Thất thu thuế TNCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng cổ phần tại tỉnh đồng tháp (Trang 26)

5. Bố cục của đề tài

1.4. Thất thu thuế TNCN

1.4.1. Khái niệm thất thu thuế TNCN

Thất thu thuế TNCN là một hiện tượng thực tế khách quan vốn có của bất kỳ hệ thống thuế khố nào. Nó phản ánh hai mặt của một vấn đề: lợi ích của Nhà nước và lợi ích của DN (hay lợi ích cá nhân). Trên thực tế thì hai lợi ích này thường mâu thuẫn nhau, Nhà nước ln có khuynh hướng tăng nguồn thu từ thuế, trong khi đó DN (cá nhân) luôn mong muốn giảm số thuế phải nộp càng nhiều càng tốt. Nói cách khác, ở đâu có thuế thì ở đó có thất thu. Thất thu thuế biểu hiện, diễn biến rất đa

dạng và phức tạp, tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội của một quốc gia, song có thể khái qt hố thành hai dạng: thất thu thực tế và thất thu tiềm năng.

Thất thu thuế thực tế có nghĩa là có nhiều khoản thu được quy định rõ ràng trong các luật thuế, song do nhiều nguyên nhân số tiền đó khơng được tập trung vào ngân sách đúng quy định.

Thất thu thuế tiềm năng bao hàm cả trường hợp “lách thuế” có nguyên nhân từ kẽ hở của luật pháp hoặc sự bng lỏng quản lý, có nghĩa là thực tế có nhiều nguồn

thu cần thiết phải động viên vào ngân sách nhưng lại không thu được, vì chưa có quy định của luật pháp.

Hành vi không tuân thủ thuế bao gồm tránh thuế (avoidance) và trốn thuế (evasion).

Tránh thuế là khai thác hợp pháp các cơ chế thuế để giảm thiểu khoản thuế

phải nộp bằng các phương tiện trong khuôn khổ pháp luật và khai báo các thông tin trọn vẹn cho cơ quan thuế.

Trốn thuế là hành vi cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn trả hoặc được

miễn giảm.

Những hành vi này bao gồm việc tạo ra các giao dịch giả tạo để trốn thuế, tìm kiếm mọi kẽ hở hợp pháp để giảm thuế, dùng những thủ đoạn và chống chế ở

mọi lúc để trì hỗn và để giảm số tiền thuế phải nộp.

1.4.2. Nguyên nhân thất thu thuế TNCN

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất thu trong lĩnh vực này, đó là: người nộp thuế lợi dụng kẽ hở của pháp luật về thuế TNCN để tìm cách khai gian lận thuế, trốn thuế, chấp hành pháp luật thuế chưa nghiêm còn để nợ thuế dây dưa kéo dài, phổ biến.

Tính tự do chuyển nhượng cổ phần cũng có ngoại lệ, đó là đối với cổ phần

phổ thông của cổ đông sáng lập và cổ phần ưu đãi biểu quyết trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Khoản 3 Điều 119 Luật Doanh nghiệp năm 2014). Bao gồm:

Thứ nhất, đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập: Theo Khoản 3

Điều 119 Luật Doanh nghiệp năm 2015 thì: “Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày

công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đơng sáng lập có

quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thơng của mình cho cổ đơng sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thơng của mình cho người khơng phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông”. Tuy nhiên,

chuyển nhượng này mà chỉ có “số cổ phần đăng ký tại thời điểm đăng ký doanh

nghiệp lần đầu và đã góp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp” mới bị hạn chế chuyển nhượng theo Khoản 3 Điều 119. Hạn chế chuyển nhượng đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập sẽ được bãi bỏ sau thời hạn 3 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sở dĩ, pháp luật quy định như vậy, một mặt là nhằm ràng buộc và đề cao trách nhiệm của cổ đông sáng lập trong giai đoạn đầu thành lập cơng ty; mặt khác có tác dụng ngăn chặn tình trạng các sáng lập viên thành lập cơng ty nhằm mục đích nào đó như để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người góp vốn, hoặc để có nhân thân tốt chẳng hạn...) và khi đạt được mục đích của mình, họ bán cổ phần của mình và bỏ mặc số phận của cơng ty cũng như các cổ đơng góp vốn khác.

