Đặc điểm khí hậu huyện Ba Vì và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, sử dụng hợp lý tài nguyên sinh khí hậu huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 30 - 47)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đặc điểm khí hậu huyện

1.3.4. Đặc điểm khí hậu huyện Ba Vì và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe con

người, cho nghỉ dưỡng và phát triển du lịch

Ánh sáng Mặt Trời là nguồn gốc của vạn vật trên Trái Đất. Quá trình sinh trưởng và phát triển của các tế bào sinh vật đều bị chi phối bởi quá trình hấp thu và chuyển hóa năng lượng Mặt Trời.

1.3.4.1 Bức xạ Mặt Trời

Nằm gần với Chí tuyến Bắc (23°26'22" bắc), hàng năm khu vực Ba Vì có khả năng tiếp nhận một lượng bức xạ khá dồi dào do độ cao mặt trời trong năm lớn và ít thay đổi. Ở khu vực Ba Vì lượng bức xạ tổng cộng trung bình nhiều năm đạt 122,8 kcal/cm², thuộc loại trung bình ở Miền Bắc nước ta. Nhìn vào biến trình năm của lượng bức xạ tổng cộng (bảng 1.4) chúng ta thấy lượng bức xạ này phân bố không đều trong năm. Các tháng hè-thu (từ tháng 5 đến hết tháng 10) lượng bức xạ

tổng cộng tháng đều trên 10 kcal/cm².tháng, cao nhất là ba tháng 5 - 7, đạt khoảng 14 - 15 kcal/cm².tháng - chỉ riêng tổng lượng bức xạ của 3 tháng này đã chiếm tới 35,4% tổng lượng bức xạ năm. Các tháng đông - xuân, lượng bức xạ thấp, chỉ đạt khoảng 5,6 - 8,7 kcal/cm².tháng, thấp nhất là trong các tháng 1 - 3, bức xạ tổng cộng chỉ đạt 5,2 - 6,2 kcal/cm².tháng - tổng lượng bức xạ của 3 tháng này chỉ chiếm 13,8% tổng lượng bức xạ năm. Nhìn chung, lượng bức xạ tháng cao nhất (tháng 7) gần gấp ba lần lượng bức xạ tháng thấp nhất (tháng 1).

Bảng 1.4. Bức xạ tổng cộng trung bình tháng và năm ở khu vực Ba Vì - lấy trạm Láng, Hà Nội làm đại diện (kcal/cm²)

Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Hà Nội 5.6 5.2 6.2 8.6 14.2 14.1 15.2 13.8 12.5 10.8 8.7 7.9 122.8

(Nguồn: Số liệu KTTV Việt Nam tập 1 - Chương trình Tiến bộ KHKT cấp nhà nước 42A)

1.3.4.2. Chế độ mây và nắng

Lượng mây: Liên quan đến chế độ nắng là lượng mây. Lượng mây tổng quan

ở khu vực Ba Vì, Hà Nội thuộc loại trung bình so với nhiều nơi khác ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, trung bình năm đạt khoảng 7,6 - 7,7 phần 10 bầu trời (bảng 1.5).

Bảng 1.5. Lƣợng mây tổng quan trung bình tháng và năm ở khu vực Ba Vì (phần mƣời bầu trời)

Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Ba Vì 8.3 9.0 9.2 8.8 7.8 8.0 7.8 7.8 6.5 6.4 6.4 6.5 7.7 Sơn Tây 8.2 8.9 9.1 8.6 7.5 8.1 7.8 7.7 6.6 6.2 6.4 6.6 7.6

(Nguồn: Số liệu lưu trữ phịng Địa lý Khí hậu, Viện Địa lý, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam)

Thời kỳ nhiều mây là các tháng cuối đông - xuân (các tháng 1 - 4) và các tháng giữa mùa mưa (tháng 6 và 7). Thời kỳ ít mây là các tháng cuối mùa thu - đầu đông (từ tháng 9 đến tháng 12), trong đó tháng ít mây nhất là tháng 10, lượng mây trung bình tháng lúc này chỉ khoảng 6,2 - 6,4/10 bầu trời, và đây chính là thời kỳ có kiểu thời tiết trong xanh đẹp trời của mùa thu Hà Nội.

