Kỹ thuật nhuộm photphataza

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng bộ kit nhuộm hóa học tế bào để phân loại bệnh bạch cầu cấp theo tiêu chuẩn fab 14 (Trang 25 - 88)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về nhuộm hóa học tế bào

1.3.5. Kỹ thuật nhuộm photphataza

Photphataza bạch cầu thuộc nhóm Hidrolaza (EC 3.1.3.2) là một enzym xúc tác cho phản ứng thủy phân nhóm photphat từ nhiều loại phân tử, bao gồm các nucleotide, protein, và ancaloit [3, 30].

Photphataza có mặt chủ yếu trong lysosom và được giải phóng qua hệ thống lưới nội nguyên sinh chất. Photphataza là một hệ enzym không đồng nhất gồm nhiều iso enzym có thể hoạt động ở pH tối ưu khác nhau và được gọi tên gắn liền với điều kiện pH hoạt động tối ưu như: photphataza kiềm (pH=8-9), photphataza axit (pH=5-6,5) [35, 38 . Trong các phương pháp nhuộm hóa học tế bào có hai kỹ thuật nhuộm photphataza là: Kỹ thuật nhuộm photphataza kiềm và photphataza axit Với sự phát triển mạnh của kỹ thuật hóa màu đặc biệt là phát hiện phẩm màu azo đã được ứng dụng vào để nhuộm photphataza kiềm và axit.

Nguyên lý của kỹ thuật đi qua hai giai đoạn [40, 43].

Giai đoạn 1: Thủy phân cơ chất naphtyl photphat thành các naphtol tương ứng dưới sự xúc tác của photphataza kiềm (ALP) hoặc axít (AP) theo hình 1.7:

+ H2O + NaH2PO4

OPO3HNa OH

ALP/AP PA

Natri -naphtyl photphate -Naphtyl

Hình 1.7. Thủy phân naphtyl photphat thành naphtol.

Giai đoạn 2: Naphtol tác dụng với muối điazo tạo thành chất màu azo theo hình 1.6 như ở phần nhuộm esteraza.

Photphataza kiềm bạch cầu dương tính đối với dòng tủy từ hậu tủy bào đến bạch cầu hạt. Tế bào càng trưởng thành thì mức độ dương tính càng mạnh. Ngoài ra các tế bào tạo cốt bào cũng cho phản ứng dương tính trong kỹ thuật nhuộm này.

Trong bệnh bạch cầu kinh, hoạt tính của photphataza kiềm bạch cầu giảm trong bệnh thiếu máu do tan máu; hoạt tính của photphataza kiềm bạch cầu tăng trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp, lách to sinh tủy, phản ứng giả bạch cầu [3, 25, 30, 40, 43].

Photphataza axit dương tính mạnh trong bệnh bạch cầu cấp dòng lympho loại tế bào B, tế bào liờn vừng, hủy cốt bào và cỏc nguyờn mẫu tiểu cầu. Dũng hồng cầu, mono, lympho (trừ bệnh bạch cầu tế bào tóc-tế bào B hay còn gọi là Hairy cell) và dòng tủy từ nguyên tủy bào đến tiền tủy bào cho kết quả âm tính [40, 56].

1.4. Ứng dụng phương ph p nhuộm hóa học tế bào trong y học

Nhuộm hóa học tế bào được ứng dụng rộng rãi trong y học, nghiên cứu sinh học và đặc biệt trong chuyên ngành Huyết học-Truyền máu. Trong bệnh bạch cầu cấp, kết quả của phương pháp hình thái học-nhuộm hóa học tế bào, phương pháp marker và di truyền là tiêu chuẩn để phân loại dòng tế bào bệnh bạch cầu cấp cũng như thể bệnh. Việc xác định chính xác thể bệnh quyết định việc dùng thuốc điều trị đặc biệt là các thuốc nhắm đích. Trong bệnh bạch cầu kinh, nhuộm photphataza kiềm thường bị giảm điểm nhuộm và có giá trị phân biệt với các bệnh nhiễm trùng,