Thứ hai, đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết: Theo Khoản 3 Điều 116 Luật

Doanh nghiệp năm 2014: “Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác”.

Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ

phần đó cho người khác; nghĩa là tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông

sáng lập không được chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết mà mình nắm giữ cho người khác. Tuy nhiên, sau thời hạn 3 năm, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ

đông sáng lập chuyển thành cổ phần phổ thơng; cịn cổ phần ưu đãi biểu quyết của

tổ chức được Chính phủ ủy quyền thì Luật Doanh nghiệp năm 2014 chưa có một

quy định rõ ràng tương ứng.

Đối với các cổ phần ưu đãi biểu quyết, trong mọi trường hợp, các cổ đông sở

hữu các cổ phần đó khơng được phép chuyển nhượng cho người khác. Đây là quy

định tối bắt buộc. Tuy nhiên, thực tiễn đặt ra trường hợp đặc biệt, khi một cổ đơng

có quyền ưu đãi biểu quyết chết thì số cổ phần ưu đãi đó sẽ được giải quyết như thế nào? Để đảm bảo quyền lợi và lợi ích của chính các cổ đơng này, Điều lệ công ty

nên quy định cụ thể những trường hợp đặc biệt, ví dụ để lại thừa kế cho người khác. Trong những trường hợp đặc biệt như vậy, cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ có thể

nghĩa là khi một cổ đơng có quyền ưu đãi biểu quyết chết thì họ chỉ có thể để lại cho người thừa kế giá trị vật chất của các cổ phần mà họ sở hữu chứ không phải là giá trị pháp lý của những cổ phần đó.

Ngồi ra khó khăn nhất trong quyết tốn thuế thu nhập cá nhân hiện nay là

đối với những cá nhân có thu nhập từ nhiều nơi khác nhau, các cá nhân hành nghề

tự do, các cá nhân hoạt động tại các ban quản lý dự án… kê khai thuế chưa đầy đủ các khoản thu nhập chịu thuế. Bên cạnh đó nhận thức về nghĩa vụ của tổ chức chi trả thu nhập trong việc khấu trừ thuế, nộp thuế thay cho người lao động chưa cao.

Về chính sách pháp luật của Nhà nước: Luật thuế TNCN, Luật Quản lý thuế thay đổi liên tục làm cho việc nắm bắt chính sách của người nộp thuế cịn nhiều hạn chế.

Về vấn đề thanh toán qua ngân hàng: Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang chuyển đổi từ hình thức thanh tốn bằng tiền mặt bằng thanh tốn qua ngân hàng nên cịn nhiều hạn chế trong việc quản lý thu nhập của cá nhân.

Việc bố trí bộ máy quản lý thuế tại cơ quan thuế cịn nhiều bất cập, việc phân cơng nhiệm vụ của các bộ phận còn chồng chéo, gây ảnh hưởng đến hoạt động kiểm sốt thuế TNCN.

Cơng chức thuế mặc dù đã được đào tạo bồi dưỡng kiến thức thường xuyên, tuy nhiên trình độ chưa đồng đều, chưa đáp ứng yêu cầu.

Trang thiết bị phục vụ cho quản lý thuế cịn thiếu, các ứng dụng cơng nghệ phục vụ lưu trữ dữ liệu về thuế TNCN chưa hoàn thiện.

Đại bộ phận người dân nhận thức về thuế còn chưa cao, chưa hiểu rõ bản

chất tốt đẹp của thuế TNCN, tình trạng trốn thuế, gian lận về thuế còn khá phổ biến dẫn đến thất thu cho NSNN.

Tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp số thu về thuế TNCN có xu hướng tăng qua

từng năm, nếu năm 2014 chiếm 1,5% tổng số thu ngân sách Nhà nước (NSNN) thì

đến năm 2016 chiếm tỷ trọng khoảng 8% trong tổng thu NSNN. Có thể thấy, đây là

một tỷ lệ khá thấp trong khi tiềm năng của nguồn thu này tại là đáng kể.

