1 Kinh nghiệm của một số địa phương

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp file word) Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Nghệ An (Trang 25 - 32)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Kết cấu khóa luận

1.4 Kinh nghiệm ban hành, thực thi chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp

1.4. 1 Kinh nghiệm của một số địa phương

Trong những năm gần đây thực hiện Quyết định 176/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, các tỉnh, thành phố trong cả nước đang triển khai xây dựng các khu

nông nghiệp công nghệ cao; các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và mơ hình sản xuất nơng nghiệp cơng nghệ cao

Kinh nghiệm chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Lâm Đồng:

Lâm Đồng như là một điểm sáng trong nông nghiệp nước ta là nơi tập trung nhiều vùng sản xuất có ứng dụng các cơng nghệ cao như vùng trồng rau hoa Đà Lạt, vùng trồng trà olong Bảo Lộc... Trong đó, việc rà sốt quỹ đất phục vụ việc lập quy hoạch các vùng nhằm đảm bảo tính ổn định về đất đại và có cơ sở để thu hút đầu tư được coi trọng. Các công nghệ trong từng lĩnh vực cũng được xem xét một cách kỹ lưỡng. Riêng đối với các vùng sản xuất rau, hoa việc ứng dụng trồng rau, hoa trong nhà lưới, nhà màng, sử dụng màng phủ, tưới phun sương, tưới nhỏ giọt đã triển khai khá phổ biến trong những năm qua. Cụ thể là, có 95,9 % số hộ trồng hoa sử dụng nhà màng, nhà lưới để canh tác hoa. Hoa trồng trong nhà có mái che chủ yếu là các loại hoa cúc, salem, hồng, đồng tiền, cầm chướng, phong lan, địa lan.

Chính sách hỗ trợ vốn và tín dụng

Xác định Nơng nghiệp cơng nghệ cao (NNCNC) là chương trình kinh tế trọng tâm tạo ra bước đột phá mới trong phát triển cây trồng, vật ni, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức thu nhập cho người dân và đảm bảo an tồn hiệu quả đối với hoạt động tín dụng của chi nhánh, ngay từ đầu năm 2004 Agribank Lâm Đồng đã đề ra kế hoạch đầu tư vốn tín dụng cho chương trình NNCNC của tỉnh. Chỉ tính riêng trong 2 năm 2004- 2005 chi nhánh đã cho giải ngân 240 tỷ đồng cho trên

1.000 hộ và 10 doanh nghiệp để trồng 315 ha rau, hoa, dâu tây và 5.000 con heo, kết quả cho thấy khách hàng vay sản xuất có hiệu quả, thu nhập, đời sống được nâng lên rõ rệt và đã trả nợ sòng phẳng cho chi nhánh. Với thành cơng ban đầu đó, từ năm 2006, Agribank Lâm Đồng đã tự tin đẩy mạnh và mở rộng cho vay sản xuất NNCNC, đến nay chi nhánh đã giải ngân thêm hơn 7.000 tỷ đồng (rau, hoa 5.800 tỷ đồng; bò sữa 200 tỷ đồng; tái canh cà phê 1.000 tỷ đồng), tỷ lệ tăng trưởng dư nợ hằng năm của NNCNC là 41%. Đến 30/11/2018 dư nợ cho vay phát triển NNCNC của chi nhánh là

2.340 tỷ đồng (tỷ lệ nợ xấu chiếm không đáng kể trong tổng dư nợ), với hơn 6.500 khách hàng vay cịn dư nợ, trong đó có 85 doanh nghiệp.

Thực hiện tinh thần chỉ đạo theo Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 07/03/2017 của Chính phủ về ưu tiên nguồn vốn cho vay khuyến khích phát triển nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, Agribank Lâm Đồng tiếp tục là đơn vị tiên phong đi đầu trong việc triển khai gói tín dụng này, đến nay chi nhánh chiếm hơn 47% tổng dư nợ cho vay khuyến khích phát triển NNCNC, nơng nghiệp sạch của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, với mức lãi suất cho vay thấp hơn từ 0,5% - 1,5% so với

lãi suất cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo quy định hiện hành của Agribank

