tiền điện tử và các phương tiện khác được xem như tiền. Theo pháp lệnh Ngoại hối 28/2005/PL-UBTVQH11 và Nghị định 160/2016/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối thì đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực gọi chung là ngoại tệ. Nói một cách khác Ngoại tệ chính là đồng tiền của nước này đối với nước khác, nó có thể được chi trả trực tiếp hoặc thông qua đồng tiền thứ ba trong thanh tốn quốc tế. Cịn ngoại hối lại bao gồm cả ngoại tệ, các phương tiện thanh toán ghi bằng ngoại tệ có giá trị dùng chi trả trong thanh toán quốc như séc, thẻ thanh toán, hối phiếu nhận nợ, hối phiếu địi và các phương tiện thanh tốn khác.
Như vậy ngoại tệ là một loại ngoại hối nhưng do nó chiếm tỷ trọng lớn, nên hiện nay hầu hết mọi người đều thống nhất giữa khái niệm ngoại hối và ngoại tệ tuy nó chưa thể hiện đầy đủ ý nghĩa của ngoại hối nói chung.
Trong nội dung luận văn này, tác giả trình sẽ bày định nghĩa ngoại tệ theo nghĩa hẹp và thuật ngữ thị trường ngoại hối cũng sẽ được hiểu là thị trường ngoại tệ
với những nghiệp vụ phát sinh liên quan đến mua bán ngoại tệ để thu lợi nhuận được gọi chung là kinh doanh ngoại tệ.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của các hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động Kinh doanh ngoại tệ (KDNT) tại các ngân hàng cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Bởi hoạt động này liên quan đến hầu hết các nghiệp vụ khác của ngân hàng như xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại và dần buộc các doanh nghiệp và tổ chức phải thực hiện nghiệp vụ hối đối thơng qua hệ thống ngân hàng, nhằm sử dụng hoặc thanh tốn đồng tiền nước mình thành ngoại tệ khác hoặc ngược lại cho các mục đích sử dụng khác nhau.
Như vậy, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng chính là việc mua bán các loại ngoại tệ khác nhau giữa ngân hàng với khách hàng (cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng…) nhằm đảm bảo cân đối các nhu cầu về ngoại tệ của ngân hàng và đáp ứng các nhu cầu thanh tốn dành cho khách hàng. Thơng qua các chênh lệch về tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền cũng như các sản phẩm ưu đãi mà các ngân hàng triển khai, khách hàng có thể dễ dàng hơn trong việc sử dụng hoặc đầu tư nguồn vốn một cách hiệu quả, kịp thời. Đồng thời chính các ngân hàng thơng qua các hoạt động KDNT có thể tạo được lợi nhuận cho chính ngân hàng và giúp lưu thơng dịng chảy tiền tệ của nền kinh tế khi trở thành trung tâm giữa nguồn cung và cầu trong nền kinh tế thị trường.
Ngày nay hầu hết các Ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam đều có hoạt động kinh doanh ngoại tệ tuy nhiên ở các mức độ khác nhau tùy theo chiến lược hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng. Và thường phát sinh các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ như:
- Giao dịch ngoại tệ giao ngay (Spot)
- Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn (Forward).
- Giao dịch ngoại tệ hoán đổi (Swap)
Trong đó nghiệp vụ giao ngay được coi là nghiệp vụ sơ cấp (cơ sở), còn các nghiệp vụ như kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn được gọi là các nghiệp vụ phái sinh. Bên cạnh đó một số ngân hàng cịn triển khai các Giao dịch hốn đổi lãi suất (IRS) và Giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo (CCS) và rất nhiều sản phẩm phái sinh cũng như các hợp đồng tương lai vô cùng đa dạng nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu ngày một tăng của khách hàng.