Thêm nữa, tàu đánh cá dùng túi nilon to để ướp cá, khi chuyển cá lên bờ, họ cào rách túi ni lon rồi vứt luôn xuống biển...gây mất mỹ quan vùng biển huyện Tĩnh Gia, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và làm giảm sức hút du lịch tắm biển Hải Hòa, cản trở mục tiêu phát triển của ngành du lịch.
Ngoài ra, việc sử dụng ngư cụ khai thác có tính huỷ diệt khơng chỉ làm giảm trữ lượng cá, tơm mà cịn gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và các hệ sinh thái ven biển, các hình thức sử dụng cào, lưới mắt nhỏ làm đục môi trường nước và làm nhiễu loạn môi trường của hàng loạt các hệ sinh thái biển-ven biển như rạn san hô, thảm cỏ biển, rong tảo biển. Các chủ tàu còn xả dầu thải từ động cơ tàu thuyền, nước dằn tàu trực tiếp ra biển. Trong phạm vi khu vực neo đậu của các tàu đánh cá, môi trường nước và trầm tích bị ơ nhiễm chất hữu cơ và rác thải sinh hoạt nghiêm trọng. Hoạt động cung cấp xăng dầu cũng được thực hiện mà khơng có sự kiểm sốt
ơ nhiễm đã làm cho khu vực có nguy cơ ơ nhiễm PCBs và kim loại nặng cao,…Các hành vi nói trên khơng chỉ gây ảnh hưởng đến mơi trường sinh thái ven biển mà cịn làm phát sinh mâu thuẫn giữa khai thác thuỷ hải sản và ngành du lịch và cũng có nghĩa là xung đột với một bộ phận dân cư địa phương đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch; mâu thuẫn do tranh chấp vùng khai thác giữa ngư dân địa phương và ngư dân từ các địa phương khác tới vùng khai thác chung (Hình 3.2).
Hình 3.2: Mâu thuẫn và xung đột giữa khai thác thuỷ sản với các ngành khác trong
quá trình sử dụng vùng ven biển huyện Tĩnh Gia
3.1.2 Mâu thuẫn lợi ích giữa ni trồng thủy sản với các ngành khác.
Trong những năm gần đây do nhu cầu tiêu thụ mặt hàng thủy sản trên thị trường tăng cao, việc nuôi tôm và cá lồng bè đã tạo ra nguồn lợi nhuận không nhỏ cho người dân ven biển. So với các hoạt động canh tác truyền thống như lúa, cói, làm muối,…thì ni tơm, cá lồng có lợi nhuận lớn hơn gấp nhiều lần. Do vậy các đầm nuôi tôm, cá liên tục được xây dựng, mở rộng và tăng lên nhanh chóng trong những năm vừa qua tại khu vực ven biển huyện Tĩnh Gia (Hình 3.3).
Khai thác thủy, hải sản ven bờ
Mâu thuẫn với bảo vệ tài
nguyên
Xung đột với cộng đồng bản
địa Mâu thuẫn với
ngành du lịch và dịch vụ
Phá hủy các hệ sinh thái ven biển, suy
giảm nguồn lợi thủy hải sản Ơ nhiễm mơi trường biển Cường hoá tai biến tự nhiên Sử dụng các phương tiện đánh bắt huỷ diệt
Hình 3.3: Bè nuôi cá lồng trên vịnh Nghi Sơn
Trong giai đoạn đầu, các hoạt động nuôi trồng thủy hải sản đã tạo ra nhiều công ăn, việc làm cho cộng đồng địa phương. Nuôi trồng thủy, hải sản đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là chiến lược xóa đói giảm nghèo của các địa phương ven biển nói chung và của huyện Tĩnh Gia nói riêng. Theo Phịng Nơng nghiệp huyện Tĩnh Gia, cuối năm 2011 diện tích ni trồng thủy sản là 892 ha. Diện tích ni nước lợ mặn 629ha, diện tích ni trồng thủy sản nước ngọt 263ha. Diện tích ni trồng lúa kết hợp cá là 105ha. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 1000 tấn/năm. Trong đó, tơm chân trắng 450 tấn, tơm sú đạt 134 tấn, cá lồng 35 tấn, cá nước ngọt 271 tấn, còn lại 110 tấn là các loại tơm, cua cá nước lợ và ngao. Trong đó có 43ha là ni tơm cơng nghiệp tập trung ở Thanh Thủy, Hải An, Hải Lĩnh và 350 lồng nuôi cá ở vịnh Nghi Sơn và quần đảo Hòn Mê [13].
