CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.5. PHƢƠNG PHÁP ĐO PHỔ TRONG PHỊNG THÍ NGHIỆM
Trước khi đo phổ đất, các mẫu đất biết trước độ ẩm được cho ra các khay và sắp xếp theo thứ tự (Hình 2.5). Phổ phản xạ đất được đo bằng máy đo phổ hiện trường ASD (Analytical Spectral Devices) – FieldSpec®3 (Hình 2.6) của PTN Environmental Geosphere Engineering – trường Đại học Kyoto, Nhật Bản.
Hình 2.5. Các mẫu đất đƣợc chuẩn bị để đo phổ tại PTN Địa kỹ thuật môi trƣờng - Đại học Kyoto
Máy đo phổ FieldSpec®3 có khả năng ghi thu phổ phản xạ từ cận hồng ngoại nhìn thấy (NIR) đến hồng ngoại sóng ngắn 2 (SWIR 2) của đối tượng, bao gồm dải phổ từ 350 đến 2500 nm và tốc độ thu thập dữ liệu là 0,1s trên mỗi phổ [56]. Đối với dữ liệu phổ của máy ASD, độ phân giải phổ của bước sóng từ 350 nm đến 1000 nm là 3 nm, độ phân giải phổ của bước sóng trong khoảng từ 1000nm - 2500 nm là 10 nm, và phổ chuẩn có độ phân giải là 1 nm [72]. Máy được thiết kế nhỏ gọn so với máy FieldSpec Pro FR có thể dễ dàng di chuyển trong quá trình tiến hành đo đạc trong phịng thí nghiệm và thực địa.
Hình 2.6. Đo phổ phản xạ đất sử dụng máy đo phổ FieldSpec®3 tại PTN Địa kỹ thuật mơi trƣờng - Đại học Kyoto
Phần mềm RS3 được sử dụng để kết nối và điều khiển máy đo phổ FieldSpec®3. Từ các file số liệu đo phổ phản xạ của bề mặt đối tượng nhận được từ máy đo phổ FieldSpec®3 có đi dạng .asd, sử dụng phần mềm ViewSpec Pro để hiển thị, tính tốn và chiết tách các dữ liệu đo đạc độ ẩm đất.
Phổ phản xạ đất được tính tốn theo phương trình (3) dưới đây:
(3)
trong đó:
-Rw là phổ phản xạ của đất được đo ngay trên bề mặt đất có đơn vị là %;
p
R là hệ số phản xạ ảnh hưởng bởi bầu trời được cung cấp theo năm bởi Field Spectroscopy Facility (http://fsf.nerc.ac.uk/calibration/cal_files.shtml).
-Lt là hệ số phát xạ thu được của đất tại điểm đo;