1.3.2.2. Hoạt động nhân sinh và yếu tố văn hóa
Con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội vừa là nhân tố thành tạo cảnh quan vừa là nhân tố tác động làm biến đổi cảnh quan lãnh thổ Ba Vì. Kết quả của sự tác động ấy có thể vẫn giữ được tính chất đặc trưng của cảnh quan cũ hoặc hình thành nên cảnh quan mới. Theo số liệu thống kê, năm 2013, dân số huyện Ba Vì có số dân 267,3ngàn người, mật độ dân số là 630người/km2. Khu vực có ba nhóm dân tộc (Kinh, Mường và Dao), trong đó người Kinh chiếm số lượng lớn nhất. Nhóm người Dao cư trú chủ yếu ở xã Ba Vì. Nhóm người Mường phân bố ở 7 xã miền núi thuộc huyện Ba Vì là Tản Lĩnh, Ba Trại, Yên Bài, Minh Quang, Khánh Thượng, Vân Hòa và Ba Vì).
1.3.2.3. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông của huyện là đường bộ và đường sơng, có khả năng liên kết rộng rãi địa bàn huyện với các quận huyện và tỉnh lân cận; hoạt động vận tải trên địa bàn huyện chủ yếu vẫn là giao thông đường bộ.
- Đường bộ: hệ thống giao thơng vận tải của huyện đường bộ giữ vai trị chủ đạo, được phân bố đều khắp trên địa bàn huyện, có tổng chiều dài 1.475,67km, bao gồm Quốc lộ 32 dài 15,5km, tỉnh lộ có 11 tuyến dài 115km, đường đê 40,1km, đường huyện có 35 tuyến dài 151km, đường thị trấn 29,9km và đường xã, thôn 1.135,5km. Mật độ đường bộ của huyện đạt 3,48km/km2 và 5,56km/1000 dân đây là tỷ lệ cao so với toàn quốc 0,86km/km2 và 3,35km/1000 dân. Quốc lộ và tỉnh lộ cơ bản được dải nhựa, đường giao thông nông thôn đã được kiên cố hóa tỷ lệ thấp đạt 28%; hệ thống giao thông quốc lộ, tỉnh lộ đã đạt từ cấp V đến cấp II, đảm bảo chất lượng khai thác từ trung bình trở lên.
- Đường sơng: có 02 sơng chính chảy qua là sơng Hồng và sơng Đà, các phương tiện có trọng tải dưới 400 tấn có thể hoạt động trên 2 tuyến sông này.
Hệ thống điện
Đến nay lưới điện quốc gia đã về đến 100% số trung tâm xã. Tổng chiều dài lưới điện trên địa bàn huyện là 871.702km, trong đó lưới cao thế 310.169km, hạ thế
Bưu chính viễn thơng
Bưu điện huyện giữ vai trò đầu mối trong việc duy trì ổn định của 8 bưu cục, 31 điểm bưu điện văn hóa xã; dịch vụ viễn thông ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tổng số máy điện thoại trung bình đạt 10 máy/100 dân; tỷ lệ dân nghe đài 4 cấp đạt 99%, số hộ xem được Đài Truyền hình Việt nam lên 99,6% năm 2012.
Cơ sở văn hóa
Tồn huyện hiện nay có 371 điểm vui chơi, giải trí. Đến năm 2012, tồn huyện đã có 63 di tích được xếp hạng, trong đó 24 di tích cấp thành phố.
Cơ sở hạ tầng phục vụ lưu trú du lịch (CSLT)
Theo số liệu thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện Ba Vì có 15 đơn vị kinh doanh du lịch với các loại hình kinh doanh phong phú nhằm khai thác tiềm năng du lịch địa phương. Tổng cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện gồm 13 cơ sở với tổng số phòng nghỉ phục vụ du khách là 415 phòng nghỉ tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách du lịch.
Công suất sử dụng phịng tại các khu vực nói chung đạt mức 34,08%, riêng khu vực xung quanh VQG Ba Vì do khí hậu mát mẻ, phù hợp nghỉ dưỡng nên có sức thu hút du khách theo mùa, cơng suất phịng nghỉ khu vực này thời điểm mùa du lịch đạt 70% đến 80%, trái lại không phải mùa du lịch thì cơng suất lại giảm xuống chỉ đạt trên 30%.
Sự phân bố các CSLT trên địa bàn cũng không đều, chủ yếu tập trung ở xung quanh khu vực núi Ba Vì và thị trấn Tây Đằng (70%). Chất lượng các CSLT ngày một tăng lên, nhiều khách sạn đã được xếp hạng sao và đầu tư đồng bộ về mở rộng quy mơ, tăng số lượng phịng, dịch vụ bổ sung tắm hơi, massage, nhà hàng hội trường phục vụ hội thảo ….
