- Mặt hàng /nước Ghi theo
8. Thiết kế một nghiên cứu thống kê về một vấn đề mà anh/ chị quan tâm.
3.1 Phân tổ thống kê 1 Khái niệm
3.1.1 Khái niệm
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để sắp xếp các đơn vị của tổng thể vào các tổ, nhóm tổ, hoặc các tiểu tổ có tính chất khác nhau đáp ứng mục đích yêu cầu nghiên cứu.
Ví dụ như dân số được phân tổ theo khu vực, giới tính, độ tuổi, tình trạng hơn nhân... Khi nghiên cứu tình hình sản xuất của các doanh nghiệp cơng nghiệp, có thể phân tổ số doanh nghiệp thành các nhóm theo các tiêu thức như: thành phần kinh tế, ngành sản xuất, số lượng lao động, giá trị sản xuất công nghiệp… Kết quả của quá trình phân tổ thường tạo thành một dãy số phân phối, bao gồm lượng biến và tần số phân phối.
Ý nghĩa của phân tổ thống kê
Đây là phương pháp tổng hợp dữ liệu có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu thống kê, bởi vì:
Trong các cuộc khảo sát điều tra thực tế, các hiện tượng kinh tế xã hội tương đối phức tạp, nếu khơng tiến hành phân tổ thì ta sẽ khơng thể hệ thống các tài liệu điều tra một cách khoa học. Khi phân tổ thống kê, các đơn vị trong tổng
thể có cùng đặc điểm, tính chất được sắp xếp chung vào một tổ. Sau đó nghiên cứu đặc điểm riêng của từng tổ và rút ra các kết luận về đặc điểm chung của tổng thể.
Phân tổ còn được vận dụng ngay trong giai đoạn điều tra thống kê, nhằm phân chia các đối tượng điều tra thành các bộ phận với đặc điểm, tính chất khác nhau. Từ đó chọn các đơn vị điều tra sao cho có tính đại diện cho tổng thể chung.
Ví dụ: Có tài liệu điều tra 10 công nhân tại một doanh nghiệp được sắp xếp theo tuổi
nghề va năng suất lao động như sau: Tên
CN
Tuổi nghề
(năm) NSLĐ Tên CN Tuổi nghề (năm) NSLĐ
A 1 25 F 6 60
B 2 40 G 7 70
C 3 40 H 8 70
D 4 50 I 9 88
E 5 55 J 10 90
Kết quả tổng hợp trên đã thể hiện rõ nét mối quan hệ giữa tuổi nghề với NSLĐ ở cơng ty này: tuổi nghề càng cao thì năng suất lao động càng cao.