Đây là một nội dung quan trọng của công tác quản lý thuế. Thanh tra thuế được thực hiện bởi cơ quan thanh tra chuyên ngành thuế. Đối tượng thanh tra thuế

là các tổ chức kinh tế và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân cho Nhà nước và bao gồm cả các đơn vị thuộc ngành thuế. Mục tiêu thanh tra thuế là phát hiện và xử lý các trường hợp sai trái nhằm giảm bớt những tổn thất cho Nhà nước và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Đồng thời cũng qua q trình thanh

tra, cơ quan thuế có thể phát hiện những thiếu sót, bất cập trong văn bản pháp luật thuế và quá trình tổ chức thực hiện, từ đó tìm ra những hướng giải quyết nhằm hồn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân. Thanh tra thuế được thực hiện dưới các hình thức và phương pháp khác nhau.

Hình thức thanh tra :

- Các hình thức thanh tra xét theo thời gian tiến hành thanh tra:

+ Hình thức thanh tra thường xuyên được thực hiện mang tính định kỳ, khơng phụ thuộc vào việc có xảy ra vụ việc hay khơng trong các đối tượng nộp thuế và các cơ quan quản lý thuế.

+ Thanh tra đột xuất là hình thức thanh tra mang tính bất thường và đối tượng thanh tra khơng được biết trước. Hình thức này được tiến hành khi có những vụ việc xảy ra từ phía các đối tượng nộp thuế hoặc trong các cơ quan thuế để có biện pháp xử lý.

+ Kiểm sốt thơng qua hoạt động kiểm tra, thanh tra NNT:

Căn cứ vào chức năng nghiệm vụ, các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình về công tác quản lý, cơ quan thuế thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế của NNT, các tổ chức chi trả thu nhập.

Quy trình thể hiện bằng hình 01 như sau:

Hình 01. Sơ đồ Quy trình kiểm sốt thuế TNCN

Kết quả thanh tra về thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn góp, chuyển nhượng cổ phần từ năm 2014 đến 2018 (xem bảng 1.1)

Bảng 1.1. Kết quả thanh tra về thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn góp, chuyển nhượng cổ phần từ năm 2014 đến 2018

Stt Số đơn vị kiểm tra Năm thực hiện Số thuế nộp vào NSNN (triệu đồng) 1 03 2014 270 2 07 2015 550 3 09 2016 700 4 12 2017 900 5 20 2018 1.370

Phòng thanh tra, kiểm tra thuộc Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp căn cứ vào Quyết

định của Cục Thuế về việc phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế từ năm 2014 đến năm 2018 đã thực hiện thanh tra, kiểm tra về thuế TNCN từ chuyển nhượng

vốn góp, chuyển nhượng cổ phần. Số tiền thuế truy thu và tiền chậm có chiều hướng tăng lên qua các năm (bảng 1.1) như sau:

Năm 2014 thanh kiểm tra 03 doanh nghiệp, tổng số tiền thuế truy thu, tiền phạt và tiền chậm nộp thu vào NSNN là 270 triệu đồng.

Năm 2015 thanh kiểm tra 07 doanh nghiệp, tổng số tiền thuế truy thu, tiền phạt và tiền chậm nộp thu vào NSNN là 550 triệu đồng, cao hơn năm 2014 là 280 triệu đồng, tăng 103% so năm 2014.

Năm 2016 thanh kiểm tra 09 doanh nghiệp, tổng số tiền thuế truy thu, tiền phạt và tiền chậm nộp thu vào NSNN là 700 triệu đồng, cao hơn năm 2015 là 150 triệu đồng, tăng 27,2% so năm 2015.

Năm 2017 thanh kiểm tra 12 doanh nghiệp, tổng số tiền thuế truy thu, tiền phạt và tiền chậm nộp thu vào NSNN là 900 triệu đồng, cao hơn năm 2016 là 200 triệu đồng, tăng 28,5% so năm 2016.

Năm 2018 thanh kiểm tra 20 doanh nghiệp, tổng số tiền thuế truy thu, tiền phạt và tiền chậm nộp thu vào NSNN là 1.370 triệu đồng, cao hơn năm 2017 là 470 triệu đồng, tăng 52,2% so năm 2017.

Nhìn chung cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế ln được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Cục Thuế. Các phòng Thanh tra, Kiểm tra thuế, Chi cục Thuế có nhiều nỗ lực cố gắng triển khai thực hiện đạt chỉ tiêu được giao. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế ln thực hiện đúng theo quy trình, tập

trung tại các doanh nghiệp khi phân tích có rủi ro cao, gian lận về thuế, từ đó kết quả qua thanh tra, kiểm tra đã xử lý truy thu và phạt thuế đạt kết quả tốt.