Cơ sở y tế
Theo thống kê đến hết năm 2012, mạng lưới cơ sở y tế trên địa bàn huyện Ba Vì gồm có: 01 bệnh viện đa khoa (242giường), 1 trung tâm y tế , 3 phòng khám đa khoa khu vực (Minh Quang, Tản Lĩnh, Bất Bạt) và 31 trạm y tế xã, thị trấn. Tổng số cán bộ y tế trên địa bàn huyện là 307 cán bộ, trong đó có 55 bác sỹ (8 bác sỹ chuyên
khoa cấp 1), 47 y sỹ, kỹ thuật viên, 172 y tá, nữ hộ sinh, 16 cán bộ nghành dược, trong đó có 2 dược sỹ (1 thạc sỹ chuyên ngành dược), 2 cao đẳng điều dưỡng. Số trạm y tế có bác sỹ hiện là 19 trạm, chiếm tỷ lệ 61,3%. Tỉ lệ số xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế tính đến năm 2012 là 90,3% (28/31 xã). Số giường bệnh/1 vạn dân là 9,6 giường và số bác sỹ là 2 bác sỹ.
1.3.3. Thực trạng phát triển du lịch Ba Vì
1.3.3.1. Hiện trạng khách du lịch a. Khách quốc tế
Số lượng khách: Số lượng khách du lịch quốc tế đến Ba Vì trong những năm qua (2008 - 2013) tăng trưởng mạnh và có sự tăng trưởng nhanh từ năm 2011 đến nay. Tuy nhiên lượng khách Quốc tế đến Ba Vì ổn định trong các năm, lượng khách nội địa tăng ổn định hàng năm. Như vậy khẳng định rằng, tiềm năng du lịch và các các điểm du lịch ở Ba Vì có sức hấp dẫn khách trong thời gian dài mặc dù trên thị trường ngày nay sự cạnh tranh ngày càng đang trở nên gay gắt hơn.
Nhìn chung, lượng khách du lịch quốc tế đến Ba Vì ổn định và đáp ứng được các mục tiêu đề ra. Nguyên nhân cơ bản do nhu cầu của thị trường khách quốc tế đến Việt Nam hiện nay thường quan tâm đến du lịch biển, núi, tham quan các di tích lịch sử, du lịch cộng đồng…mà Ba Vì có nhiều thế mạnh. Bên cạnh đó, với cơ chế chính sách thu hút đầu tư linh hoạt nên thời gian qua các dự án đầu tư phát triển hạ tầng và phát triển du lịch đã tạo ra một lợi thế cho Ba Vì.
- Khách quốc tế lưu trú ở khách sạn và các cơ sở lưu trú tương đối ngắn, trung bình khoảng 0,5 - 1,2ngày…Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do Ba Vì tương đối gần so với Hà Nội, điều kiện đi lại cũng khơng khó khăn nên số khách đi từ Hà Nội chỉ đi nghỉ ở Ba Vì vào các dịp lễ, tết nghỉ cuối tuần.
b. Khách nội địa
Khách du lịch nội địa vẫn là nguồn khách chủ yếu của tỉnh, trung bình hàng năm chiếm 85% tổng lượng khách đến. Ngoài khu vực VQG Ba Vì là nơi tập trung thu hút khách, cịn có các khu du lịch và khu tâm linh phụ cận như Đền và Sơn Tây, Chùa Mía, Đình Tây Đằng, khu du lịch Ao Vua, Thiên Sơn - Suối Ngà, Hồ Suối
tiện gần Hà Nội. Khác với khách quốc tế, khách nội địa liên tục tăng từ năm 2008 trở lại đây với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 20 - 22%.
Nguyên nhân một phần do nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng của người dân trong cả nước, đặc biệt là thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận ngày càng cao; bên cạnh đó là việc ngành du lịch Hà Nội chú trọng phát triển du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch văn hóa - lễ hội, du lịch cộng đồng…phù hợp với thị hiếu khách du lịch trong nước. Điều đó cũng có nghĩa rằng, trong tương lai gần thị trường khách nội địa sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch Ba Vì.
Khách du lịch nội địa đến Ba Vì thường là khách đi tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, công tác…năm sau cao hơn năm trước đặc biệt là vào thời điểm của các dịp đầu năm sau tết âm lịch, lễ hội Đền Và,…Tuy nhiên thời gian lưu trú của khách du lịch còn ngắn, do dịch vụ và chất lượng dịch vụ còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.
