Nguồn nhân lực liên quan đến giao nhận vận tải và logistics

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ logistics tại công ty TNHH TM và DV hà thanh sơn (Trang 53 - 55)

3.2 Tổng quan về logistics tại TPHCM hiện nay

3.2.3 Nguồn nhân lực liên quan đến giao nhận vận tải và logistics

Như chúng ta đã biết, nguồn nhân lực là tài sản quý giá và quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có đội ngũ nhân lực có kiến thức chun mơn cao, giàu kinh nghiệm, giỏi ngoại ngữ, khả năng giao tiếp tốt sẽ góp phần không nhỏ cho sự tồn tại phát triển và hội nhập của doanh nghiệp.

Các hình thức đào tạo trong các doanh nghiệp logistics Việt Nam như bảng 3.3.

Bảng 3.3: Các hình thức đào tạo trong các doanh nghiệp logistics Việt Nam

Hình thức đào tạo Tỷ lệ (%)

Đào tạo qua công việc 63.76

Gửi tham gia các khóa đào tạo trong nước 20.91

Thuê chuyên gia đến đào tạo 6.96

Gửi tham gia các khóa đào tạo nước ngồi 5.23

Hình thức khác 3.14

Nguồn: Đặng Đình Đào và cộng sự, 2015

Có thể nói một cách chính xác là hiện nay nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho ngành logistics đang thiếu trầm trọng cả về chất lẫn về lượng. Hầu hết nhân sự trong ngành logistics đa số được chuyển từ các công ty vận tải biển và giao nhận sang, được sử dụng theo kiểu biết đâu làm đó. Sự đào tạo chính quy từ các trường

đại học cũng như các khoá đào tạo nghiệp vụ chưa đầy đủ và phổ biến. Kiến thức đào tạo đi sau thế giới khá xa. Nhân viên trong ngành logistics hiện nay còn yếu về trình độ ngoại ngữ, tin học cùng các kỹ năng nghề nghiệp. Chương trình đào tạo tương đối lạc hậu, việc giảng dạy theo nghiệp vụ giao nhận truyền thống là chủ yếu. Đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành vẫn còn tồn tại phong cách quản lý cũ, chưa chuyển biến kịp để thích ứng với mơi trường mới, thích sử dụng kinh nghiệm hơn là áp dụng khoa học quản trị hiện đại. Đội ngũ nhân viên phục vụ phần lớn tốt nghiệp đại học nhưng khơng chun, cịn đội ngũ nhân cơng lao động trực tiếp nói chung có trình độ học vấn chưa cao, chủ yếu làm bốc xếp, kiểm đếm ở các kho bãi, lái xe vận tải, chưa được đào tạo tác phong công nghiệp, sử dụng sức lực nhiều hơn là bằng phương tiện máy móc. Chính sự yếu kém này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ logistics cũng như sự phát triển của ngành logistics nói chung.

Đa số doanh nghiệp hoạt động có vốn chỉ từ 1 – 1, 5 tỉ đồng. Thực tế này khiến các doanh nghiệp logistics chủ yếu làm đại lý cho các công ty lớn xuyên quốc gia của nước ngồi và tham gia từng cơng đoạn của quá trình hoạt động logistics. Đa phần các doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hóa tại TP.HCM chỉ mới tập trung vào khai thác những mảng nhỏ trong tồn bộ chuỗi q trình cung ứng mà chủ yếu tập trung vào công đoạn giao nhận vận tải. Đây là hình thức khá đơn giản, các cơng ty giao nhận đóng vai trị là người bn cước sỉ sau đó bán lại cho người mua cước lẻ thông qua các hãng vận tải biển cũng như hàng không. Thông qua các hãng vận tải biển, hàng sau khi được gom thành những container hàng đầy sẽ được vận chuyển đến quốc gia của người nhận. Thơng qua các đại lý ở nước ngồi sẽ làm thủ tục hải quan, dỡ hàng và giao cho người mua. Phần lớn các doanh nghiệp của chúng ta mới chỉ đóng vai trị là những người cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các công ty logistics nước ngoài như đảm nhận việc khai báo hải quan, cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi,… Nhìn chung, rất ít doanh nghiệp đủ sức đảm nhận tất cả các qui trình trong tồn bộ chuỗi cung ứng.

Quy mô các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn TP.HCM đa số nhỏ và kinh doanh manh mún. Ngoại trừ những doanh nghiệp logistics lớn của Việt Nam như Sotrans, Vietrans, Gemadept,... với số vốn xấp xỉ 1 triệu USD, số còn lại đa phần có vốn đăng ký kinh doanh dưới 1,5 tỷ đồng, thậm chí có doanh nghiệp chỉ đăng ký vốn kinh doanh từ 300 - 500 triệu đồng. Chính vì vậy nguồn lợi hàng tỷ đơ từ kinh doanh loại hình dịch vụ này đang chạy vào túi các nhà đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp TP.HCM mới chỉ chiếm một phần rất nhỏ của thị trường dịch vụ logistics nước nhà. Với qui mô nhỏ nguồn vốn hạn hẹp nên đa phần các doanh nghiệp trong nước không thể đảm nhận tồn bộ chu trình khép kín từ việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát hàng hoá đến nơi tiêu thụ cuối cùng. Do vậy, các thương vụ lớn đều rơi luôn rơi vào các doanh nghiệp nước ngoài như APL, NYK, Maersk Logistics,.... Cụ thể, Unilever Việt Nam chọn Linfox (Úc), hệ thống bán lẻ Kmart chọn APL Logistics hay Adidas chọn APL Logistics,...

Qui mơ cịn thể hiện ở số nhân viên của công ty. Nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tại TP.HCM chỉ có từ 3-5 nhân viên, kể cả người phụ trách. Doanh nghiệp chỉ đáp ứng được một công việc đơn giản của khách hàng. Cũng vì vốn và nhân lực ít nên việc tổ chức bộ máy của các doanh nghiệp rất đơn giản, tính chuyên sâu của các doanh nghiệp gần như khơng có.

Thêm một thực tế nữa là hầu hết các doanh nghiệp logistics chưa có văn phịng đại diện tại nước ngoài trong khi xu thế hiện nay là logistics toàn cầu. Hơn thế nữa, tính hiệp hội, đoàn kết của các doanh nghiệp logistics TP.HCM còn rời rạc, thiếu hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, cạnh tranh không lành mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ logistics tại công ty TNHH TM và DV hà thanh sơn (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)