tăng bạch cầu đơn nhân... Năm 1976, Hội các nhà huyết học Pháp-Anh-Mỹ đã sử dụng kết quả của các phương pháp: hình thái học-nhuộm hoá học tế bào làm cơ sở để phân loại thể bệnh trong bệnh bạch cầu cấp. Trong đó nhuộm hóa học tế bào dựa trên các kỹ thuật: periodic -axit schiff, peroxidaza, esteraza đặc hiệu và không đặc hiệu (ức chế và không ức chế), Sudan B, photphataza kiềm, axit. Năm 1986, đã bổ sung thêm các tiêu chuẩn dấu ấn miễn dịch và di truyền để nâng cao độ chính xác trong phân loại dòng tế bào và thể bệnh. Bảng 1.3 là một ví dụ của Asa Barnes [26]

về tổ hợp các kết quả của ba phương pháp: Hình thái học-hóa học tế bào, marker CD, di truyền để phân loại dòng tế bào lympho và thể bệnh theo tiêu chuẩn FAB (1986).

Bảng 1.3. Phân loại tế bào lympho và thể bệnh theo FAB có bổ sung thêm Marker và di truyền [26]

Thể Hình thái học-số lƣợng tế bào tủy Hóa học tế bào Marker CD Di truyền L1 1) <50% SLTBT là nguyên hồng cầu;

2) ≥3 % tế bào có nhân trong tủy là tế bào blast loại I:

 Hầu hết là tế bào nhỏ;

 Nhân mịn, đồng nhất, hình thoi dẹt;

 Hạt nhõn nhỏ hoặc khụng rừ;

 Nguyên sinh chất không có hạt ưa bazơ.

1) PAS dương tính hạt to trên một số lymphoblast trong 80%

trường hợp;

2) Peroxidaza, Sudan B, CE âm tính;

3) NE âm tính trừ tế bào non dòng lymphoxít T có thể dương tính hạt

1) 1CD (+): TdT; CD (-): Smlg;

2) Early Pre B: (+): CD10, HLA- DR; (-/+): CD19; (-): CD3,5, Cylg.

3) Pre B: (+): CD19, Cylg, HLA- DR; (-/+): CD10; (-): CD3,5.

4) Pre T: (+): CD5; (-):

CD3,10,19, Cylg, HLA-DR.

5) 5) Lympho T: (+): CD3,5; (-):

CD10, 19, Cylg, HLA-DR.

1) Early Pre B: t(4; 11) (q21:q23).

2) Pre B: t(1; 19)(q23:p13).

3) Pre T và T: t(1; 14) (p32:q11); t(7;v)(q32-q36;

v), t(8;14) (q24;q11), t(10;14)(q24;q11),

t(11;14)(p13;q11-q13), inv(14)(q11;q32).

Thể Hình thái học-số lƣợng tế bào tủy Hóa học tế bào Marker CD Di truyền L2 1) <50% SLTBT là nguyên hồng cầu;

2) ≥3 % tế bào có nhân trong tủy là tế bào blast loại I:

 Tế bào to, nhỏ không đều;

 Nhân không đồng nhất;

 Có 1 hoặc nhiều hạt nhân và thường lớn;

 Nguyên sinh chất rộng, ưa bazơ.

1) PAS dương tính hạt to trên một số lymphoblast trong 8 % trường hợp;

2) Peroxidaza, Sudan B, CE âm tính;

3) NE âm tính trừ tế bào non dòng lymphoxit T có thể dương tính hạt

1) CD (+): TdT; CD (-): Smlg;

2) Early Pre B: (+): CD10, HLA- DR; (-/+): CD19; (-): CD3,5, Cylg.

3) Pre B: (+): CD19, Cylg, HLA- DR; (-/+): CD10; (-): CD3,5.

