Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1.2. Phƣơng pháp phân tích cá trong phịng thí nghiệm
a. Phƣơng pháp định loại bằng hình thái
Các số đo (mm):
Chiều dài toàn thân cá (Lt), chiều dài trừ vây đuôi (Lo), chiều cao lớn nhất của thân (H), chiều dài đầu (T), khoảng cách hai ổ mắt (OO), đường kính mắt (O), khối lượng cá, chiều cao nhỏ nhất của thân (h), khoảng cách trước vây lưng (aD), khoảng cách từ vây lưng đến vây đuôi (Dc), khoảng cách trước vây hậu môn (aA), khoảng cách trước vây bụng (aV), chiều dài cuống đuôi (p), chiều dài gốc vây lưng (Dl), chiều dài gốc vây hậu môn (Al), chiều dài vây ngực (Pl), chiều dài vây bụng (Vl) [16] .
Các số đếm:
D: số tia vây của vây lưng, A: số tia vây của vây của vây hậu môn, P: số tia vây của vây ngực, V: số tia vây của vây bụng, C: số tia vây của vây đuôi, Sq: số vảy của đường bên, GR: số que mang của cung mang thứ nhất, Pt: công thức của răng hầu [16].
Cách viết số đếm: gai cứng (hay tia vây đơn) được kí hiệu bằng chữ số La Mã; tia khơng hóa xương và các tia vây phân nhánh kí hiệu bằng chữ số Ả Rập và hai loại số đếm này viết cách nhau bởi dấu (,) [9].
b. Định loại cá
Các bước định loại:
Sơ bộ phân nhóm cá theo hình thái bằng cách dựa vào các đặc điểm hình thái ngoài theo hướng dẫn của I.F.Pravdin (1973) [16].
Tiến hành xác định các số đo, đếm trên từng lồi cá, sau đó đối chiếu với tài liệu để xác định tên lồi chính xác (tên khoa học), sau đó sắp xếp các lồi theo hệ thống phân loại của Eschmeyer, 1998 [32].
Quy tắc định loại:
Định loại cá chủ yếu dựa vào các đặc điểm hình thái của cá, theo các khóa phân loại các tài liệu chính sau:
“Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam” của Mai Đình Yên, 1978[25] “Cá nước ngọt Việt Nam” tập 1, của Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001[6] “Fresh fishes of Northern Viet Nam” của Maurice Kottelat, 2001[34]
Mỗi loài nêu tên Việt Nam, tên khoa học kèm theo tác giả và năm công bố.