Khách du lịch nội địa thường là khách đi theo nhóm do các công ty du lịch, lữ hành tổ chức, hoặc do các tổ chức cơng đồn của các cơ quan, xí nghiệp tổ chức hoặc tự tổ chức theo các nhóm…Đa phần là khách từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các địa phương khu vực Bắc Trung Bộ.
Bảng 1.3. Tình hình khách du lịch đến Ba Vì giai đoạn 2008 - 2013 Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Nội địa 933.947 1024340 1547424 1709290 2.208.527 2.441.521 Quốc tế 7162 6290 7935 4222 8473 8479 Tổng 941.109 1.030.630 1.555.359 1.713.512 2.217.000 2.450.000
(Nguồn: Phịng Văn hóa - thể thao du lịch huyện Ba Vì)
1.3.3.2. Thu nhập và giá trị gia tăng du lịch
Thu nhập từ dịch vụ nói chung và du lịch của Ba Vì nói riêng trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Tổng giá trị tăng thêm nhóm ngành từ 2.346 tỷ đồng năm 2011 tăng lên 5.093tỷ đồng năm 2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 16,8% và tỷ trọng chiếm 52% .
Theo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ba Vì nhiệm kỳ 2011 - 2015, tổng doanh thu từ nhóm ngành dịch vụ - du lịch đạt 320tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 34,3%/năm; tổng lượt khách đạt 4.302.400 lượt người, tốc độ tăng bình quân 22,65% .
1.3.3.3. Lao động trong ngành du lịch
Cùng với sự phát triển ngày càng trở thành nền kinh tế mũi nhọn của huyện Ba Vì, tỷ lệ lao động tham gai trong lĩnh vực này ngày càng tăng. Đến nay, tổng số lao động trên địa bàn huyện trong lĩnh vực dịch vụ du lịch là gần 3.000 lao động và trên 1.000 lao động ở các địa phương đến kinh doanh tại các điểm du lịch trong mùa du lịch. Chất lượng phục vụ trong ngành du lịch ngày càng tăng lên, lao động được đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên.
1.3.3.4. Thực trạng môi trường du lịch ở Ba Vì
Thực tế, trong những năm qua lượng khách đến tham quan và du lịch tại Ba Vì đã tăng lên đáng kể. Bên cạnh việc mang lại hiệu quả đáng kể về tăng nguồn thu cho ngân sách, mở rộng quan hệ giao lưu, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần nâng cao mức sống cho người dân địa phương ở những điểm du lịch thì vẫn đề cấp thiết là tình trạng ơ nhiễm mơi trường tại các điểm tham quan du lịch cũng đang báo động.
1.3.4. Đặc điểm khí hậu huyện Ba Vì và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe con người, cho nghỉ dưỡng và phát triển du lịch người, cho nghỉ dưỡng và phát triển du lịch
Ánh sáng Mặt Trời là nguồn gốc của vạn vật trên Trái Đất. Quá trình sinh trưởng và phát triển của các tế bào sinh vật đều bị chi phối bởi quá trình hấp thu và chuyển hóa năng lượng Mặt Trời.
1.3.4.1 Bức xạ Mặt Trời
Nằm gần với Chí tuyến Bắc (23°26'22" bắc), hàng năm khu vực Ba Vì có khả năng tiếp nhận một lượng bức xạ khá dồi dào do độ cao mặt trời trong năm lớn và ít thay đổi. Ở khu vực Ba Vì lượng bức xạ tổng cộng trung bình nhiều năm đạt 122,8 kcal/cm², thuộc loại trung bình ở Miền Bắc nước ta. Nhìn vào biến trình năm của lượng bức xạ tổng cộng (bảng 1.4) chúng ta thấy lượng bức xạ này phân bố không đều trong năm. Các tháng hè-thu (từ tháng 5 đến hết tháng 10) lượng bức xạ
tổng cộng tháng đều trên 10 kcal/cm².tháng, cao nhất là ba tháng 5 - 7, đạt khoảng 14 - 15 kcal/cm².tháng - chỉ riêng tổng lượng bức xạ của 3 tháng này đã chiếm tới 35,4% tổng lượng bức xạ năm. Các tháng đông - xuân, lượng bức xạ thấp, chỉ đạt khoảng 5,6 - 8,7 kcal/cm².tháng, thấp nhất là trong các tháng 1 - 3, bức xạ tổng cộng chỉ đạt 5,2 - 6,2 kcal/cm².tháng - tổng lượng bức xạ của 3 tháng này chỉ chiếm 13,8% tổng lượng bức xạ năm. Nhìn chung, lượng bức xạ tháng cao nhất (tháng 7) gần gấp ba lần lượng bức xạ tháng thấp nhất (tháng 1).