4) Pre T: (+): CD5; (-):

CD3,10,19, Cylg, HLA-DR.

5)Lympho T: (+): CD3,5; (-):

CD10, 19, Cylg, HLA-DR.

1) Early Pre B: t(4; 11) (q21:q23).

2) Pre B: t(1; 19)(q23:p13).

3) Pre T và T: t(1; 14) (p32:q11); t(7;v)(q32-q36;

v), t(8;14) (q24;q11), t(10;14)(q24;q11),

t(11;14)(p13;q11-q13), inv(14)(q11;q32).

Thể Hình thái học-số lƣợng tế bào tủy Hóa học tế bào Marker CD Di truyền L3 1) <50% SLTBT là nguyên hồng

cầu;

2) ≥3 % tế bào có nhân trong tủy là tế bào blast loại I:

 Tế bào to và đồng nhất;

 Nhân đồng nhất, có các chấm hình tròn hoặc oval;

 Có 1 hoặc nhiều hạt nhân lớn;

 Bào tương vừa, bắt màu bazơ nhẹ có các không bào.

1) PAS dương tính hạt to

trên một số

lymphoblast trong 80%

trường hợp;

2) Peroxidaza, Sudan B, CE âm tính;

3) NE âm tính trừ tế bào blast dòng lymphoxit T có thể dương tính hạt.

1) CD (-): Smlg, TdT;

2) Early Pre B: (+): CD10, HLA- DR; (-/+): CD19; (-): CD3,5, Cylg.

3) Pre B: (+): CD19, Cylg, HLA- DR; (-/+): CD10;

4) (-): CD3,5.

5) Pre T: (+): CD5; (-):

CD3,10,19, Cylg, HLA-DR.

6) Lympho T: (+): CD3,5; (-):

CD10, 19, Cylg, HLA-DR.

1) Early Pre B: t(4; 11) (q21:q23).

2) Pre B: t(1; 19)(q23:p13).

3) Pre T và T: t(1; 14) (p32:q11); t(7;v)(q32-q36;

v), t(8;14) (q24;q11), t(10;14)(q24;q11),

t(11;14)(p13;q11-q13), inv(14)(q11;q32).

Bảng 1.4. Bảng phân loại dòng tế bào theo FAB có bổ sung thêm marker và di truyền [26]

Thể Hình thái học-số lƣợng tế bào tủy (SLTBT) Hóa học tế bào Marker CD Di truyền M0 1) <50% SLTBT là nguyên hồng cầu;

2) ≥3 % tế bào có nhân trong tủy là blasts 3) Không có tế bào trưởng thành dòng hạt 4) Không có hạt đặc hiệu và thể Auer trên

nguyên sinh chất tế bào.

1) Peroxidaza dương tính trên kính hiển vi điện tử;

2) Tất cả kỹ thuật nhuộm khác đều âm tính.

1) CD (+): 13, 33;

2) CD dòng lympho âm tính (-): TdT, 3, 5, 10, 19.

M1 1) <50% SLTBT là nguyên hồng cầu;

2) ≥3 % tế bào có nhân trong tủy là blasts 3) Có thể Auer trên nguyên sinh chất tế bào.

1) ≥3% blasts (+):

2) Peroxidaza, Sudan B, CE.

3) ≥3% blast (-): NE-NaF

1) CD (+): 13, 15, 33;

2) HLA-DR (+).

3) CD (-): 14 M2 1) <50% SLTBT là nguyên hồng cầu;

2) ≥3 % tế bào có nhân trong tủy là blasts;

3) 30-89% tế bào không phải dòng hồng cầu là blasts;

4) >10% SLTBT là bạch cầu hạt trưởng thành;

5) <20% SLTBT là bạch cầu monoxít;

1) ≥3% blasts (+):

2) Peroxidaza, Sudan B, CE.

3) ≥3% blast (-): NE-NaF

1) CD (+): 13, 15, 33;

2) HLA-DR (+).