Số giờ nắng: So với nhiều nơi ở Đồng bằng Bắc Bộ, tổng số giờ nắng năm trung bình trên khu vực Ba Vì khơng cao, đạt khoảng 1450 - 1530giờ/năm (bảng

1.3.6). Số giờ nắng hàng ngày trung bình nhiều năm ở khu vực Hà Nội khoảng 4,0 - 4,2 giờ/ngày, thay đổi không nhiều từ nơi này qua nơi khác. Các tháng hè nắng nhiều hơn, có khoảng 5 - 6 giờ nắng/ngày, các tháng đơng ít nắng hơn, có khoảng 2-3 giờ nắng/ngày. Thời điểm nhiều nắng nhất trong năm ở khu vực Hà Nội thường là tháng 7, trung bình lúc này có khoảng 5,5 đến 6,0 giờ nắng/ngày. Thời điểm ít nắng nhất trong năm là tháng 2 - 3 - thường là thời kỳ mưa phùn trời nhiều mây ở Đồng bằng Bắc Bộ, trung bình lúc này mỗi ngày chỉ có từ 1,8 - 2,1 giờ nắng/ngày tùy theo từng nơi (Bảng 1.6).

Bảng 1.6. Số giờ nắng trung bình ngày các tháng và năm ở khu vực Ba Vì (giờ)

Trạm Tổng

năm

Các tháng trong năm Trung

bình năm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Ba Vì 1455.4 2.0 1.8 1.4 2.6 5.0 5.3 5.5 5.5 5.7 4.8 4.5 3.6 4.0 Sơn Tây 1527.1 2.1 1.8 1.6 3.0 5.6 5.5 6.0 5.6 5.8 4.9 4.5 3.6 4.2

(Nguồn: Số liệu KTTV Việt Nam tập 1 - Chương trình Tiến bộ KHKT cấp nhà nước 42A; Bộ số liệu khí hậu 1971-2000)

1.3.4.3. Chế độ Gió

Tốc độ gió trung bình: Ở khu vực Ba Vì tốc độ gió trung bình nhiều năm nhìn chung khơng cao, đạt khoảng 1,1 - 1,7 m/s, thời kỳ có tốc độ gió trung bình lớn trong năm là các tháng cuối đông - đầu hè (các tháng 1 - 5), đạt khoảng 1,2 - 2,2m/s. Thời kỳ tốc độ gió trung bình thấp là các tháng cuối hè - đầu thu (các tháng 9 - 10), đạt khoảng 0,9 - 1,4 m/s tùy theo từng nơi (bảng 1.7).

Bảng 1.7. Tốc độ gió trung bình tháng và năm ở khu vực Ba Vì (m/s)

Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Ba Vì 1.2 1.2 1.2 1.2 1.2 1.0 1.1 0.9 0.9 1.0 1.1 1.1 1.1

Sơn Tây 1.7 2.0 2.0 2.2 1.9 1.7 1.7 1.5 1.4 1.4 1.4 1.5 1.7

(Nguồn: Số liệu lưu trữ, Phịng Địa lý Khí hậu, Viện Địa lý, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam)

Tốc độ gió tối cao tuyệt đối và hướng: Các số liệu thống kê cho thấy tốc độ gió

mạnh nhất ở khu vực Ba Vì có thể lên đến 20 - 24 m/s (Bảng 1.8). Cụ thể, gió hướng Tây Bắc - NW, tốc độ 26 m/s đã quan trắc thấy vào ngày 14 tháng 6 năm 1974 ở trạm

Ba Vì; Gió hướng Đơng Nam - SE, tốc độ 34 m/s quan trắc thấy ở Sơn Tây ngày 6 tháng 5 năm 1965. Đặc biệt là tất cả những tốc độ gió mạnh nhất vừa nêu hầu như đều quan trắc thấy vào các tháng 5 - 6, là trong thời điểm đầu mùa mưa, nhiều khả năng những vận tốc gió lớn như vậy đều có liên quan đến hoạt động của dơng, lốc là những hiện tượng thời tiết đặc biệt đặc trưng của khu vực Ba Vì trong thời gian này.

Bảng 1.8. Tốc độ gió mạnh nhất tháng và năm ở khu vực Ba Vì (m/s)

Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Ba Vì SE 12 SW 17 NW 18 NE 19 NH 24 NW 26 SSE >20 E 24 ESE 18 NH 14 NH 12 NH 12 NW 26 Ngày NN 17 3 27 - 14 22 5 17 NN NN NN 14/6 Năm - 1985 1975 1971 - 1974 1977 1970 1973 - - - 1974 Sơn Tây NH 13 W 16 NE 17 NH 20 SE 34 NH 24 ESE 25 NE 24 NE 24 NH 21 NE 16 NE 15 SE 34 Ngày NN 17 26 NN 6 NN 20 9 NN 22 15 22 6/5 Năm - 1985 1974 - 1965 - 1977 1975 - 1958 1970 1968 1965

Ghi chú: NH - Nhiều hướng; NN - Nhiều ngày

(Nguồn: Số liệu KTTV Việt Nam tập 1- Chương trình Tiến bộ KHKT cấp nhà nước 42A)

1.3.4.4. Chế độ nhiệt

Nhiệt độ khơng khí trung bình: Nằm ở vĩ độ nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc lạnh, điểm nổi bật của chế độ nhiệt ở khu vực Ba Vì là sự hạ thấp của nền nhiệt trong các tháng mùa đơng.