Tuy nhiên, do việc xây dựng đầm nuôi tôm và cá lồng bè là một phương thức canh tác mới mẻ khác hẳn với các phương thức canh tác truyền thống của cộng đồng bản địa, thêm vào đó trình độ khoa học của người dân trong khu vực nghiên cứu còn thấp và việc thiếu quy hoạch, tổ chức và quản lý ngay từ những giai đoạn đầu tiên của các cấp chính quyền trong q trình ni trồng thủy hải sản dẫn đến một loạt mâu thuẫn nảy sinh như:
a) Mâu thuẫn giữa nuôi trồng thủy hải sản và nông nghiệp, khai thác thủy hải sản, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường khu vực ven biển huyện Tĩnh Gia.
Phong trào nuôi trồng thủy sản tại huyện Tĩnh Gia bắt đầu từ năm 1998 nhưng phát triển ồ ạt nhất là năm 2002 với diện tích rừng ngập mặn bị tàn phá để nuôi tôm. Theo điều tra thực tế từ những người dân và cán bộ phịng nơng nghiệp huyện đã về hưu, diện tích rừng ngập mặn (cả rừng trồng và rừng tự nhiên) trên tồn huyện có
khoảng 200ha. Đến nay, tổng diện tích rừng ngập mặn trên địa bàn huyện Tĩnh Gia còn khoảng 40ha, tập trung ở các xã Hải Châu, Xuân Lâm và Bình Minh. Diện tích rừng ngập măn giảm tới 80% trong 10 năm qua để đắp đầm nuôi tôm [13].
Việc suy giảm nghiêm trọng diện tích rừng ngập mặn còn kéo theo những hậu quả khác như suy giảm nguồn lợi cá, tôm và đặc biệt là một số lồi thủy, hải sản có giá trị kinh tế cao do môi trường sống bị thay đổi, mất nơi cư trú, sinh sản. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngành khai thác thủy, hải sản; ngồi ra, cịn dẫn tới nguy cơ cường hóa các tai biến thiên nhiên như hiện tượng sạt lở, bồi, xói đường bờ biển.
Nuôi trồng thủy hải sản tại huyện Tĩnh Gia đã và đang gây ra nguy cơ ô nhiễm đất, nguồn nước ngọt và môi trường nước biển ven bờ. Nuôi trồng thủy hải sản cần diện tích đầm và nguồn cung cấp nước khá lớn. Khai thác nước nuôi tôm, cá thiếu quy hoạch đã cường hóa các q trình mặn hóa tại các vùng cửa sông và các tầng nước ngầm.
Lượng thức ăn cung cấp cho các đầm nuôi tôm, cá chủ yếu gồm hai loại: thức ăn công nghiệp và cá con. Lượng thức ăn do không sử dụng hết dễ dàng bị phân hủy gây ô nhiễm hữu cơ và lắng đọng trong các đầm nuôi. Do vậy, sau mỗi vụ nuôi trồng việc vệ sinh và tẩy uế các đầm nuôi để chuẩn bị cho vụ kế tiếp là hết sức cần thiết. Các chất tẩy uế hiện nay được sử dụng rộng rãi tại các đầm nuôi trong khu vực là CuSO4 và clorophoc. Đây là các chất rất có hại cho mơi trường, đặc biệt đối với các đầm ni có trình độ xử lý thiếu khoa học. Chất thải đáy đầm chủ yếu là các loại sinh vật chết, các thức ăn thừa và các hợp chất hóa học chưa phân hủy hết. Khi dọn đầm nuôi các chất đáy đầm hoặc được đưa đi nơi khác hoặc phần lớn được thải ngay trên bờ đầm và khi có mưa thì các chất thải đáy này theo mưa chảy trở lại đầm hay chảy ra các kênh dẫn nước ra sông, ra biển.
