Tổ chức công tác đánh giá thực hiện công việc trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Nâng cao chất lượng Nhà quản trị cấp trung tại Tổng công ty May 10 (Trang 36 - 43)

(Nguồn: Mai Thanh Lan, Nguyễn Thị Minh Nhàn (2016), Giáo trình Quản trị nhân lực căn bản, NXB Thống kê, Tr.214)

Đánh giá thực hiện công việc được hiểu là q trình thu nhận và xử lý thơng tin về quá trình và kết quả thực hiện công việc của nhân lực trong tổ chức/ doanh nghiệp để đưa ra những nhận định chính xác về mức độ hồn thành cơng việc của nhân lực đối với một tổ chức/ doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.

Đánh giá năng lực NQT cấp trung hay còn gọi là đánh giá hiệu quả làm việc của NQT cấp trung là quy trình đã được chuẩn hóa để thu thập thơng tin từ các cấp bậc quản lý về hành động và ứng xử trong chuyên môn nghiệp vụ của NQT cấp trung. Thông qua kết quả thực hiện công việc, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ thu thập được các thông tin về sự cố gắng của từng cá nhân và tập thể trong thực hiện công việc khả năng và sở trường của mỗi cá nhân, những nguyên nhân dẫn đến việc khơng thực hiện được một số tiêu chí đánh giá, những cản trở đối với vị trí được đánh giá trong q trình thực hiện cơng việc. Từ đó lãnh đạo doanh nghiệp có cơ sở ban hành các quyết định đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng NQT cấp trung tại doanh nghiệp mình như làm cơ sở để trả thù lao và đánh giá thi đua; thuyên chuyển, đề bạt, nâng lương trước thời hạn đối với NQT cấp trung có thành tích cao trong cơng việc; đào tạo lại hoặc đào tạo nâng cao đối với NQT cấp trug chưa đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện cơng việc; thơng qua các chính sách tạo động lực như: chính sách thù lao, phúc lợi, thăng tiến... để nâng cao hiệu quả thực hiện công việc; cải thiện đièu kiện, môi trường làm việc thông qua các thông tin về nguyên nhân gây ra sự thiếu hiệu quả và những cản trở trong thực hiện công việc của mỗi vị trí NQT cấp trung.

1.4.1.3. Trình độ cơng nghệ của doanh nghiệp

Những doanh nghiệp phát triển nhanh hoặc có mục tiêu phát triển đều phải cần đào tạo và tuyển dụng nhân viên. Doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới địi hỏi phải đào tạo để nhân viên có thể nắm bắt được các kỹ năng mới. Doanh nghiệp luôn đổi mới cần thực hiện biện pháp đổi mới trong quản lý và cần đào tạo nhân viên. Khoa học công nghệ càng tiến bộ thì khoảng cách từ khoa học cơng nghệ đến sản xuất càng rút ngắn, sản xuất kinh doanh liên tục thay đổi, cơ cấu kinh tế của doanh nghiệp cũng thay đổi theo. Sự phát triển không ngừng và những tiến bộ khoa học kỹ

thuật đã cho ra đời những cơng nghệ hiện đại mà nó địi hỏi nhân sự nói chung và đội ngũ NQT cấp trung nói riêng, có chất lượng cao mới đáp ứng được. Việc đáp ứng cơng nghệ mới cho phép doanh nghiệp lựa chọn chính sách sử dụng nhiều hay ít lao động và địi hỏi những điều kiện nhất định về lao động. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quy mơ mà cịn ảnh hưởng đến chất lượng NQT cấp trung trong doanh nghiệp.

1.4.1.4. Hoạt động phân tích cơng việc của doanh nghiệp

Phân tích cơng việc là q trình nghiên cứu nội dung cơng việc nhằm xác định điều kiện tiến hành, các nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn khi thực hiện công việc và các phẩm chất, kỹ năng nhân viên cần thiết phải có để thực hiện cơng việc. Đây là quá trình xác định trách nhiệm, nhiệm vụ liên quan đến công việc và các kỹ năng kiến thức cần có để thực hiện tốt cơng việc. Đây cũng là quá trình xác định sự khác biệt của một công việc này với công việc khác. Khơng biết phân tích cơng việc, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ không thể tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận cơ cấu trong doanh nghiệp; không thể đánh giá đựơc chính xác u cầu của các cơng việc đó, do đó, khơng thể trả lương, kích thích họ kịp thời, chính xác. Doanh nghiệp mới được thành lập và chương trình phân tích được thực hiện đầu tiên

