Quản trị rủi ro thẻ ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương – chi nhánh lâm đồng (Trang 44)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

3.4. Quản trị rủi ro thẻ ngân hàng

Vì rủi ro là những điều khơng mong muốn nhưng phải chấp nhận trong kinh doanh nên bản chất của quản trị rủi ro là chúng ta đề ra các phương án phịng ngừa trong mọi tình huống để giảm bớt thiệt hại khi những rủi ro xảy ra. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu viết về quản trị rủi ro thẻ. Lê Hữu Nghị (2007) đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến rủi ro và giải pháp để hạn chế rủi ro trong dịch vụ thẻ, tuy nhiên tác giả chưa nêu ra được các bước trong q trình quản trị rủi ro thẻ, từ đó góp phần hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro thẻ một cách toàn diện. Quản trị rủi ro gian lận thẻ là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh thẻ nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM. Nội dung của quản trị rủi ro thẻ bao gồm: (i) Nhận diện rủi ro; (ii) Đánh giá rủi ro; (iii) Kiểm soát rủi ro; (iv) Tài trợ rủi ro.

3.4.1. Khái niệm nhận diện rủi ro

Là q trình xác định liện tục và có hệ thống các rủi ro và các bất định của một tổ chức. Các hoạt động nhận diện rủi ro nhằm phát hiện các thông tin về nguồn rủi ro, các yếu tố mạo hiểm và nguy cơ rủi ro. Trong đó nguồn rủi ro là các yếu tố góp phần mang lại kết quả tích cực hoặc tiêu cực, đó là các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội,… Đối với NHTM nhận diện rủi ro là bước đầu tiên quan trọng trong quá trình quản trị, bởi nếu quản trị rủi ro khơng tốt có thể dẫn tới kinh doanh thua lỗ thậm chí có thể dẫn đến phá sản Ngân hàng. Hà Thị Anh Đào (2009)

“ Giai đoạn nhận diện rủi ro chỉ là thu thập các dấu hiệu rủi ro để đưa ra cảnh báo mà chưa đặt nó trong mơi trường kinh tế, xã hội cụ thể để từ đó tìm ra ngun nhân, xu thế vận động, phát triển của nó”. Như vậy giai đoạn nhận diện rủi ro ban đầu gồm các bước : theo dõi, xem xét, nghiên cứu mơi trường và tồn bộ hoạt động của NHTM nhằm thống kê được tất cả các rủi ro đã, đang xảy ra và tìm ra nguyên nhân, xu hướng của chúng để đưa ra dự báo những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp. Các phương

pháp nhận diện rủi ro là: lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra, phân tích các báo cáo tài chính (đối với quản trị rủi ro tín dụng), thanh tra hiện trường và nghiên cứu tại chỗ, phân tích các hợp đồng,…

Quy trình nhận diện rủi ro thẻ sẽ trải qua 3 bước: Bước 1: Thu thập dữ liệu

Cơ sở dữ liệu đầy đủ, hoàn thiện là yếu tố quan trọng cho việc quản trị rủi ro thẻ tốt. Việc thu thập dữ liệu bao gồm dữ liệu về các thông tin cá nhân của khách hàng để phòng tránh trường hợp giả mạo hồ sơ để phát hành thẻ giả, dữ liệu về tần suất xảy ra rủi ro đối với mỗi trường hợp và cách xử lý để rút ra bài học kinh nghiệm cho những lần sau,…

Bước 2: Kiểm tra nội bộ và đưa ra cảnh báo

Sau khi thu thập dữ liệu cùng với các đợt kiểm tra nội bộ, bộ phận chuyên mơn phải tổng hợp và phân tích nguyên nhân của các dấu hiệu rủi ro để từ đó đưa ra các cảnh báo. Sau mỗi đợt kiểm tra Ngân hàng theo dõi và ghi nhận kết quả và giám sát việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị khắc phục sau kiểm tra để ghi nhận tác động của các biện pháp khắc phục rủi ro.

Bước 3: Rà soát sản phẩm mới

Ngân hàng tiến hành rà soát sản phẩm mới trước khi ban hành để kịp thời phát hiện các sai sót, tránh các kẽ hở để cán bộ có thể lợi dụng gây thiệt hại cho Ngân hàng. Các biện pháp được thực hiện như trước khi ban hành một quy trình, sản phẩm mới sẽ có một thời gian dự thảo để lấy ý kiến tham gia của các chi nhánh sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế, nếu sau khi ban hành vẫn thấy có điểm khơng phù hợp thì sẽ có quy trình mới sửa đổi thay thế.

