Khái niệm nhà lãnh đạo và nhà quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình năng lực để hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty CPĐT xuân cầu tây ninh, giai đoạn 2019 2021 (Trang 30 - 34)

7. Cấu trúc luận văn

1.3 Khái niệm nhà lãnh đạo và nhà quản lý

- Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu chung của tổ chức, mang tính chất định hướng mục tiêu.

- Quản lý là quá trình xác lập và điều khiển các nguồn lực để đạt được những mục tiêu chung của tổ chức, mang tính chất thực thi mục tiêu.

Bảng 1.3 – Phân biệt nhà lãnh đạo và nhà quản lý:

Nhà lãnh đạo Nhà quản lý

Công việc

- Tạo ra sự thay đổi; - Tập trung định hướng mọi người; - Có tầm nhìn tổng quan; - Mong muốn đạt những thành tựu; - Chấp nhận rủi ro. - Duy trì tốt sự ổn định; - Tập trung quản lý công việc;

- Luôn đề ra những nhiệm vụ nhất định;

- Mong muốn tạo ra kết quả;

- Giảm thiểu rủi ro.

Cách tiếp cận vấn đề

- Kêu gọi quyết định từ mọi người và lắng nghe chúng;

- Nhà lãnh đạo điều cần nhất chính là thấu hiểu để tạo niềm tin cho mọi người, chắc chắn phải công bằng, biết tiếp nhận, đánh giá và có cái nhìn tổng quan.

- Đưa ra quyết định và lập kế hoạch chi tiết để giải quyết vấn đề đó;

- Nhà quản lý với tính chất cơng việc chi tiết lại cần có sự kiên định, nhanh chóng đưa ra giải pháp và các nhiệm vụ để xử lý vấn đề.

Luật lệ

- Nhìn luật kệ bằng cái nhìn tổng quan, luôn biết cách cải thiện chúng tốt hơn.

- Nhìn luật lệ bằng cái nhìn tỉ mỉ lại biết giữ nguyên tắc và thực hiện đúng những luật lệ đã đưa ra.

Quyền lực

- Nhà lãnh đạo sử dụng quyền lực từ sức ảnh hưởng của cá nhân.

- Một nhà lãnh đạo giỏi ln ln có rất nhiều người sẵn sàng theo mình. - Nhà quản lý sử dụng quyền lực từ vị trí của mình. - Nhà quản lý có quyền phân bổ, giao việc, đưa ra các nhiệm vụ và yêu cầu công việc cho người khác với vai trò quản lý nhân viên cấp dưới của họ.

Thành công - khi biết khích lệ người khác làm tốt hơn.

- khi có thể đảm bảo người khác hồn thành được cơng việc.

nhìn xa và vĩ mơ. Ngược lại nhà quản lý thích hành động, đặt mục tiêu ngắn hạn với các nhiệm vụ chi tiết, vi mô.

- Người lãnh đạo là người làm việc đúng, bắt kịp với sự thay đổi. Ngược lại nhà quản lý là người làm đúng việc, ứng phó với mọi vấn đề phức tạp nảy sinh.

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

 Khái niệm về cán bộ quản lý:

Cán bộ quản lý là những người làm việc trong một tổ chức, là người thực hiện các chức năng quản lý nhẳm đạt được những mục tiêu của tổ chức với kết quả và hiểu quả cao. Cán bộ quản lý là người chịu trách nhiệm quản lý một tổ chức, một bộ phận phòng ban trong tổ chức đó. Họ chịu trách nhiệm tổ chức, phân cơng, phối hợp các hoạt động của nguồn nhân lực nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Do đó họ là người chỉ đạo, chịu trách nhiệm chung về kết quả hoạt động của tổ chức, nên địi hỏi họ cần phải có năng lực chun mơn, năng lực quản lý và các hành vi phù hợp với yêu cầu của vị trí phân cơng được giao.

- Theo cách tiếp cận quá trình, cán bộ quản lý là những người hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát hoạt động trong tổ chức nhằm đại được mục tiêu chung của tổ chức đó.