Với nguồn vốn tín dụng của Agribank Lâm Đồng, sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, sự triển khai mạnh mẽ của chính quyền địa phương các cấp, sự vào cuộc quyết liệt của các đồn thể chính trị xã hội; sự tham gia, hưởng ứng tích cực của người dân và doanh nghiệp, cùng với những thuận lợi về điều kiện sinh thái (khí hậu, thổ nhưỡng) nên đã thu hút được nhiều nguồn lực, nhiều doanh nghiệp và người dân tiếp cận ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất NNCNC. Đến nay, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Lâm Đồng đã đạt nhiều con số đầy ấn tượng, như: gần 50.000 ha đất sản xuất NNCNC, chiếm 18% diện tích đất sản xuất NNCNC của cả nước và nhu cầu quỹ đất vẫn tiếp tục gia tăng; thu hút được hơn 1.400 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư; giá trị sản xuất đến năm 2016 đạt bình quân 300 triệu đồng/ha/năm (lợi nhuận đạt 60% doanh thu), nhiều diện tích đã cho doanh thu 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng/ha, cá biệt đạt 8 tỷ đồng/năm (rau thủy canh) - 24 tỷ đồng/ha (hoa lan Hồ điệp); có 9 doanh nghiệp được cơng nhận doanh nghiệp NNCNC (chiếm 31%/tổng số DN trong cả nước); có 19 loại nơng sản được cơng nhận nhãn hiệu, đạt tiêu chuẩn; có nhiều sản phẩm đã chinh phục được các thị trường khó tính như: Nhật Bản, Úc, Mỹ… Tỉnh Lâm Đồng đã và đang triển khai quy hoạch 1 khu nông nghiệp ứng dụng CNC, 1 khu công nghiệp nông nghiệp, 7 khu nông nghiệp CNC tập trung và 19 vùng nông nghiệp ứng dụng CNC. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC của tỉnh đạt 30% giá trị sản xuất ngành nơng nghiệp trong tồn tỉnh, và góp phần đưa lợi nhuận cho người sản xuất nông nghiệp của tỉnh nói chung đạt trên 30% doanh thu.

Chính sách hỗ trợ chuyển giao khoa học, cơng nghệ

Hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, cơng nghệ; tạo đột phá để hiện đại hóa nơng nghiệp cơng nghệ cao được chú trọng. Hàng năm tỉnh Lâm Đồng bố trí kinh phí phục vụ cơng tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về sản xuất giống, quy trình canh tác, phịng chống dịch bệnh, quản lý sau thu hoạch cho các đối tượng cây trồng rau, hoa, chè, cà phê, lúa và chăn nuôi ứng dụng cơng nghệ cao, giải quyết khó khăn trong sản xuất. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng khoảng 70% tổng số nhiệm vụ được thực hiện hàng năm, với kinh phí phân bổ chiếm khoảng 80% tổng kinh phí khoa học cơng nghệ của tỉnh Lâm Đồng.

Từ kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án, nhiều quy trình cơng nghệ mới được chuyển giao ứng dụng vào sản xuất, cho ra đời những sản phẩm mới, góp phần đa dạng hóa mặt hàng phục vụ nội tiêu và xuất khẩu, giúp các cơ quan quản lý có luận

cứ để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng. Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 cũng có tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tồn tỉnh. Hầu hết các cơng nghệ sản xuất hiện đại đều được ứng dụng trong sản xuất với các mức độ khác nhau, phù hợp với điều kiện canh tác của từng vùng, từng hộ nơng dân. Đặc biệt, đến nay, tỉnh đã có 5 vùng và 13 doanh nghiệp được công nhận đạt tiêu chí cơng nghệ cao; Đề án thành lập Khu Nơng nghiệp công nghệ cao Lâm Đồng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn thẩm định, trình Chính phủ phê duyệt để triển khai thực hiện dự án.