1.4.1.5. Năng lực bộ phận nhân sự của doanh nghiệp

Phịng nhân sự có nhiệm vụ đề ra các cơ chế chính sách cho từng bộ phận trong doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi phịng nhân sự ngồi trình độ chun mơn phải có tầm nhìn xa, trơng rộng để có thể đưa ra các cơ chế chính sách phù hợp cho từng vị trí của NQT cấp trung. Thực tiễn trong cuộc sống ln thay đổi, phịng nhân sự phải thường xuyên quan tâm đến việc tạo bầu khơng khí thân mật, cởi mở trong doanh nghiệp, phải làm cho mỗi NQT cấp trung tự hào về doanh nghiệp, có tinh thần trách nhiệm với cơng việc của mình. Ngồi ra phịng nhân sự phải biết khéo léo kết hợp hai mặt của doanh nghiệp, một mặt nó là một tổ chức tạo ra lợi nhuận mặt khác nó là một cộng đồng đảm bảo đời sống cho các NQT cấp trung trong doanh nghiệp, tạo ra các cơ hội cần thiết để mỗi người nếu tích cực làm việc thì đều có cơ hội tiến thân và thành cơng. Phịng nhân sự phải thu thập xử lý thơng tin một

cách khách quan, tránh tình trạng bất cơng vơ lý gây nên sự hoang mang và thù ghét trong nội bộ doanh nghiệp. Để làm được điều này phải nghiên cứu nắm vững quản trị nhân sự vì quản trị nhân sự giúp cán bộ phịng nhân sự được cách tiếp cận NQT cấp trung, biết lắng nghe ý kiến của họ, tìm ra được tiếng nói chung với họ.

1.4.2. Nhóm nhân tố thuộc về mơi trường bên ngồi doanh nghiệp

1.4.2.1. Chính sách pháp luật của Nhà nước

Hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp chịu trách nhiệm trực tiếp bởi yếu tố pháp luật, chính trị. Hệ thống luật pháp buộc các doanh nghiệp ngày càng phải quan tâm đến quyền lợi của nhân viên và môi trường sinh thái. Các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình cần phải tn thủ và tơn trọng các quy định pháp luật trong nước và quốc tế. Đặc biệt là các chính sách của nhà nước để bảo vệ NLĐ như: chế độ lương, thưởng, bảo hiểm, phúc lợi xã hội...

Việc xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật về kinh tế (các văn bản luật và dưới luật, các quy định, quy chế, quy chuẩn, điều lệ,...) vừa đồng bộ, đầy đủ về số lượng, vừa bảo đảm về chất lượng và có tính khả thi cao là địi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường, đồng thời cũng là sự mong chờ của doanh nghiệp. Cùng với đó là các chính sách, quy định luật pháp để khuyến khích việc nâng cao chất lượng NQT cấp trung nói riêng để phục vụ nền kinh tế quốc gia trong nhiều lĩnh vực.

1.4.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

Những diễn biến của mơi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và thách thức đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau và có ảnh hưởng tiềm tàng đến việc nâng cao chất lượng NQT cấp trung. Các yếu tố đó như thu nhập của các tầng lớp dân cư, giá cả, lạm phát, lãi suất, sức mua của đồng tiền, quan hệ cung cầu về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cá nhân, mức sống và tích lũy của các tầng lớp dân cư... Các yếu tố này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng nhà quản tri cấp trung trong doanh nghiệp. Trong giai đoạn kinh tế suy thoái hoặc kinh tế bất ổn có chiều hướng đi xuống, doanh nghiệp một mặt vẫn phải duy trì đội ngũ NQT cấp trung hiện có, mặt khác phải giảm chi phí đào tạo tuyển dụng, doanh nghiệp phải giảm giờ làm, cho toàn bộ CBCNV nghỉ tạm hoặc nghỉ hẳn. Ngược lại, khi kinh tế phát triển và

có chiều hướng ổn định doanh nghiệp lại có nhu cầu phát triển các vị trí nhân sự mới để mở rộng sản xuất, tăng cường đào tạo huấn luyện nâng cao chất lượng NQT cấp trung. Việc mở rộng sản xuất này đòi hỏi doanh nghiệp phải tuyển thêm các vị trí quản lý nói chung và vị trí NQT cấp trung nói riêng là những người có trình độ, địi hỏi phải tăng lương để thu hút nhân tài, tăng phúc lợi, và cải thiện điều kiện làm việc.

1.4.2.3. Đối thủ cạnh tranh

Một doanh nghiệp có đội ngũ NQT cấp trung – đội ngũ trực tiếp hướng dẫn quản lý đội ngũ công nhân viên đông đảo – mà chất lượng năng lực cao, sẽ có được lợi thế cạnh tranh cực mạnh đối với các doanh nghiệp đối thủ trong ngành cũng như trên thị trường. Việc tuyển dụng ban đầu và đào tạo sau khi tuyển dụng, bố trí sử dụng NQT cấp trung ln được ban lãnh đạo doanh nghiệp chú trọng ưu tiên. Các doanh nghiệp hiện nay càng tập trung vào việc làm thế nào để doanh nghiệp mình phát triển đội ngũ này có khả năng cao hơn so với doanh nghiệp đối thủ khác. Đây là vấn đề sống còn trong kinh doanh bởi các cá nhân NQT cấp trung có năng lực sẽ giải quyết và nắm bắt tình huống nhanh hơn là một yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi có sự cạnh tranh trên thị trường, tùy vào mức độ khốc liệt hay không mà doanh nghiệp sẽ đưa ra các chiến lược để đầu tư cho việc nâng cao chất NQT cấp trung. Sự cạnh tranh càng cao, địi hỏi doanh nghiệp cần có một đội ngũ nhân lực nói chung, đội ngũ NQT cấp trung nói riêng, đủ về số lượng, về chất lượng, về khả năng hồn thành chỉ tiêu cơng việc, có kỹ năng tốt để giải quyết cơng việc nhanh chóng. Cho nên, việc nâng cao chất lượng NQT cấp trung cả về số lượng và chất lượng cần được chú trọng khi mức cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao.