- Theo các tiếp cận tác nghiệp, cán bộ quản lý là những người được phân cơng vị trí chức vụ cụ thể, nhất định trong tổ chức, điều hành công việc của bộ phận, tất cả nhân sự dưới quyền và chịu trách nhiệm cho kết quả hồn thành cơng việc của họ.

Như vậy, cán bộ quản lý của tổ chức là chủ thể trong hệ thống quản lý, là người đưa ra các quyết định trong tổ chức đó. Họ bao gồm tất cả các cá nhân thực hiện chức năng quản lý và hoạt động trong tổ chức. Họ có thể là Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng/Phó các phịng ban, bộ phận chun mơn trong tổ chức.

 Cán bộ quản lý cấp cao: là những người chịu trách nhiệm ra những quyết định chiến lược hoặc có những ảnh hưởng lớn tới những quyết định chiến lược của tổ chức. Họ là những người chịu trách nhiệm toàn bộ đối với hoạt động cũa tổ chức, doanh nghiệp đó.

Nhà quản trị cấp cao là những người giữ chức vụ, vị trí hàng đầu và cao nhất trong tổ chức. Họ đưa ra các chỉ dẫn, phương hướng mang tính chiến lược trong sự cân nhắc các nguồn lực của tổ chức, cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên trong lẫn bên ngoài của tổ chức, lĩnh vực kinh doanh đó. Họ cần có khả năng nhận thức, phán đốn để xử lý được lượng thông tin lớn từ môi trường bên trong và bên ngoài của tổ chức.

Nhà quản trị cấp cao thường là các chức danh sau: Chủ tịch/Phó chủ tịch Hội đồng quản trị, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc/Phó tổng giám đốc của tổ chức, doanh nghiệp nào đó.

 Cán bộ quản lý cấp trung: là những người điều hành việc thực hiện các quyết định, các chính sách của nhà quản trị cấp cao. Thiết lập mối quan hệ giữa những yêu cầu, đòi hỏi của tổ chức, của nhà quản trị cấp cao với năng lực của nguồn nhân lực trong tổ chức.

Cán bộ quản lý cấp trung hoạt động chức năng dưới các nhà quản trị cấp cao và trên các cán bộ quản lý cấp cơ sở. Họ là những người chịu trách nhiệm lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các kế hoạch đó để hồn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của phịng ban, bộ phận của mình. Họ có trách nhiệm và quyền phân cơng cơng việc và giám sát toàn bộ cán bộ, nhân viên cấp dưới để hoàn thành nhiệm vụ được giao; kết nối và tham mưu cho nhà quản trị cấp cao trong lĩnh vực được phân công.

Cán bộ quản lý cấp trung thường là những người phụ trách các phòng ban, bộ phận trong tổ chức như: Giám đốc/Phó giám đốc, Trưởng/Phó các phịng ban/bộ phận.

 Cán bộ quản lý cấp cơ sở/cấp thấp: là những người chịu trách nhiệm về công việc của các nhân viên trực tiếp lao động. Họ chỉ đạo, điều hành, giám sát và kiểm tra trực tiếp hoạt động của người lao động.

Cán bộ quản lý cấp cơ sở trực tiếp theo dõi, giám sát và kiểm tra công việc của những nhân việc thực hiện và đảm bảo công việc được thực hiện theo kế hoạch đã được đề ra. Họ thường là người tham gia trực tiếp các hoạt động tác nghiệp như các nhân viên lao động dưới quyền, thậm chí họ có khả năng thực hiện cơng việc chun mơn đó tốt nhất mà những nhân viên thực hiện bên dưới phải làm.

Cán bộ quản lý cấp cơ sở trong tổ chức là những chức danh như: Đội trưởng, Giám sát, Quản đốc, Trưởng cửa hàng/quầy,…

Trên đây là cơ sở định nghĩa nhân sự quản lý cấp trung tại Công ty CPĐT Xuân Cầu Tây Ninh. Chi tiết về nhân sự quản lý cấp trung của cơng ty được trình bày cụ thể trong mục 2.1 chương 2 của luận văn này, được tóm tắt trong Bảng 2.1.4 – Qui mô nhân sự quản lý cấp trung năm 2018.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình năng lực để hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty CPĐT xuân cầu tây ninh, giai đoạn 2019 2021 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)