Về phân hóa của nhiệt độ trung bình năm theo khơng gian lãnh thổ, nhiệt độ trung bình năm ở khu vực thấp (đồi - đồng bằng) của Ba Vì phổ biến đạt khoảng 23,3 - 23,5C (bảng 1.9). Điều kiện nhiệt này quy định tổng nhiệt độ năm ở khu vực thấp là vào khoảng 8600 - 8500C. Khu vực đồi núi thấp thuộc huyện Ba Vì, điều kiện nhiệt tuân theo những quy luật đai cao trong địa lý, cụ thể nhiệt độ giảm theo độ cao địa hình rõ rệt với gradien nhiệt độ trung bình năm là khoảng - (0,5 - 0,6)°C/100m. Ở độ cao khoảng 500 - 700m, nhiệt độ trung bình năm ở đây sẽ vào khoảng 20 - 19C, tương đương với tổng độ tích ơn khoảng 7000C. Lên đến độ cao 900 - 1000m nhiệt độ trung bình năm sẽ chỉ còn vào khoảng 18C và tổng nhiệt độ năm lúc này chi còn khoảng 6500C.

Bảng 1.9. Nhiệt độ khơng khí trung bình tháng và năm ở khu vực Ba Vì (C)

Trạm H

(m) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Ba Vì 20 16.0 17.5 20.1 23.9 27.0 28.7 28.7 28.1 27.0 24.5 20.9 17.5 23.3 Sơn Tây 7 16.2 17.6 20.2 23.9 27.1 28.8 28.9 28.4 27.2 24.8 21.4 18.1 23.5

(Nguồn: Số liệu lưu trữ Phịng Địa lý Khí hậu, Viện Địa lý, Viện Hàn lâm KNCN Việt Nam)

Mùa hè, kéo dài 5 tháng (từ tháng 5 đến hết tháng 9), thời tiết nóng bức, nhiệt độ trung bình của thời kỳ này khoảng 27,9 - 28,9C. Mùa đông, từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, thời tiết lạnh - mát, nhiệt độ trung bình thời kỳ này khoảng 17,5 - 18,0C, trong mùa đơng ở khu vực thấp của Ba Vì có tới 2 - 3 tháng lạnh (nhiệt độ trung bình tháng lạnh xuống  18C). Các tháng 4 và 10 là các tháng chuyển tiếp - tháng giao mùa.

Và mặc dù nền nhiệt mùa đông ở đây đã hạ thấp so với những vĩ độ nhiệt đới khác, biến trình năm của nhiệt độ khơng khí ở đây vẫn giống biến trình năm ở những vùng có vĩ độ tương đương, mang tính chất của vùng khí hậu NĐGM có mùa đơng lạnh. Đó là dạng biến trình đơn gồm một cực đại vào mùa hè - tháng 6 hoặc tháng 7 và một cực tiểu vào tháng 1.

Nhiệt độ không khí tối cao trung bình: Trên khu vực Ba Vì, nhiệt độ khơng

khí tối cao trung bình năm là khoảng 27,2 - 27,4C, thời kỳ mùa hè (các tháng từ 5 đến 9) nhiệt độ tối cao trung bình tháng vào khoảng 31 - 33C (bảng 1.10).

Bảng 1.10. Nhiệt độ khơng khí tối cao trung bình tháng và năm ở khu vực Ba Vì (C)

Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Ba Vì 19.3 20.4 23.0 27.3 31.4 32.9 32.9 32.3 31.3 28.7 25.2 21.8 27.2 Sơn Tây 19.6 20.4 23.2 27.5 31.6 33.0 33.0 32.3 31.3 29.0 25.5 22.1 27.4

(Nguồn: Số liệu lưu trữ Phịng Địa lý Khí hậu, Viện Địa lý, Viện Hàn lâm KNCN Việt Nam)

Nhiệt độ khơng khí tối thấp trung bình: Nhiệt độ khơng khí tối thấp trung

bình năm ở khu vực Ba Vì là vào khoảng 20,5 - 20,9C tùy theo từng nơi (bảng 1.11). Thời kỳ có nhiệt độ tối thấp trung bình tháng thấp nhất là tháng 1, đạt khoảng 13,7 - 14,0C.

