Các yếu tố xã hội dân sự giúp nhận diện cảnh báo cho NTD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về bảo vệ người tiêu dùng trong giải quyết tranh chấp (Trang 31 - 34)

TỪ KHÓA : NTD; HBVNTD; kiện tập thể; VICOPRO

6. Cấu trúc của luận văn

1.4. NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN, KHÁC BIỆT GIỮA BẢO VỆ NTD SO VỚ

1.4.2. Các yếu tố xã hội dân sự giúp nhận diện cảnh báo cho NTD

Khác với các định chế xã hội chính trị, hệ thống các định chế xã hội dân sự chủ yếu gắn liền với đời sống hàng ngày của nhân dân, mặc dù khơng thể hồn tồn tách rời các quan hệ xã hội-chính trị. Hệ thống này bao gồm các phương thức quan hệ và các thiết chế xã hội phi nhà nước tương ứng, mà phổ biến nhất là các định chế sau:

Định chế xã hội dân sự về kinh tế bao gồm toàn bộ các tổ chức kinh tế hoặc có liên quan đến kinh tế được hình thành trong đời sống xã hội cùng với hệ thống các chế định xã hội tương ứng. Sự phát triển của hệ thống các chế định xã hội này trong tiến trình lịch sử ln phản ánh thể chế kinh tế - xã hội và trình độ phát triển của bản thân nền kinh tế. Đó là q trình phát triển lịch sử từ chế định công hữu giản đơn thời

công xã nguyên thuỷ đến các chế định bất bình đẳng dựa trên chế độ tư hữu, rồi cuối cùng dẫn đến sự ra đời tất yếu của chế định cơng bằng và bình đẳng trên cơ sở chế độ cơng hữu tự giác trong hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Tương ứng với lịch sử phát triển của các chế định ấy, các tổ chức kinh tế cũng ngày càng phát triển, hoàn thiện - từ hợp tác giản đơn đến một hệ thống tổ chức kinh tế mang tính tồn cầu hố cực kỳ phức tạp. Xã hội dân sự ra đời là tất yếu từ nền kinh tế thị trường và xã hội có nhà nước. Xã hội dân sự là tổ chức tự nguyện do dân lập ra để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trước sự xâm lấn của thị trường, cá lớn nuốt cá bé, và trước sự lạm quyền của thương nhân trong đàm phán, ký kết hợp đồng. Như vậy nó là tổ chức phi kinh tế và phi nhà nước. Xã hội dân sự như vậy là tất yếu và tồn tại hợp pháp, nghĩa là chính đáng và được nhà nước chấp nhận, hoạt động theo luật pháp mang tính chất tự nguyện, tự do, tự chủ, bình đẳng như một chủ thể có quyền trong xã hội, quyền của nhân dân, sau khi đã ủy quyền một phần quyền lực vào (cho) cơ quan nhà nước. Trước đây, cũng như khái niệm nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, khái niệm xã hội dân sự vốn là sản phẩm của văn minh nhân loại nhưng thể hiện rõ trong xã hội tư sản nên ta coi như của tư sản nên không sử dụng là sai lầm.

Xã hội dân sự không chỉ là về mặt môi trường tự nhiên hay các điều kiện phát triển phồn thịnh về kinh tế, cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật hiện đại, tiện lợi mà điều không kém quan trọng, thậm chí rất quan trọng là mơi trường xã hội, môi trường nhân văn là nhu cầu của con người phát triển, yếu tố cho thấy chế độ quản lý, lãnh đạo thật sự dân chủ, minh bạch, cơng khai, bình đẳng, giúp thương nhân nhìn ra các khuyết tật của sản phẩm thông qua các tổ chức xã hội dân sự này.

Phải chăng nhóm tiêu chí mơi trường xã hội, mơi trường sống chỉ là các tiêu chí: cơng ăn việc làm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giảm nghèo, thu thập ý kiến người dân, cung cấp thông tin và thu thập thông tin từ người dân về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, chỉ số người dân hài lịng sản phẩm hoặc dịch vụ. Chúng tơi nghĩ rằng, tiêu chí về quản lý tạo mơi trường cho người dân là một nhóm vừa thuộc điều kiện để sống tốt vừa thơng qua đó thể hiện một xã hội, một cuộc sống văn minh và bền vững khi người dân được sử dụng những sản phẩm hoặc dịch vụ tốt nhất thể hiện sự tơn trọng của thương nhân, được hài lịng về chế độ bảo hành và thông tin các yếu

tố bất lợi cho NTD (cố nhiên có tính tương đối biện chứng). Nói cách khác xã hội dân sự mà ở đó có một phương diện giúp người dân gắn kết lại với nhau, là một xã hội phát triển nhanh, biến đổi nhanh, nhưng là xã hội kỷ cương và dân chủ, năng động, tự quản và tự do cao. Đó cũng là một xã hội dân trí cao nhưng khơng đồng đều, có thể bổ khuyết cho nhau.

Tuy nhiên, bên cạnh những tổ chức xã hội dân sự thì hội BVNTD thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi NTD vẫn cịn có những hạn chế nhất định như: nhận thức của cộng đồng về BVQLNTD tuy đã được nâng lên nhưng chỉ dừng ở việc nhận biết các quy định pháp luật; các chương trình, hoạt động BVQLNTD đã có nhưng chưa có sự liên kết, tính hệ thống và lan tỏa trong phạm vi cả nước; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với nhau, giữa cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức xã hội dân sự BVQLNTD chưa được thường xuyên và chặt chẽ, chưa có một cơ chế kết nối các tổ chức xã hội dân sự là các tổ chức khoa học kỹ thuật với tổ chức xã hội dân sự là hội BVNTD để khẳng định BVQLNTD là trách nhiệm của toàn xã hội, từ đó nâng cao trách nhiệm, khuyến khích sự hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước xem việc này như việc nâng tầm một thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế, các tổ chức xã hội tham gia BVQLNTD , các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi của NTD.

Trong điều kiện hệ thống chính trị do một Đảng duy nhất lãnh đạo và đóng vai trị hạt nhân, dễ xảy ra nguy cơ đội ngũ cầm quyền sẽ xa dân, quan liêu, lạm quyền,… Vì vậy, các tổ chức xã hội dân sự là những thể chế thích hợp để vừa đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, vừa tránh được mọi nguy cơ nói trên, tức là thực hiện sự giám sát và phản biện xã hội đối với Đảng và Nhà nước. Với ý nghĩa đó, các tổ chức xã hội dân sự khơng chỉ có chức năng tập hợp, động viên quần chúng, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, hội viên, mà cịn có chức năng thực hành dân chủ, giám sát, phản biện xã hội nhằm bảo đảm cho sự lãnh đạo và điều hành đất nước tránh được những sai lầm, khuyết điểm do tình trạng quan liêu, chủ quan duy ý chí gây nên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về bảo vệ người tiêu dùng trong giải quyết tranh chấp (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)