Yêu cầu đối với giai đoạn nhận diện rủi ro:

Mỗi NHTM phải xây dựng và sử dụng công cụ báo cáo dấu hiệu rủi ro để xây dựng thư viện dấu hiệu rủi ro thuận tiện cho quá trình tác nghiệp hàng ngày của cán bộ làm sao để khi gặp tình huống cụ thể cán bộ xác định được đó là loại rủi ro nào và cách xử lý cụ thể. Đồng thời thuận tiện cho công tác quản trị rủi ro tại mỗi đơn vị. Đầu mối quản lý rủi ro của tồn hệ thống u cầu xây dựng chương trình báo cáo rủi ro thẻ hàng tháng, quý để tổng hợp, phân tích tình hình rủi ro chung

đồng thời đưa ra biện pháp quản trị rủi ro thích hợp. Trước khi một sản phẩm, quy trình mới liên quan đến thẻ ra đời các bộ phận liên quan rà soát, đánh giá sao cho sản phẩm, quy trình đó đảm bảo tính khả thi và hạn chế các lỗ hổng dễ dẫn đến rủi ro sau này.

3.4.2. Đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro là việc xây dụng nên mơ hình nhằm lượng hóa mức độ các rủi ro, xác suất xảy ra rủi ro đó, thiệt hại mang lại khi xảy ra rủi ro từ đó để xem khả năng chấp nhận rủi ro đó của Ngân hàng. Hà Thị Anh Đào (2009) cho rằng đánh giá mức độ rủi ro chỉ dựa trên mức độ nghiêm trọng của rủi ro mang lại mà không quan tâm đến tần suất xuất hiện của rủi ro đó. Một rủi ro gây hậu quả nghiêm trọng mang lại ảnh hưởng khơng nhỏ tới NHTM, nó làm giảm lợi nhuận, thậm chí phá sản Ngân hàng. Nhưng nếu một rủi ro mang lại hậu quả ít nghiêm trọng nhưng có tần suất xuất hiện thường xun cũng ảnh hưởng khơng nhỏ tới hình ảnh thương hiệu của Ngân hàng, nó làm giảm tính chun nghiệp của Ngân hàng trong mắt khách hàng. Như vậy để tìm ra giải pháp phịng ngừa và quản trị rủi ro hiệu quả các NHTM cần phải phân tích đánh giá rủi ro, tìm ra nguyên nhân và tác động lên các nguyên nhân đó rồi thay đổi chúng. Hiện nay tại các NHTM, một trong những cách phổ biến để tìm ra biện pháp phòng ngừa rủi ro là đi phân loại rủi ro trên hai khía cạnh đó là tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Trên cơ sở kết quả thu thập được lập ma trận đo lường rủi ro.

Bảng 3. 1. Ma trận giữa tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của rủi ro

Tần suất xuất hiện Mức độ nghiêm trọng Cao Thấp Cao I II Thấp III IV

Trong đó:

- Tần suất xuất hiện rủi ro là số lần xảy ra tổn thất trong 1 không gian xác định (tháng, quý, năm…)

- Mức độ nghiêm trọng : đo bằng các tổn thất mất mát, nguy hiểm. Qua hình ta thấy ơ I : tập trung các rủi ro có mức độ nghiêm trọng, tần suất xuất hiện cao ; ô II : là các rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao, tần suất xuất hiện thấp ; ô III : là các rủi ro có mức độ nghiêm trọng thấp nhưng tần suất xuất hiện cao ; ô IV : là các rủi ro có mức độ nghiêm trọng thấp, tần suất xuất hiện thấp. Để nhận diện rủi ro các NHTM cần sử dụng cả hai tiêu chí trên nhưng trong đó chú trọng vào tiêu chí mức độ nghiêm trọng vì nó đóng vai trị quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của mỗi NHTM. Do đó các NHTM nên tập trung quản trị rủi ro ở nhóm I, sau đó đến các nhóm II, III và IV. “

Có 2 phương pháp đánh giá rủi ro đó là phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Cụ thể,

- Phương pháp định tính : là việc phân tích, đánh giá mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu rủi ro đã được xác định có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng.