Đầm ni tơm quảng canh cải tiến có nguồn giống, nguồn nước và thức ăn hầu như lấy từ tự nhiên nên lượng chất thải hữu cơ từ các đầm nuôi tôm cũng không đáng kể (tôm sú). Theo thống kê của Phịng Nơng nghiệp huyện Tĩnh Gia, lượng hóa chất và thức ăn dùng trong nuôi tôm công nghiệp (tôm chân trắng) trên tổng
Bảng 3.4: Lượng hóa chất và thức ăn cho chăn nuôi tôm chân trắng [13].
TT Loại hóa chất Đơn vị Số lượng Cả năm (2 vụ)
1 Vôi Kg/ha.vụ 10 860
2 Clo hữu cơ Kg/ha.vụ 0,6 51,6
3 Saponin Kg/ha.vụ 0,1 8,6
4 Chế phẩm biotec Kg/ha.vụ 200 17200
5 Phân NPK Kg/ha.vụ 5 430
6 Micro Power Kg/ha.vụ 5 430
7 Thức ăn công nghiệp tấn/ha.vụ 10 860
Trong q trình ni tơm cơng nghiệp và cá lồng đã tạo ra lượng chất hữu cơ rất lớn, thường lượng thức ăn tiêu thụ chiếm khoảng 15% tổng lượng thức ăn đưa vào [18]. Trong quá trình biến đổi các sản phẩm hữu cơ tại các khu vực ni cịn tạo ra nguồn dinh dưỡng N, P cung cấp cho thủy vực. Phần lớn N được thải ra ở dạng NH4 – N hòa tan và phần lớn P thải ra ở dạng không tan. Năm 2011, khu vực này đạt sản lượng 450 tấn tôm chân trắng và 35 tấn cá nuôi lồng bè [13]. Lượng dinh dưỡng trung bình phát thải từ ni thủy hải sản trong vùng ước tính trong bảng 3.5.
Bảng 3.5: Lượng dinh dưỡng phát thải từ nuôi trồng thủy hải sản [18].
Đối tượng nuôi Sản lượng (tấn/năm) Hệ số phát thải (kg/tấn/năm) Tổng lượng thải (tấn/năm) N-T P-T N-T P-T Tôm chân trắng 450 5,2 4,7 2,34 2,12 Cá lồng bè 35 2,9 2,6 0,1 0,09 Tổng 480 8,1 7,3 2,44 2,3
Trong hoạt động ni trồng thủy hải sản cịn có nguồn thải sinh hoạt từ lực lượng công nhân hàng ngày phục vụ tại các đầm, bè. Nhiều hộ dân từ Hải Châu trở vào đến Nghi Sơn thuộc các xã ven biển và vùng cửa sông đều tham gia nuôi tôm. Theo số liệu thống kê của Phịng Nơng nghiệp huyện Tĩnh Gia về diện tích nuôi trồng thủy sản phải cần 600 công lao động trong một năm nuôi trồng thủy sản. Lượng nước và rác được thải ra được trình bầy tại bảng 3.6.