3) CD (-): 14

t(8;21) (q22; q22)

Thể Hình thái học-số lƣợng tế bào tủy (SLTBT) Hóa học tế bào Marker CD Di truyền M3 1) <50% SLTBT là nguyên hồng cầu;

2) 30-89% tế bào không phải dòng hồng cầu là blasts;

3) >10% SLTBT là bạch cầu hạt trưởng thành;

4) <20% SLTBT là bạch cầu monoxít;

5) Có nhiều thể Auer thành bó trên nguyên sinh chất.

1) ≥3% blasts (+):

2) Peroxidaza, Sudan B, CE.

3) ≥3% blast (-): NE-NaF

1) CD (+): 13, 15, 33;

2) HLA-DR (+).

3) CD (-): 14

t(15; 17) (q22; q12)

M4 1) <50% SLTBT là nguyên hồng cầu;

2) ≥3 % tế bào có nhân trong tủy là blasts;

3) 30-80% SLTBT là tế bào dòng tủy đã bao gồm cả blasts;

4) 20-80% SLTBT là bạch cầu monoxít;

5) Có thể xuất hiện thể Auer trên nguyên sinh chất;

6) Số lượng bạch cầu monoxít trong máu

>5.109 hoặc <5.1 9 kèm tăng lysozym

Peroxidaza, Sudan B, CE, NE-NaF dương tính

1) CD (+): 13, 14, 15, 33;

2) HLA-DR (+).

t(9; 11) (p22; q23)

Thể Hình thái học-số lƣợng tế bào tủy (SLTBT) Hóa học tế bào Marker CD Di truyền M4eo 1) <50% SLTBT là nguyên hồng cầu;

2) ≥3 % tế bào có nhân trong tủy là blasts;

3) 30-80% SLTBT là tế bào dòng tủy đã bao gồm cả blasts;

4) 20-80% SLTBT là bạch cầu monoxít;

5) Có thể xuất hiện thể Auer trên nguyên sinh chất;

6) ≥5% tế bào không phải dòng hồng cầu là bạch cầu ưa axit và gặp các tế bào ưa axit bất thường;

7) Số lượng bạch cầu monoxít trong máu

>5.109 hoặc <5.1 9 kèm tăng lysozym trong huyết tương.

Peroxidaza, Sudan B, CE, NE-NaF dương tính

1) CD (+): 13, 14, 15, 33;

2) HLA-DR (+).

t(16; 16) inv(16)

M5a 1) <50% SLTBT là nguyên hồng cầu;

2) ≥3 % tế bào có nhân trong tủy là blasts;

3) ≥8 % tế bào không phải dòng hồng cầu là monoxít;

4) ≥8 % tế bào monoxít là monoblast;

5) Hiếm khi xuất hiện thể Auer trên nguyên

1) Peroxidaza, Sudan B âm tính hoặc dương tính yếu;

2) CE âm tính;

3) NE dương tính mạnh và bị ức chế bởi NaF

1) CD (+): 13, 14, 15, 33;

2) HLA-DR (+).

t(9; 11) (p22:q23)

Thể Hình thái học-số lƣợng tế bào tủy (SLTBT) Hóa học tế bào Marker CD Di truyền M5b 1) <50% SLTBT là nguyên hồng cầu;

2) ≥3 % tế bào có nhân trong tủy là blasts;

3) ≥8 % tế bào không phải dòng hồng cầu trong tủy là monoxít;

4) <80% tế bào monoxít là monoblast;

5) Hiếm khi xuất hiện thể Auer trên nguyên sinh chất.

1) Peroxidaza, Sudan B âm tính hoặc dương tính yếu;

2) CE âm tính;

3) NE dương tính mạnh và bị ức chế bởi NaF.