Bảng 1.11. Nhiệt độ khơng khí tối thấp trung bình tháng và năm ở khu vực Ba Vì (C)

Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Ba Vì 13.7 15.2 17.8 21.3 23.9 25.6 25.6 25.3 24.2 21.5 17.8 14.4 20.5 Sơn Tây 14.0 15.3 18.0 21.3 24.1 25.7 25.9 25.6 24.6 22.0 18.6 15.2 20.9

(Nguồn: Số liệu lưu trữ Phịng Địa lý Khí hậu, Viện Địa lý, Viện Hàn lâm KNCN Việt Nam)

Nhiệt độ khơng khí tối cao tuyệt đối: Nằm ở khu vực xảy ra sự luân phiên liên

tục giữa các khối khí mang sắc thái nhiệt đới và cực đới (theo sau các đợt xâm nhập lạnh của gió mùa Đơng Bắc), trong các tháng giữa mùa đơng ở khu vực ba Vì vẫn có thể gặp những ngày nhiệt độ tối cao tuyệt đối lên đến 31 - 33C, trong các tháng hè, đặc biệt là đầu hè - các tháng 5 - 6, khi gió Tây khơ nóng hoạt động, nhiệt độ tối cao tuyệt đối cịn có thể lên cao hơn nữa, tới 40 - 41C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối cao nhất ở trạm Ba Vì là 41,6C quan sát thấy vào ngày 2 tháng 5 năm 1994 (bảng 1.12).

Bảng1.12. Nhiệt độ khơng khí tối cao tuyệt đối tháng và năm ở khu vực Ba Vì (C)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Ba Vì 31.9 34.4 38.8 38.2 41.6 40.2 39.5 38.5 37.3 34.4 35.0 32.4 41.6 Ngày 8 21 16 10 2 6 21 22 1 13 25 2 02/05 Năm 1989 1979 1996 1983 1994 1997 1998 1990 1992 1995 1997 1998 1994 Sơn Tây 31.4 33.3 37.6 37.6 40.5 41.0 39.7 38.7 36.7 35.0 34.0 31.2 41.0 Ngày 29 22 16 23 3 19 4 22 1 2 25 2 19/6 Năm 1980 1979 1996 1998 1994 1983 1983 1990 1992 1999 1997 1998 1983

(Nguồn: Số liệu lưu trữ Phịng Địa lý Khí hậu, Viện Địa lý, Viện Hàn lâm KNCN Việt Nam; Số liệu KTTV Việt Nam tập 1- Chương trình Tiến bộ KHKT cấp nhà nước 42A)

Nhiệt độ khơng khí tối thấp tuyệt đối: Chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa

cực đới, đặc biệt là vào chính đơng - từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau, ở khu vực Ba Vì có thể gặp nhiệt độ tối thấp tuyệt đối xuống tới vài ba độ C. Thấp nhất trên tồn khu vực Ba Vì đã từng ghi nhận được là 2,8C (Bảng 1.13).

Bảng 1.13. Nhiệt độ khơng khí tối thấp tuyệt đối tháng và năm ở khu vực Ba Vì (C)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Ba Vì 4.0 6.1 7.0 12.4 17.1 20.1 19.9 21.7 17.3 12.8 6.8 2.8 2.8

Ngày 23 1 1 14 5 10 29 31 30 24 29 NNg NNg

Năm 1983 1977 1986 1970 1981 1976 1972 1974 1970 1994 1983 NNă NNăm

Sơn Tây 4.6 5.4 4.5 13.0 17.3 20.4 19.5 19.8 17.2 15.4 9.2 5.1 4.5

Ngày 18 14 1 1 5 10 1 11 30 27 25 NNg 01/03

Năm 1967 1968 1984 1985 1994 1976 1960 1958 1970 1994 1975 NNă 1984

(Nguồn: Số liệu lưu trữ Phịng Địa lý Khí hậu, Viện Địa lý, Viện Hàn lâm KNCN Việt Nam; Số liệu KTTV Việt Nam tập 1- Chương trình Tiến bộ KHKT cấp nhà nước 42A)

Biên độ nhiệt năm và biên độ nhiệt ngày - đêm: Nằm ở vĩ độ nhiệt đới nhưng chịu ảnh hưởng sâu sắc của mùa đông lạnh, biên độ nhiệt độ năm ở khu vực Ba Vì khá cao, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất (thường là vào tháng 5 - 7) và tháng lạnh nhất (tháng 1) khoảng 12,7 - 12,8C tùy theo từng nơi .