Nhiều công nghệ tiên tiến được các doanh nghiệp, người dân chủ động nghiên cứu, cập nhật, ứng dụng rộng rãi vào sản xuất. Nhiều hộ nông dân đã luôn dành phần lớn kinh phí và tâm huyết đặc biệt tập trung vào đầu tư công nghệ sản xuất và kể cả cho khâu nhân giống bằng những phương pháp tiên tiến và hiện đại, nhằm tạo ra những loại giống hoa, rau chất lượng cao, các sản phẩm đáp ứng nhu cầu cao của người tiêu dùng. Ngồi các cơng nghệ đã được áp dụng rộng rãi đại trà trong sản xuất như nhà kính, nhà lưới, tưới nhỏ giọt đang dẫn đầu cả nước… thì các cơng nghệ mới của thế giới như canh tác thủy canh, khí canh hiện cũng đang được người dân đầu tư ứng dụng vào sản xuất khá mạnh. Theo thống kê, hiện tỉnh Lâm Đồng có khoảng 50 ha canh tác thủy canh, khí canh, sản xuất trên giá thể đạt 210 ha, nông nghiệp hữu cơ đạt 14,4 ha…

Chính sách đào tạo nguồn nhân lực

Lâm Đồng là tỉnh đầu tiên đào tạo nguồn nhân lực CNC với hàng ngàn người nông dân và doanh nghiệp từ năm 2008, với hình thức mời chuyên gia tập huấn kỹ thuật, tiếp cận sản xuất CNC, tiếp cận thị trường, cạnh tranh quốc tế. Các doanh nghiệp và hộ nơng dân hưởng ứng tích cực, mạnh dạn bỏ vốn đầu tư sản xuất. Từ chỗ chỉ vài chục ha ở các doanh nghiệp FDI và chỉ tập trung ở Đà Lạt thì nay sản xuất NNCNC đã mở rộng tới các huyện lân cận như Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương… với nhiều loại cây trồng từ rau, hoa, dâu tây, chè, cà phê, lúa chất lượng cao đến một số vật ni có giá trị cao như bị sữa, bò thịt cao sản, cá nước lạnh…

Nhân lực chủ chốt trong việc phát triển NNCNC tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, các nghề đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng liên quan đến nông nghiệp, số lượng sinh viên học không nhiều; mặc dù khi ra trường, các em có việc làm đạt tỷ lệ cao nhất.

Các cơ chế, chính sách của tỉnh Lâm Đồng cũng tạo nền tảng mở đường, tạo động lực, từ đó, phát huy được nguồn lực con người, nội lực của người nông dân và tiềm năng, lợi thế so sánh trong phát triển nông nghiệp của địa phương.

Theo thống kê của tỉnh Lâm Đồng, hiện nay, toàn tỉnh cần phải có thêm 2.000 cán bộ khoa học kỹ thuật ngành cơng nghệ sinh học, trong đó, có khoảng 150 cán bộ đầu ngành, và dự kiến đến năm 2022 mới có đủ cán bộ đáp ứng nhu cầu nghiên cứu phát triển công nghệ, giảng dạy, quản lý và sản xuất kinh doanh về cơng nghệ sinh học Kinh

nghiệm chính sách hỗ trợ phát triển nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Bắc Ninh:

Theo Sở NN&PTNT Bắc Ninh, trên địa bàn tỉnh hiện có 195 trang trại đạt tiêu chí của Bộ NN&PTNT, trong đó 55 trang trại trồng trọt, 86 trang trại chăn nuôi, 38 trang trại thủy sản và 21 trang trại tổng hợp với tổng diện tích đất trang trại là 910 ha. Năm 2020, tổng doanh thu của các trang trại này đạt 1.137 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 170 tỷ đồng.

Chính sách hỗ trợ vốn và tín dụng

UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. UBND tỉnh lập kế hoạch vốn trung hạn và hàng năm nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và cân đối bố trí lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác để thực hiện chính sách ưu đãi và hỗ trợ các dự án đầu tư theo quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP: Ngân sách tỉnh dành tối thiểu 5% vốn chi ngân sách địa phương hàng năm cho ngành nông nghiệp để thực hiện các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn và các chính sách đặc thù của tỉnh tại Nghị quyết này.

Cùng với nhiều chính sách hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi, theo dự thảo Nghị quyết, các tổ chức cá nhân nằm trong vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hỗ trợ 50% chi phí đầu tư, đổi mới trang thiết bị, dụng cụ tiên tiến, nghiên cứu cải tiến, tiếp nhận chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa không quá 5 tỷ đồng/dự án.