1) CD (+): 13, 14, 15, 33;

2) HLA-DR (+).

t(8;16) (p11:p13)

M6 1) ≥5 % SLTBT là nguyên hồng cầu và thường có loạn sản;

2) ≥3 % tế bào có nhân trong tủy là blasts;

3) Có thể xuất hiện thể Auer trên nguyên sinh chất.

1) PAS dương tính;

2) Không cần nhuộm Peroxidaza, Sudan B, CE, NE, NE-NaF.

1) CD (+): 13, 14, 15, 33;

2) HLA-DR (+).

1) del(5 và/hoặc 7q);

2) Ba nhiễm sắc thể số 8.

M7 1) ≥3 % tế bào có nhân là blasts;

2) Có thể chẩn đoán bằng máu ngoại vi trong trường hợp không thể lấy mẫu tủy.

1) PAS dương tính

2) Peroxidaza, Sudan B, CE âm tính;

3) NE và Peroxidaza tiểu cầu

1) CD (+): 41, 61;

2) Kháng nguyên có liên quan đến yếu tố VIII (+).

1.5. Nghiên cứu trong nước về nhuộm hóa học tế bào

Từ đầu những năm 197 , bộ môn Huyết học-Truyền máu đã triển khai các kỹ thuật nhuộm hóa học tế bào tại khoa Huyết học-Truyền máu, Bệnh viện Bạch Mai.

Năm 1984, đã xuất bản cuốn kỹ thuật xét nghiệm huyết học-truyền máu trong đó có giới thiệu về các kỹ thuật nhuộm hóa học tế bào. Các kỹ thuật nhuộm chủ yếu là nhuộm PAS, peroxidaza và sudan B... Sau đó các kỹ thuật nhuộm enzym theo phương pháp muối kim loại và hình thành phẩm màu azo đã được nghiên cứu đưa vào ứng dụng tại các khoa Huyết học-Truyền máu tại các bệnh viện Trung ương ở Việt Nam.

Năm 1993, Lê Đức Ngọc và cộng sự đã nghiên cứu cải tiến phương pháp đánh giá một số thay đổi hóa sinh trong tế bào bạch cầu ung thư dòng tủy [15 . Năm 2 1 , Lưu Văn Bôi và cộng sự đã nghiên cứu tối ưu hóa, sản xuất các cơ chất và kít nhuộm esteraza bạch cầu người tại Việt Nam với giá thành thấp và đã tìm được cơ chất có độ đặc hiệu cao hơn so với cơ chất của Sigma là hợp chất naphtol AS-OL 2-clopropionat.

Các tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của hiệu ứng electron, hiệu ứng không gian của các nhóm thế và các góc nhị diện tạo bởi nhóm cacboxyl lên độ đặc hiệu, độ nhạy của cơ chất đối với phản ứng nhuộm esteraza cho thấy: Các nhóm thế đẩy cho điểm nhuộm cao hơn các nhóm thế hút điện tử, các nhóm thế hút điện tử ở vị trí octo- cho điểm nhuộm cao hơn ở vị trí para-; điểm nhuộm cao nhất thuộc về các nhóm N-hiđrocacbon amit thế và cacboxylat kích thước trung bình [16]. Nguyễn Đình Triệu và cộng sự (2 ) đã tiến hành nghiên cứu cơ chế động học bằng phần mềm Hyperchem và thực nghiệm kiểm tra cơ chế của phản ứng nhuộm esteraza không đặc hiệu đã cho thấy phản ứng đi qua giai đoạn tạo phức trung gian, từ đó đưa ra pH tối ưu bằng 8,0 [4, 18].