1.5. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Các nghiên cứu trước đây về thuế thu nhập cá nhân có liên quan mà tác giả được biết:

1.5.1. Nghiên cứu của Nguyễn Bá Hưng (2011) được thực hiện tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với đề tài: “Giải pháp gia tăng nguồn thu thuế TNCN tại Bà Rịa – Vũng Tàu”

Đề tài trình bày một số mơ hình lý thuyết để vận dụng làm cơ sở xây dựng

các nhân tố và phân tích các nhân tố làm ảnh hưởng đến nguồn thu thuế TNCN.

Trong đó mơ hình PEST trong nghiên cứu mơi trường vĩ mơ gồm các yếu tố chính

đó là: Thể chế - pháp luật, Kinh tế, Văn hóa xã hội, Cơng nghệ và Hội nhập kết hợp

với phỏng vấn chuyên gia để xây dựng các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu thuế TNCN và các thang đo để khảo sát. Đề tài cũng đã đưa ra mơ hình lý thuyết và các giả thuyết biểu diễn sự cảm nhận của NNT về các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu thuế TNCN, sử dụng thang đo SERVQUAL đã hiệu chỉnh và phân tích nhân tố EFA (Explorator Factor Analysis), kết quả kiểm định hồi quy bội tại mức ý nghĩa 95% cho thấy có 6 tác động đến nguồn thu thuế TNCN là: GDP và thu nhập dân

chúng; Lạm phát; Thất nghiệp; Luật thuế TNCN và Luật khác; Tâm lý NNT; Cơ chế và năng lực quản lý. Và xác định được mức độ tác động của các nhân tố đến

nguồn thu thuế TNCN.

Đề tài đã phân tích và đánh giá thực trạng nguồn thu thuế TNCN trong thời

gian từ năm 1998 đến năm 2009, những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại cần sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn bằng cách vận dụng các mơ hình lý thuyết và khảo sát ý kiến của các chuyên gia, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn về chun mơn. Từ đó đề tài nghiên cứu đã xây dựng mơ hình

nghiên cứu với các nhân tố ảnh hưởng được kiểm định bằng mơ hình lý thuyết và

các giả thuyết để xác định các nhân tố chính và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố

đến nguồn thu thuế TNCN. Nghiên cứu cũng đã đề xuất các giải pháp khuyến nghị

cần thiết cho từng nhóm nhân tố ảnh hưởng để nâng cao nguồn thu thuế TNCN

trong thời gian tới.

Tuy nhiên do hạn chế về thời gian nghiên cứu và Luật thuế TNCN mới đi

để đánh giá hết tác động của thuế và phân tích sâu về các nhân tố ảnh hưởng đến

nguồn thu thuế TNCN.

1.5.2. Nghiên cứu của Thái Thanh Tùng (2011) được thực hiện tại Thành

phố Hồ Chí Minh với đề tài: “Hồn thiện cơng tác khai thác nguồn thu thuế

TNCN tại Việt Nam”

Đề tài trình bày một số mơ hình lý thuyết về thuế TNCN, sử dụng mơ hình

PEST – tác giả Michael Porter - nghiên cứu môi trường vĩ mô gồm các yếu tố chính

đó là: Thể chế - pháp luật, Văn hóa xã hội, Cơng nghệ thơng tin, Kinh tế được vận

dụng làm cơ sở xây dựng các yếu tố và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế TNCN gồm: Tuyên truyền Pháp luật thuế TNCN và ý thức chấp hành của NNT; Mức giảm trừ thuế TNCN; Thủ tục kê khai nộp thuế; Tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp và tăng thu nhập NNT; Cơ sở vật chất trang thiết bị. Xây dựng mơ hình ảnh hưởng các yếu tố vĩ mô đến tăng nguồn thu thuế TNCN, tiến hành kiểm định mơ

hình giả thuyết đã xây dựng và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng nguồn thu tại Việt Nam.

Từ kết quả kiểm định mơ hình giả thuyết cho thấy các yếu tố phân tích có sự tác động của các yếu tố vĩ mô lên nguồn thu thuế TNCN và yếu tố Văn hóa – xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng cổ phần tại tỉnh đồng tháp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)