Tổng mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/phương án xây dựng nhà lưới, không quá 2 tỷ đồng/phương án xây dựng nhà màng, nhà kính và phương án phát triển chăn ni ngồi khu dân cư.

Đối với sản xuất trồng trọt hữu cơ, tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ 50% kinh phí mua phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất trong 01 năm đầu sau khi được cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân sản xuất hữu cơ. Mức hỗ trợ tối đa không quá 25 triệu đồng/ha và không quá 2,5 tỷ đồng/tổ chức, cá nhân.

Cây rau màu hỗ trợ 5 triệu đồng/ha gieo trồng/vụ; cây hoa hàng năm hỗ trợ 10 triệu đồng/ha/vụ; cây dược liệu hỗ trợ một lần 10 triệu đồng/ha; cây ăn quả, cây hoa lâu năm hỗ trợ một lần 20 triệu đồng/ha.

Chính sách hỗ trợ chuyển giao khoa học, công nghệ

Để thực hiện thành công mục tiêu trên, tỉnh xác định tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN), đặc biệt là CNC, công nghệ 4.0 vào sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao; đẩy mạnh phát triển các trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC gắn với xây dựng các khu, vùng nông nghiệp CNC sản xuất theo chuỗi, sản xuất an tồn, tập trung theo hướng hàng hóa, tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thu nhập cho nông dân.

UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt 2 quyết định về quy hoạch nông nghiệp, gồm: Quyết định số 18/2015/QĐ-UBND ngày 27/5/2015 về việc phê duyệt đề án rà sốt, điều chỉnh quy hoạch phát triển nơng nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 740/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 về việc ban hành Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tập trung tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Xác định chương trình phát triển nơng nghiệp ứng dụng CNC, cơng nghệ 4.0 là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và tồn thể nhân dân, gắn kết quả với chỉ tiêu thi đua. Tăng cường ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp, nhất là các tiến bộ kỹ thuật về giống cây, con; quy trình sản xuất an tồn, cơng nghệ nhà lưới, nhà kính, tưới tự động; cơng nghệ chăn ni chuồng kín, máng ăn máng uống, điều khiển nhiệt độ chuồng nuôi tự động; công nghệ nuôi cá lồng trên sơng,... Khuyến khích phát triển sản xuất nơng nghiệp ứng dụng CNC, Sở NN-PTNT đã phối hợp với Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các ngành, địa phương tham mưu HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 147/2018/NQ-HĐND, ngày 06/12/2018 về hỗ trợ sản xuất nơng nghiệp. Theo đó hỗ trợ nơng nghiệp ứng dụng CNC tập trung vào các nội dung: Kinh phí mua giống cá bố mẹ để bổ sung, thay thế đàn cá bố mẹ; kinh phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc VietGAP, GMP, GlobalGAP, sản phẩm phù hợp TCVN về nơng nghiệp hữu cơ; chi phí đầu tư, đổi mới trang thiết bị, dụng cụ tiên tiến, nghiên cứu cải tiến, tiếp nhận chuyển giao, ứng dụng CNC, công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp nằm trong vùng, khu nông nghiệp ứng dụng CNC, nơng nghiệp hữu cơ và chương trình OCOP; chi phí xây dựng nhà màng, nhà lưới, nhà kính có các dự án, phương án khơng nằm trong các vùng, khu nông nghiệp CNC; xây dựng nhãn hiệu sản phẩm và dán tem truy xuất nguồn gốc… Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của tỉnh về phát triển nơng nghiệp ứng dụng CNC. Tăng cường tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật giúp

nông dân nắm bắt kịp thời các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới chủ động đưa vào sản xuất.

Nhờ vậy, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều mơ hình sản xuất nơng nghiệp ứng dụng CNC được đầu tư theo hướng hiện đại, bền vững và cho hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đạt khoảng 20% tổng giá trị sản xuất nơng nghiệp tồn tỉnh; dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt từ 25-30%.

Chính sách đào tạo nguồn nhân lực

Trong quá trình phát triển KT-XH, nguồn nhân lực của tỉnh Bắc Ninh đã có sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng và không ngừng nâng cao về chất lượng; cơ cấu lao động thay đổi theo hướng phù hợp với q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Do có

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp file word) Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Nghệ An (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w