Ở Việt Nam, hiện chưa có nhiều công trình nghiên cứu về pha chế và chế tạo bộ kít nhuộm hóa học tế bào. Các phòng xét nghiệm đều tự pha các dung dịch nhuộm hóa học tế bào để tiến hành nhuộm dùng trong chẩn đoán và chủ yếu gồm 3 kỹ thuật: PAS, peroxidaza và sudan B. Nguyên nhân là các cơ chất dùng cho các kỹ thuật nhuộm esteraza đặc hiệu, không đặc hiệu ức chế và không ức chế, photphataza kiềm, axit rất dễ bị phân hủy đều phải nhập ngoại với giá thành cao (>10 triệu đồng 1g) và điều kiện bảo quản đòi hỏi ở nhiệt độ <-200C. Mặt khác các kỹ thuật này thường không đồng bộ do mỗi kỹ thuật có thời gian nhuộm, dung dịch cố định khác nhau dẫn đến kỹ thuật viên rất khó thực hiện (xem Bảng 1.5).

Bảng 1.5. Quy trình kỹ thuật của các bước nhuộm đơn

TT Kỹ thuật nhuộm

Dung dịch Cố định

Oxi hóa glycogen

thành andehit

Nhuộm các chất cần phát hiện

Tẩy Màu

Nhuộm nền

Số ƣớc nhuộm

Tổng thời gian

1. Nhuộm PAS, Kỹ thuật Hotchkiss

Hơi formol, 5 phút

Periodic 1%, 10 phút

Schiff 100%, 30 phút

Dung dịch SO2, 3

phút

Hematoxylin, 10 phút

5 58 phút

2. Nhuộm peroxidaza, Kỹ thuật Quaglino & Flemans

Formalin 10%, trong ethanol 30 giây

Benzidin 2,5%, 7 phút

Giemsa 7%, 20 phút

3 27,5 phút

3. Nhuộm sudan B, Kỹ thuật Sheehan & Storey

Hơi formol, 10 phút

Sudan B 0,18%, 60 phút

Ethanol 70%

Giemsa 7%, 20 phút

4 90 phút

4.

Nhuộm esteraza đặc hiệu, Kỹ thuật Wachstein & Wolf

Hơi formol, 5 phút

Naphtol AS-D Cloaxetat 1%,

Nuclear Fast Red, 0,1%:

10 phút

3 45 phút

TT Kỹ thuật nhuộm

Dung dịch Cố định

Oxi hóa glycogen

thành andehit

Nhuộm các chất cần phát hiện

Tẩy Màu

Nhuộm nền

Số ƣớc nhuộm

Tổng thời gian

5.

Nhuộm esteraza không đặc hiệu, kỹ thuật Wachstein &

Wolf

Hơi formol, 5 phút

Naphtol AS axetat 1%,

60 phút

Nuclear Fast Red 0,1%, 10

phút

3 105 phút

6.