- Phương pháp định lượng : là việc đánh giá mức độ rủi ro bằng số liệu cụ thể, tổn thất của từng loại dấu hiệu rủi ro. Yêu cầu đối với giai đoạn đánh giá rủi ro : Sử dụng đồng thời cả 2 phương pháp định lượng và định tính trong đánh giá rủi ro để xác định mức độ nghiêm trọng và tần suất của rủi ro nhưng phương pháp định lượng được ưu tiên sử dụng hơn do có tính chính xác cao hơn. Chỉ sử dụng phương pháp 30 định tính khi khơng đánh giá được bằng phương pháp định lượng (ví dụ: rủi ro phát hành thẻ giả )

3.4.3. Kiểm soát rủi ro

Các phương pháp kiểm soát rủi ro thường được sử dụng phổ biến gồm: Ngăn ngừa rủi ro; né tránh; giảm thiểu tổn thất; đa dạng hóa sản phẩm nhằm phân tán rủi ro.

- Ngăn ngừa rủi ro: Chương trình ngăn ngừa rủi ro tìm cách giảm bớt số lượng các rủi ro xảy ra hay loại bỏ chúng hoàn toàn.

- Né tránh rủi ro: Là chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra hay loại bỏ những nguyên nhân gây rủi ro.

- Giảm thiểu tổn thất: Chủ động đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa tổn thất thiệt hại khi rủi ro xảy ra

- Đa dạng hóa sản phẩm nhằm phân tán rủi ro: Đây là nỗ lực của tổ chức làm giảm sự tác động của tổn thất lên toàn bộ ngân hàng. Kỹ thuật này thường sử dụng cho rủi ro suy đoán, đặc biệt là đầu tư chứng khoán. Yêu cầu trong q trình kiểm sốt rủi ro: Xây dựng các biện pháp phịng ngừa, giảm nhẹ rủi ro thơng qua các báo cáo hàng ngày Cơ quan quản lý rủi ro đầu mối tăng cường giám sát đôn đốc các đơn vị trong việc phòng ngừa rủi ro. Xây dựng chiến lược kinh doanh thẻ đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ trong đó có dịch vụ mũi nhọn nhưng khơng phụ thuộc vào nó để khi rủi ro xảy ra khơng phải dùng q nhiều nguồn dự phịng để khắc phục.

Kết luận chương 3

Chương 3 mô tả về cơ sở lý thuyết đối với rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng. Thơng qua tìm hiểu các nghiên cứu trong và ngồi nước, Chương 3 đã mô tả những rủi ro trong cung ứng, sử dụng thẻ ngân hàng gồm rủi ro vĩ mơ (rủi ro xuất phát từ nền kinh tế, chính sách pháp lý và hạ tầng cơng nghệ) và rủi ro vi mơ (rủi ro xuất phát từ quy trình cung ứng, sử dụng thẻ); đồng thời cũng nêu bật được một số hậu quả do rủi ro thẻ gây ra đối với nền kinh tế, đối với bản thân ngân hàng và đối với khách hàng, làm rõ nét hơn tính cấp thiết của quản trị rủi ro kinh doanh thẻ trong hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, Chương 3 cũng đưa ra những cơ sở lý thuyết để quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng làm cơ sở để phân tích trong phần thực trạng về hoạt động kinh doanh thẻ tại Vietcombank CN Lâm Đồng về sau.

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG RỦI RO KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM– CN LÂM ĐỒNG 4.1. Thực trạng hoạt động cung ứng, sử dụng thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng

4.1.1. Giới thiệu sản phẩm thẻ tại Vietcombank Lâm Đồng

Với vị thế tiên phong về việc triển khai các loại thẻ ngân hàng ở Việt Nam, Vietcombank đang cung cấp đa dạng các loại thẻ từ thẻ ghi nợ đến thẻ tín dụng với nhiều thương hiệu thẻ trong nước cũng như quốc tế.

Ngân hàng Vietcombank từng được Bộ sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là “Ngân hàng có sản phẩm thẻ đa dạng nhất Việt Nam”. Hiện nay, Vietcombank là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam chấp nhận thanh toán 5 loại thẻ phổ biến trên thế giới bao gồm Visa, Mastercard, JCB, American Express và UnionPay, bao gồm cả thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng quốc tế.