Bảng 3.6: Tải lượng chất ô nhiễm do các lao động hoạt động nuôi trồng thủy sản [16]. STT Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngà y) Khối lượng tấn/năm 1 BOD5 45 – 54 26,7 2 COD (Dicromate) 72 – 102 45,4 3 Chất rắn lơ lửng (SS) 70 – 145 53,4 4 Dầu mỡ 10 – 30 10,7 5 Tổng Nitơ 6 – 12 4,8 6 Amôni 2,4 – 4,8 1,4 7 Tổng Phốtpho 0,8 – 4,0 1,1 9 Tổng Coliform (MPN/100ml) 106 – 109 58x106 10 Rác thải (kg/người/ngày) 0,3 375,4
Tổng kết các tính tốn và thống kê trên chúng ta có tổng lượng thải phát sinh từ hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản tại huyện Tĩnh Gia và được trình bầy trong bảng 3.7.
Bảng 3.7: Tổng lượng thải từ hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản tại huyện Tĩnh Gia
Các thông số Nuôi tôm, cá Lượng thải (tấn/năm) Sinh hoạt Tổng lượng thải (tấn/năm)
BOD - 26,7 109,5
COD - 45,4 218,4
N-T 8,1 4,8 34,64
P-T 7,3 1,1 10,31
TSS - 53,4 112,6
Phân vô cơ 460 - 460
Phân hữu cơ 5100 - 5100
Vôi 1024 - 1024
Chất hữu cơ từ thức
ăn 702 - 702
Lượng nước thải 80.000 m3
Tổng thải lượng từ hoạt động nuôi trồng thủy hải sản như trên một mặt sẽ gây nguy cơ ơ nhiễm nguồn nước ngầm, cường hóa các q trình mặn hóa ở cửa sơng và nước ngầm. Mặt khác cịn gây ơ nhiễm vùng nước ven biển, gây mùi hôi thối ảnh hưởng đến môi trường nước ven biển, mỹ cảm chung và sức khỏe cộng đồng.
Ngoài ra, các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng do sử dụng nguồn nước bị ơ nhiễm. Mặn hóa, phèn hóa tại khu vực cửa sơng ven biển dẫn đến
các sản phẩm nông nghiệp kém chất lượng hoặc đất canh tác khơng thể tiếp tục sử dụng. Q trình nuôi trồng thủy hải sản đã khai thác nguồn nước ngầm một cách quá mức dẫn đến thiếu nước tưới tiêu và gây khó khăn khơng nhỏ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp trong khu vực. Việc mở rộng diện tích đất ni trồng thủy hải sản đã cạnh tranh diện tích đất canh tác với hoạt động nơng nghiệp, thậm chí người nơng dân cịn chuyển đổi diện tích đất nơng nghiệp thành các đầm ni tơm, cá làm giảm sút đáng kể diện tích đất nơng nghiệp, gián tiếp làm sản lượng nông nghiệp giảm sút.
b) Mâu thuẫn trong nội bộ nghề nuôi trồng thủy hải sản
Như đã phân tích ở trên, trong q trình ni trồng thủy hải sản, người nuôi đã sử dụng khơng ít loại phân hữu cơ, vơ cơ và các hợp chất hóa học để tẩy rửa đầm ni trước khi chuyển vụ mới. Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn cho các con sông, kênh rạch khi được bơm xả trực tiếp không qua xử lý ra biển. Nước thải từ các ao đầm trong q trình ni cũng khơng được xử lý và thải trực tiếp ra các kênh mương, sông hồ hoặc ngấm xuống đất và lại được chính người dân tại khu vực này bơm vào bể để ni trồng trong các chu trình tiếp theo. Điều này đã làm cho mầm bệnh dịch từ các đầm ni tơm này có thể theo đường nước thải phát tán, lan ra nhanh chóng tới các đầm nuôi tôm khác dẫn đến hiện tượng các đầm nuôi tơm chết trên diện rộng vì dịch bệnh, gây thiệt hại khơng nhỏ cho chính người ni. Đây chính là hình thức thể hiện mâu thuẫn mơi trường trong nội tại nghề nuôi trồng thủy hải sản. Vì mục đích lợi nhuận mà các hộ nơng dân đã không xử lý nước thải và đầm nuôi triệt để dẫn đến dịch bệnh tràn lan và lại gây thiệt hại cho chính bản thân người ni.