Nhuộm esteraza không đặc hiệu ức chế bằng NaF, kỹ thuật Wachstein & Wolf

Hơi formol, 5 phút

Naphtol AS axetat 1%

&NaF, 60 phút

Nuclear Fast Red 0,1%, 10

phút

3 105 phút

7. Nhuộm photphataza kiềm, kỹ thuật Kaplow

Axeton trong đệm

xitrat, 30 giây

Naphtol AS-BI phosphate 0,009%, 10 phút

Hematoxylin,

5 phút 3 15,5 phút

8. Nhuộm photphataza axit, kỹ thuật Li và cs

Hơi formol, 4 phút

Naphtol AS-BI phosphate 0,017%, 90 phút

Hematoxylin,

10 phút 3 104 phút

Quy trình chẩn đoán thể bệnh bạch cầu cấp theo tiêu chuẩn FAB dựa trên phương pháp hình thái học-hóa học tế bào được thực hiện qua các bước thể hiện trên hình 1.8. Với quy trình này, quá trình nhuộm thường được tiến hành tuần tự nên thời gian thường kéo dài, các kỹ thuật nhuộm enzym đòi hỏi nhuộm càng sớm càng tốt để không bị giảm hoạt tính. Ngoài ra, kỹ thuật chọc tủy là một thủ thuật khó, cần tiến hành bởi các bác sỹ có chuyên môn cao và gây đau đớn cho người bệnh. Do vậy, mẫu tủy cần phải được xét nghiệm với hiệu quả cao tránh phải chọc tủy nhiều lần, nên việc tiến hành nhuộm đồng bộ một lúc sẽ rút ngắn thời gian chẩn đoán, đảm bảo chất lượng nhuộm. Giá thành bộ kít HICYTEC với 10 kỹ thuật nhuộm tốn khoảng 3 . đ. Số tiền này bằng giá 1 marker (CD) và bằng 1/10 giá 1 xét nghiệm gen (3.2 . đ), hơn nữa chỉ sau 1 giờ nhuộm là có thể giúp chẩn đoán nhiều bệnh như: Phân loại thể bệnh bạch cầu cấp theo tiêu chuẩn FAB, giảm điểm của nhuộm photphataza kiềm bạch cầu và ứ sắt.

Bộ kít này đã được Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp bộ mang mã số: BH- 2011-BV198-11 nghiệm thu và cho phép triển khai tại các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước.

Bộ kít nhuộm hóa học tế bào HICYTEC gồm 10 kỹ thuật đồng bộ gồm:

TT Kỹ thuật nhuộm Mục đích ph t hiện

1. Giemsa Quan sát hình thái tế bào

2. Periodic-Axit Schiff (PAS) Glycogen

3. Peroxidaza Enzym peroxidaza

4. Sudan B Hạt mỡ

5. Esteraza đặc hiệu Enzym esteraza đặc hiệu

6. Esteraza không đặc hiệu Enzym esteraza không đặc hiệu 7. Esteraza không đặc hiệu-NaF Enzym esteraza không đặc hiệu 8. Photphataza axit Photphataza axit

9. Photphataza kiềm Photphataza kiềm

10. Perls Tình trạng ứ sắt

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là 202 bệnh nhân có chỉ định chọc tủy tại Viện Huyết học-Truyền máu trung ương.

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

 Bệnh nhân có các triệu chứng nằm trong tiêu chuẩn về mặt lâm sàng bạch cầu cấp;

 Bệnh nhân chọc tủy lần đầu, được chẩn đoán xác định bạch cầu cấp và chưa điều trị.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

 Bệnh nhân hoặc thân nhân không đồng ý chọc tủy;

 Bệnh nhân cũ đã và đang điều trị;

 Bệnh nhân không bị bệnh bạch cầu sau khi có kết quả xét nghiệm marker và di truyền trong chẩn đoán phân loại dòng tế bào theo tiêu chuẩn FAB.

2.2. Phương ph p nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.2.2. Phương pháp thu thập mẫu và số liệu

Hồi cứu: Sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài cấp bộ "Nghiên cứu chế tạo bộ kít nhuộm hóa học tế bào để chẩn đoán các dòng tế bào trong bệnh ung thư máu", mã số: BH-2011-BV198-11 của Trần Văn Tính và cộng sự. Phương pháp thu thập mẫu của đề tài cụ thể như sau: Thu thập các mẫu tủy của bệnh nhân chọc tủy lần đầu chưa điều trị có các triệu chứng nằm trong tiêu chuẩn về mặt lâm sàng hoặc được chẩn đoán là bệnh bạch cầu cấp từ tuyến khác chuyển đến Viện Huyết học- Truyền máu trung ương từ 27/08/2014-15/06/2015. Mỗi mẫu kéo 10 tiêu bản, chuyển về Trung tâm Huyết học-Truyền máu, Bệnh viện 19-8, Bộ Công an tiến hành nhuộm bằng bộ nhuộm HICYTEC gồm 10 kỹ thuật nhuộm hóa học tế bào.

Tiến hành đọc kết quả và phân loại thể bệnh theo tiêu chuẩn FAB dựa trên kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng bộ kit nhuộm hóa học tế bào để phân loại bệnh bạch cầu cấp theo tiêu chuẩn fab 14 (Trang 25 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)