Các loại thẻ ghi nợ nội địa ngân hàng Vietcombank:

Thẻ ghi nợ nội địa cho phép chủ thẻ có thể giao dịch tại các điểm chấp nhận thẻ cũng như hưởng một số tiện ích của các đơn vị liên kết trong nước. Hiện nay, các loại thẻ ghi nợ ngân hàng Vietcombank đang được phát hành bao gồm:

Thẻ Vietcombank Connect24

Thẻ đồng thương hiệu Vietcombank - Co.opmart Thẻ đồng thương hiệu Vietcombank – AEON

Các loại thẻ quốc tế ngân hàng Vietcombank

Thẻ ghi nợ quốc tế cũng đóng góp số lượng khơng nhỏ vào các loại thẻ ngân hàng Vietcombank với số lượng lên tới 6 thẻ bao gồm:

Thẻ Vietcombank Visa Platinum

Thẻ Vietcombank Cashback Plus American Express Thẻ Vietcombank Mastercard

Thẻ Vietcombank Connect24 Visa Thẻ Vietcombank Unionpay

Thẻ đồng thương hiệu Saigon Centre - Takashimaya - Vietcombank Visa

Các loại thẻ tín dụng quốc tế ngân hàng Vietcombank

Thẻ tín dụng Vietcombank cũng đa dạng với hầu hết các thương hiệu thẻ phổ biến như Mastercard, JCB, Visa, American Express,…, bao gồm:

Thẻ Vietcombank Vietnam Airlines Platinum American Express Thẻ Amex Bông sen vàng

Thẻ Vietcombank Visa Platinum

Thẻ đồng thương hiệu Vietcombank Diamond Plaza Visa Thẻ đồng thương hiệu Vietcombank - Vietravel Visa

4.1.2. Thực trạng hoạt động cung ứng, sử dụng thẻ tại Vietcombank Lâm Đồng

Cũng như các chi nhánh khác trong cùng hệ thống, với định hướng mở rộng phát triển thẻ thanh toán trong những năm qua, Vietcombank CN Lâm Đồng cũng đã chú trọng đầu tư phát triển từ khâu cung ứng, đến sử dụng thẻ tại chi nhánh mình.Trong giai đoạn vừa qua, số lượng thẻ phát hành đã có những bước phát triển mạnh mẽ như mơ tả theo hình dưới đây

(Đơn vị: thẻ)

(Nguồn: Báo cáo hoạt động Vietcombank)

Qua hình 4.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng về số lượng thẻ phát hành tại Vietcombank CN Lâm Đồng trong giai đoạn 2015 – 2018 là khá đều.

Bảng 4. 1. Số lượng từng loại thẻ phát hành tại Vietcombank Lâm Đồng Loại thẻ Tăng trưởng

2015/2016

Tăng trưởng 2016/2017

Tăng trưởng 2017/2018

Thẻ ghi nợ nội địa 24,82% 36,05% 33.33% Thẻ ghi nợ quốc tế 38,67% 55,94% 15.74% Thẻ tín dụng 24,68% 40,95% 18.01%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động Vietcombank)

Điều này chứng tỏ sản phẩm thẻ của Vietcombank tạo được uy tín, chất lượng và được nhiều người tiêu dùng chọn lựa. Những năm qua, với việc liên kết với Visa, thẻ ghi nợ quốc tế của Vietcombank đã có rất nhiều chương trình khuyến mãi chất lượng dành cho khách hàng và cũng là loại thẻ có độ bảo mật tốt với tiêu chuẩn PCI-DSS và cơng nghệ 3D-Secure được tích hợp trong thẻ. Hiện nay, thơng thường Vietcombank Lâm đồng khi phát hành mở tài khoản cá nhân cho các khách hàng vay thường kèm thêm phát hành thẻ ghi nợ cho khách hàng nhằm bán chéo sản phẩm, gia tăng tiện ích cho khách hàng. Điều này một phần cũng làm tăng lượng thẻ được phát hành.

Thực trạng hiện nay, thẻ ghi nợ nội địa là sản phẩm được tập trung phát triển cho các khu công nghiệp, hướng tới đối tượng lao động thấp và công nhân lao động. Những người này chỉ có nhu cầu rút tiền mặt và nhận lương qua tài khoản nên những chiếc thẻ ghi nợ nội địa với thiết kế tối giản với công nghệ dải băng từ (vốn là công nghệ kém bảo mật nhất) để tiết kiệm chi phí cho khách hàng sử dụng.

Hiện nay, số lượng thẻ tín dụng tại Vietcombank Lâm Đồng cũng không phát hành nhiều và đa phần trong số này là thẻ tín dụng quốc tế (thẻ của Visa, Amex hay MasterCard phát hành). Với lợi thế phát triển về mạng lưới POS tại các điểm chấp nhận thẻ, thẻ tín dụng quốc tế đã và đang mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng với nhiều chương trình ưu đãi, chiết khấu hấp dẫn cũng đang kích thích nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng từ người dân. Cuối năm 2018, số lượng POS do Vietcombank

đang lắp đặt trên khu vực là 232 điểm chấp nhận thẻ và 32 cây ATM. Con số này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương – chi nhánh lâm đồng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)