c) Mâu thuẫn giữa nuôi trồng thủy hải sản và du lịch
Do thiếu quy hoạch mà số lượng đầm nuôi tôm, cá lồng bè mở rộng một cách ồ ạt và làm cho các cơ quan chức năng rất khó quản lý và kiểm soát lượng chất thải đổ ra biển từ các hoạt động như vậy. Huyện Tĩnh Gia hiện có khoảng trên 250 lồng nhà bè tập trung ở vịnh Nghi Sơn và đảo Mê. Mỗi ô lồng cá ăn hết trung bình 5k/g cá con và thức ăn công nghiệp/ngày [13]. Lượng thức ăn dư thừa cùng với chất thải sinh hoạt, vật dụng hàng ngày, túi nilon, rác thải đã được thống kê ở trên được thải trực tiếp ra biển đã và đang làm biến đổi nhanh màu sắc, gây ô nhiễm lớp nước mặt
và tăng nhiệt độ mơi trường đáy vịnh, gây mùi khó chịu gây ảnh hưởng không nhỏ đến du lịch ở Hải Hòa.
Ngồi ra, để mở rộng các ơ lồng và đầm nuôi tôm, cá người dân địa phương đã phá hủy rừng ngập mặn, xây dựng kênh dẫn nước phá vỡ mặt bằng và cảnh quan tự nhiên, làm cường hóa các tai biến thiên nhiên như đẩy mạnh q trình mặn hóa nước cửa sơng, ven biển và nước ngầm; xuất hiện hiện tượng thủy triều đỏ tại các khu vực có tảo; xói lở đường bờ biển. Một diện tích lớn rừng ngập mặn cũng bị chết do môi trường sống thay đổi từ việc xây bờ ngăn đầm để nuôi tôm, cá. Hậu quả là sức hút du lịch bị giảm sút, dẫn đến lượng khách du lịch đến tắm biển cũng suy giảm, ảnh hưởng đến ngành du lịch-dịch vụ (Hình 3.4).
Hình 3.4: Sơ đồ chuỗi nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn môi trường
giữa nuôi trồng thủy sản và du lịch
d) Xung đột cộng đồng
Mâu thuẫn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra là xung đột cộng đồng. Các mâu thuẫn này khi xảy thì rất khó khắc phục, làm cho xã hội mất ổn định. Mâu thuẫn này phát sinh trong quá trình sử dụng các cồn cát ven biển giữa nhóm người nghèo và nhóm người giàu. Cư dân các xã ven biển huyện Tĩnh Gia đều là những nông dân và ngư dân nghèo, có trình độ dân trí khơng cao. Trước lợi ích của việc ni tơm họ
Rừng ngập mặn bị phá hủy
Nuôi trồng thủy sản
Đắp đầm nuôi tôm
Xây dựng kênh dẫn nước phục vụ nuôi tôm
Sử dụng thức ăn nuôi tơm; phân bón, hóa chất
rửa đầm ni tơm
Cường hóa tai biến Môi trường bị ô nhiễm Mặt bằng, cảnh quan bị phá hủy Suy giảm sức thuhút của du lịch Mâu thuẫn với du lịch
đã nhanh chóng chuyển tất cả diện tích đất nơng nghiệp ven biển thành các ao nuôi. Tuy nhiên các đầm nuôi cần đầu tư một lượng vốn rất lớn, nhất là vốn để bơm nước, xử lý ao nuôi, mua con giống. Các đầm nuôi này sau một hoặc hai vụ nuôi trồng sẽ suy thối trong khi người dân khơng đủ vốn đầu tư để canh tác tiếp. Họ buộc phải bán các đầm ni cho những người có vốn lớn hơn (những người này phần lớn là những người từ nơi khác đến, kể cả vốn đầu tư của người nước ngồi).
Mâu thuẫn lợi ích giữa ni trồng thủy hải sản với các hoạt động khác và