Mặt khác, khí hậu Ba Vì là khu vực đồi – đồng bằng trước núi nên biên độ nhiệt ngày - đêm trung bình năm ở đây thuộc loại trung bình, khoảng 6,5 - 6,6C (bảng 1.14).

Bảng 1.14. Biên độ nhiệt ngày trung bình tháng và năm ở khu vực Ba Vì (C)

Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Ba Vì 5.6 5.0 5.3 6.1 7.6 7.3 7.5 7.0 6.8 6.6 7.4 7.4 6.6

Sơn Tây 5.5 5.0 5.2 6.0 7.4 7.4 7.2 6.9 6.9 7.0 7.0 7.1 6.5

(Nguồn: Số liệu ĐKTN dùng trong Xây dựng (Phần 1). QCXDVN 02: 2008/BXD. Số liệu KTTV Việt Nam tập 1- Chương trình Tiến bộ KHKT cấp nhà nước 42A)

1.3.4.5. Chế độ mưa

Tổng lượng mưa, mùa mưa và phân bố không gian: Cũng như nhiều nơi khác ở Bắc Bộ, khu vực Ba Vì có chế độ mưa mùa hè của vùng NĐGM. Các khu vực thấp của Ba Vì có tổng lượng mưa trung bình nhiều năm dao động trong khoảng 1500 - 1700mm/năm (Bảng 1.15), phía bắc Hà Nội khu vực Sóc Sơn, Mê Linh, Quảng Oai (các trạm Kim Anh, Xuân Hòa, Quảng Oai) tổng lượng mưa năm

mưa năm chỉ đạt khoảng 1427mm/năm; khu vực vùng đồi - chân núi Sơn Tây, Ba Vì tổng lượng mưa năm cao hơn cả, đạt 1700 - 1900mm/năm, ước tính ở những nơi cao hơn trên núi Ba Vì lượng mưa năm có thể cao hơn nữa, lên đến 2000 - 2400mm/năm [3]. Ở Bắc Bộ, lượng mưa như Ba Vì thuộc vào loại mưa từ trung bình đến tương đối phong phú.

Bảng 1.15. Tổng lƣợng mƣa trung bình tháng và năm ở khu vực Ba Vì (mm)

Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Quảng Oai 23.2 21.1 45.9 67.5 191.6 218.5 264.7 263.5 156.6 108.7 45.3 20.0 1426.7 Bất Bạt 18.7 20.0 35.9 94.1 186.4 216.6 249.3 255.8 220.7 156.4 54.5 10.7 1519.1 Suối Hai 14.8 18.5 38.3 99.2 199.2 263.9 287.0 299.7 233.5 185.9 51.7 16.5 1708.2 Cổ Đằng 21.2 23.4 28.8 92.2 189.3 279.9 288.3 346.3 289.0 211.1 52.4 24.3 1846.3 Ba Vì 27.3 33.7 50.8 98.5 270.7 274.8 327.8 339.6 238.0 188.7 58.7 21.2 1929.9 Sơn Tây 19.9 27.5 40.3 96.1 217.7 263.6 312.2 309.0 223.2 155.9 57.9 19.6 1742.8

(Nguồn: Số liệu lưu trữ Phịng Địa lý Khí hậu, Viện Địa lý, Viện HL KH &CN Việt Nam)

Dù cho tổng lượng mưa năm có sự phân hóa khác nhau trong khơng gian lãnh thổ, ở khu vực Ba Vì chế độ mưa khá đồng nhất và có sự phân lập rõ ràng trong năm:

mùa mưa (khi tổng lượng mưa vượt trên 100mm/tháng) kéo dài 6 tháng, từ tháng 5 đến

tháng 10, là thời kỳ hoạt động của gió mùa mùa hè (bảng 1.15); và mùa ít mưa kéo dài 6 tháng còn lại, từ tháng 11 của năm trước đến hết tháng 4 của năm sau, là thời kỳ hoạt động của gió mùa đơng - gió Đơng Bắc. Trong mùa ít mưa có một thời kỳ khơ hạn rõ rệt (khi lượng mưa thấp dưới 25mm/tháng) đó là các tháng giữa đơng - từ tháng 12 đến hết tháng 2 năm sau với cao điểm khô hạn nhất thường quan sát thấy trong tháng 1 hoặc 2 với lượng mưa tháng chỉ khoảng 20mm/tháng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, sử dụng hợp lý tài nguyên sinh khí hậu huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 30 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)