GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc sở hữu đến đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 42)

Chương 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

3.3.1. Các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Có một sự ảnh hưởng theo hướng tích cực của Sở hữu nhà nước và tỷ lệ địn bẩy tài chính của các NHTM Việt Nam.

Do đề tài được xây dựng dựa trên mơ hình nghiên cứu của Qigui Liu và các cộng sự, vì vậy tác giả đặt ra giả thuyết là sở hữu nhà nước có ảnh hưởng tích cực đến địn bẩy tài chính. Hơn nữa, khi cơ cấu nguồn vốn các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng có sự xuất hiện của yếu tố nhà nước, các ngân hàng sẽ tận dụng lợi thế của mình để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay từ bên ngoài hơn. Đặc biệt ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại Việt Nam có sự sở hữu của nhà nước thường là những ngân hàng lớn, là nơi uy tín để người dân gửi tiền. Vì vậy những ngân hàng này thường dễ dàng huy động nguồn vốn hơn các ngân hàng thương mại khác.

Giả thuyết 2: Tài sản thế chấp có mối quan hệ cùng chiều với địn bẩy tài chính. Theo lý thuyết về trật tự phân hạng, khi tài sản thế chấp tăng sẽ làm tăng uy tín của ngân hàng trên thị trường, người gửi tiền sẽ tin tưởng vào ngân hàng hơn vì vậy ngân hàng có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay từ người gửi tiền cũng như các nhà đâu tư hơn.

Giả thuyết 3: Khả năng tăng trưởng của ngân hàng TMCP có mối quan hệ nghịch biến với địn bẩy tài chính.

Lý thuyết về chi phí đại diện cho rằng các cổ đơng trong doanh nghiệp thường có xu hướng tranh giành lợi ích từ các chủ nợ. Khi một doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng tài sản cao hàm ý rằng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang khả quan và vì vậy các cổ đơng khơng muốn chia sẻ lợi ích với các chủ nợ. Cũng vì lý do này, doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng sẽ ưu tiên sử dụng các nguồn lực nội bộ có sẵn là lợi nhuận không chia (hay lợi nhuận giữ lại) để tiếp tục đầu tư cho các hoạt động của mình sau đó mới đến các khoản nợ và chứng khoán khi cần thiết. Kết quả là các ngân hàng có khả năng tăng trưởng cao sẽ sử dụng ít nợ.

Giả thuyết 4: Quy mơ ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với địn bẩy tài chính.

vậy làm tăng khả năng sử dụng nợ. Kết quả nghiên cứu của Do Xuan Quang&Wu Zhong-Xin (2013) đối với các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam từ năm 2009- 2012 cũng cho kết quả quy mơ doanh nghiệp tác động tích cực đến địn bẩy tài chính.

Giải thuyết 5: Lợi nhuận tác động ngược chiều lên địn bẩy tài chính.

Một trong những yếu tố quan trọng giúp cho ngân hàng thanh toán các khoản nợ chính là lợi nhuận hay nói cách khác là khả năng sinh lời. Theo lý thuyết trật tự phân hạng, nhà quản trị bao giờ cũng có nhiều thơng tin về giá trị doanh nghiệp hơn các nhà đầu tư bên ngồi, do vậy mà chi phí huy động vốn bên ngồi sẽ cao. Vì vậy nhà quản trị sẽ ưu tiên sử dụng vốn tự có (lợi nhuận giữ lại) hơn là huy động từ bên ngoài. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng cao, ngân hàng càng có xu hướng sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho các hoạt động của mình hơn là huy động vốn vay từ bên ngoài.

Giả thuyết 6: Thuế thu nhập doanh nghiệp có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ địn bẩy tài chính.

Tại mỗi doanh nghiệp nói chung và mỗi ngân hàng nói riêng, việc duy trì một tỷ lệ địn bẩy cao giúp cho ngân hàng tạo ra lá chắn thuế, và kết quả là ngân hàng giảm được thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Midiglinani và Miller (1963) xem đó là lý do tại sao doanh nghiệp, hay ngân hàng thường sử dụng nhiều nợ để gia tăng giá trị của mình. Khi thuế thu nhập của doanh nghiệp tăng, hàm ý rằng doanh nghiệp hoạt động có lãi mà theo như lý thuyết trật tự phân hạng, doanh nghiệp sẽ ưu tiên sử dụng vốn tự có hơn là đi vay bên ngồi và vì vậy tác động tiêu cực lên địn bẩy tài chính.

Giả thuyết 7: Tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) không tham gia vào ban điều hành với địn bẩy tài chính của các NHTM Việt Nam.

Theo lý thuyết đại diện, một hội đồng quản trị với đa số thành viên không tham gia vào ban điều hành sẽ là HĐQT hiệu quả. Từ đó, tạo ra kết quả hoạt động tốt hơn do có sự giám sát và quản lý độc lập, khách quan của nhà quản lý, giảm đốc điều

hành. Việc kiêm nhiệm của thành viên Hội đồng quản trị trong điều hành sẽ dẫn đến khơng có sự khách quan trong giám sát các nhà quản lý hoặc giám đốc điều hành. Tỷ lệ thành viên HĐQT khơng tham gia điều hành cao thì khả năng giám sát độc lập cao hơn cho các khoản vay, do đó phần nào ảnh hưởng đến các quyết định về tỷ lệ nợ ít hơn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Giả thuyết 8: Cổ phiếu được kiểm sốt bởi các cổ đơng lớn nhất có mối tương quan âm với địn bẩy tài chính.

Cổ đơng là chủ sở hữu của doanh nghiệp và mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cổ đông nào cũng được tham gia điều hành cơng ty, mà lợi ích của tất cả các chủ sở hữu công ty phụ thuộc vào khả năng điều hành của một nhóm các cổ đơng trong Hội đồng Quản trị (HĐQT), là cổ đơng lớn, có hiểu biết về hoạt động kinh doanh của công ty hoặc Ban giám đốc (có thể là cổ đơng trong doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê từ bên ngoài). Nghiên cứu mối quan hệ giữa địn bẩy tài chính và cơ cấu sở hữu vào năm 2011 của Qigui Liu và các cộng sự cũng đã thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa cổ phiểu được kiểm soát bởi các cổ đơng lớn nhất và địn bẩy tài chính.

3.3.2. Kỳ vọng dấu tương quan

Biến Mô tả Kỳ vọng

Sở hữu nhà nước STATE

Nhận giá trị là 1 nếu Ngân hàng có sự sở hữu Nhà nước trên 50%, và các giá trị là 0 cho các ngân hàng

còn lại + Tài sản thế chấp COLL TM+TGNHNN+TGTCTD+CKLD+CCPS+CKĐT+GV+ĐT+TSCĐ 𝑇𝑇𝑆 + Tăng trương GROW (TTSt − TTS(t − 1)) Tổng tài sản - Quy mô

Lợi nhuận PROF

Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản -

Thuế TAX

Tổng thuế đã nộp của ngân hàng

Tổng tài sản -

NED Số thành viên HĐQT không tham gia điều hành

Tổng số thành viên HĐQT -

LARGEST Cổ phiếu được kiểm sốt bởi các cổ đơng lớn nhất

Tổng số cổ phần -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc sở hữu đến đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)