Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàngTMCP ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 60 - 61)

4.1 Phân tích mơi trường kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

4.1.2 Môi trường vi mô

4.1.2.1 Đối thủ cạnh tranh

Các ngân hàng nước ngoài hoạt động lĩnh vực ngân hàng bán lẻ tại thành phố Cần Thơ ngày càng nhiều, đặc biệt khi Việt Nam sắp thực hiện cam kết khi gia nhập WTO là thực hiện bỏ hồn tồn các bảo hộ về tài chính và ngân hàng. Hiện tại, các ngân hàng nước ngồi có mặt tại Việt Nam nói chung và có hoạt động tại địa bàn thành phố Cần Thơ nói riêng đều là những ngân hàng lớn có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ như HSBC, ANZ,....Nhờ ưu thế về nguồn lực tài chính, kinh nghiệm quản lý và cơng nghệ, các ngân hàng nước ngoài đã triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại qua internet hoặc điện thoại di động như cho vay, gửi tiết kiệm, trả nợ và lãi vay, thanh toán các dịch vụ tiện ích (điện thoại, điện, nước, vé máy bay...), các sản phẩm chuyên về mua bán bất động sản, bảo hiểm,... Đối tượng khách hàng cá nhân mà các ngân hàng này hướng tới là những khách hàng có thu nhập cao.

Các ngân hàng thương mại trong nước cũng đang phát triển mạnh mẽ hoạt động ngân hàng bán lẻ thông qua mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng cường marketing,...Tuy nhiên, hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại trong nước vẫn còn nhiều hạn chế như chưa có sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ đặc trưng, dịch vụ chưa phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng, công nghệ mặc dù được cập nhật thường xun nhưng trình độ cán bộ cơng nghệ thơng tin vẫn chưa bắt kịp được cơng nghệ cao. Vì thế cơng nghệ dịch vụ ngân hàng bán lẻ chưa phát triển đồng bộ, chưa khai thác hết được cơng năng của cơng nghệ hiện có.

4.1.2.2 Hoạt động huy động vốn

Mặc dù, được hỗ trợ tích cực từ Vietcombank về nguồn vốn hoạt động. Tuy nhiên nguồn vốn huy động tại địa bàn chính là hoạt động đầu vào chủ yếu của Vietcombank Cần Thơ và các ngân hàng tại địa bàn. Trong những năm qua, hoạt động huy động vốn của Vietcombank Cần Thơ phát triển khá tích cực, mỗi năm tăng bình quân từ 10% đến 15% (bảng 3.2). Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn của Vietcombank Cần Thơ và các ngân hàng thương mại khác tại địa bàn có sự cạnh tranh khá gay gắt. Các ngân hàng huy động vốn dân cư với lãi suất cạnh tranh bằng nhiều

hình thức như khuyến mãi, dự thưởng, q tặng,....Càng có nhiều ngân hàng thì sự lựa chọn của người dân càng tăng. Họ thường rút tiết kiệm ở những ngân hàng có lãi suất thấp và đem gửi ngân hàng khác có lãi suất cao hơn hoặc được chăm sóc tốt hơn do đó làm thị trường vốn ngày càng nóng và áp lực lãi suất huy động lên cao. Với tình hình khó khăn như hiện nay, Vietcombank Cần Thơ đã có những chính sách huy động từ các tổ chức kinh tế, dân cư quyết liệt, nhưng lãi suất vẫn không thể cạnh tranh với các ngân hàng cổ phần khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàngTMCP ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)