1.4.2.4. Yêu cầu của khách hàng (nhãn hàng)

Khách hàng là mục tiêu của mọi doanh nghiệp. Khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp là một phần của mơi trường bên ngồi. Doanh số là một yếu tố quan trọng đối với sự sống còn của một doanh nghiệp. Do đó, các cấp lãnh đạo quản lý trong doanh nghiệp phải bảo đảm rằng đội ngũ các NQT cấp trung chỉ đạo sát sao nhân viên của mình sản xuất ra các mặt hàng phù hợp với

nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Chất lượng của hàng hóa hoặc dịch vụ rất quan trọng đối với khách hàng. Do đó, NQT cấp trung phải làm cho nhân viên của mình hiểu được rằng khơng có khách hàng là khơng cịn doanh nghiệp, và họ khơng cịn có cơ hội được làm việc nữa. Muốn cho công nhân viên cấp dưới ý thức được các điều đó, nhiệm vụ của NQT cấp trung là phải biết quản trị nhân lực một cách có hiệu quả, nghĩa là tổng hợp nhiều yếu tố chứ không phải đơn thuần là lương bổng và phúc lợi, hoặc tăng lương, thăng chức.

1.4.2.5. Thị trường lao động

Thị trường lao động cũng là một căn cứ quan trọng trong xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng NQT cấp trung cho các doanh nghiệp sản xuất ngành may mặc. Thị trường lao động cho thấy tương quan cung – cầu nhân lực trên thị trường, tỷ lệ thất nghiệp, mức độ cạnh tranh về sử dụng nhân lực giữa các doanh nghiệp... Kế hoạch nhân lực không chỉ được xây dựng dựa trên nhu cầu và khả năng cung ứng nhân lực của thị trường lao động nhằm đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của kế hoạch nhân lực. Mở cửa kinh tế, toàn cầu hóa và hội nhập đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, cơ cấu việc làm cũng thay đổi từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Trong bối cảnh đó, thị trường lao động là NQT cấp trung nói riêng, như một yếu tố khách quan tác động đến việc nâng cao chất lượng NQT cấp trung trong doanh nghiệp bởi thông tin lao động việc làm là toàn diện, sự cạnh tranh việc làm trở nên gay gắt nhằm thu hút NQT cấp trung và số lượng phù hợp với yêu cầu của sản xuất của doanh nghiêp trong từng giai đoạn.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NQT CẤP TRUNG TẠI TỔNG CƠNG TY MAY 10

2.1. Giới thiệu về Tổng cơng ty May 10

2.1.1. Q trình hình thành và phát triển

Tổng cơng ty May 10 có trụ sở tại số 765A, đường Nguyễn Văn Linh, phường Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội. Tiền thân là các xưởng may quân trang, thành lập năm 1946 tại chiến khu Việt Bắc, trải qua hơn 70 năm xây dựng và phát triển, đến nay May 10 đã trở thành một DN lớn với 18 xí nghiệp, cơng ty thành viên nằm trên địa bàn 5 tỉnh, thành khu vực phía Bắc. Hàng năm, May 10 sản xuất khoảng 30 triệu sản phẩm quy chuẩn gồm có sơ mi, veston cao cấp, quần Tây, jacket…

Với trên 18 nhà máy, xí nghiệp tại các tỉnh thành trên khắp mọi miền tổ quốc, đến nay May 10 đã khẳng định vị thế của mình trên tồn quốc với hệ thống phân phối gần 300 cửa hàng và đại lý. Đẳng cấp May 10 còn được khẳng định khi luôn đứng trop top thương hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, cùng rất nhiều giải thưởng: “Giải thưởng chất lượng Châu Á Thái Bình Dương”, “Sao vàng đất Việt”, “Thương hiệu mạnh Việt Nam”, được Chính phủ vinh danh là “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam”.

Từ năm 1992 đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may Việt Nam, May 10 đã mạnh dạn tìm kiếm thị trường trong và ngồi nước, đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, đổi mới mặt hàng, đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ NQT các cấp quản lý kinh tế - kỹ thuật... nên mỗi năm đạt mức tăng trưởng bình quân trên 30%. Với quy hoạch phát triển trong 10 năm tới, Công ty đang từng bước vững chắc vươn lên trở thành một trung tâm sản xuất và kinh doanh hàng dệt may lớn của Việt Nam.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Nâng cao chất lượng Nhà quản trị cấp trung tại Tổng công ty May 10 (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w