Bảng 1.4. Bức xạ tổng cộng trung bình tháng và năm ở khu vực Ba Vì - lấy trạm Láng, Hà Nội làm đại diện (kcal/cm²)
Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Hà Nội 5.6 5.2 6.2 8.6 14.2 14.1 15.2 13.8 12.5 10.8 8.7 7.9 122.8
(Nguồn: Số liệu KTTV Việt Nam tập 1 - Chương trình Tiến bộ KHKT cấp nhà nước 42A)
1.3.4.2. Chế độ mây và nắng
Lượng mây: Liên quan đến chế độ nắng là lượng mây. Lượng mây tổng quan
ở khu vực Ba Vì, Hà Nội thuộc loại trung bình so với nhiều nơi khác ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, trung bình năm đạt khoảng 7,6 - 7,7 phần 10 bầu trời (bảng 1.5).
Bảng 1.5. Lƣợng mây tổng quan trung bình tháng và năm ở khu vực Ba Vì (phần mƣời bầu trời)
Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Ba Vì 8.3 9.0 9.2 8.8 7.8 8.0 7.8 7.8 6.5 6.4 6.4 6.5 7.7 Sơn Tây 8.2 8.9 9.1 8.6 7.5 8.1 7.8 7.7 6.6 6.2 6.4 6.6 7.6
(Nguồn: Số liệu lưu trữ phịng Địa lý Khí hậu, Viện Địa lý, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam)
Thời kỳ nhiều mây là các tháng cuối đông - xuân (các tháng 1 - 4) và các tháng giữa mùa mưa (tháng 6 và 7). Thời kỳ ít mây là các tháng cuối mùa thu - đầu đông (từ tháng 9 đến tháng 12), trong đó tháng ít mây nhất là tháng 10, lượng mây trung bình tháng lúc này chỉ khoảng 6,2 - 6,4/10 bầu trời, và đây chính là thời kỳ có kiểu thời tiết trong xanh đẹp trời của mùa thu Hà Nội.
Số giờ nắng: So với nhiều nơi ở Đồng bằng Bắc Bộ, tổng số giờ nắng năm trung bình trên khu vực Ba Vì khơng cao, đạt khoảng 1450 - 1530giờ/năm (bảng
1.3.6). Số giờ nắng hàng ngày trung bình nhiều năm ở khu vực Hà Nội khoảng 4,0 - 4,2 giờ/ngày, thay đổi không nhiều từ nơi này qua nơi khác. Các tháng hè nắng nhiều hơn, có khoảng 5 - 6 giờ nắng/ngày, các tháng đơng ít nắng hơn, có khoảng 2-3 giờ nắng/ngày. Thời điểm nhiều nắng nhất trong năm ở khu vực Hà Nội thường là tháng 7, trung bình lúc này có khoảng 5,5 đến 6,0 giờ nắng/ngày. Thời điểm ít nắng nhất trong năm là tháng 2 - 3 - thường là thời kỳ mưa phùn trời nhiều mây ở Đồng bằng Bắc Bộ, trung bình lúc này mỗi ngày chỉ có từ 1,8 - 2,1 giờ nắng/ngày tùy theo từng nơi (Bảng 1.6).
Bảng 1.6. Số giờ nắng trung bình ngày các tháng và năm ở khu vực Ba Vì (giờ)
Trạm Tổng
năm
Các tháng trong năm Trung
bình năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Ba Vì 1455.4 2.0 1.8 1.4 2.6 5.0 5.3 5.5 5.5 5.7 4.8 4.5 3.6 4.0 Sơn Tây 1527.1 2.1 1.8 1.6 3.0 5.6 5.5 6.0 5.6 5.8 4.9 4.5 3.6 4.2
(Nguồn: Số liệu KTTV Việt Nam tập 1 - Chương trình Tiến bộ KHKT cấp nhà nước 42A; Bộ số liệu khí hậu 1971-2000)
1.3.4.3. Chế độ Gió
Tốc độ gió trung bình: Ở khu vực Ba Vì tốc độ gió trung bình nhiều năm nhìn chung khơng cao, đạt khoảng 1,1 - 1,7 m/s, thời kỳ có tốc độ gió trung bình lớn trong năm là các tháng cuối đơng - đầu hè (các tháng 1 - 5), đạt khoảng 1,2 - 2,2m/s. Thời kỳ tốc độ gió trung bình thấp là các tháng cuối hè - đầu thu (các tháng 9 - 10), đạt khoảng 0,9 - 1,4 m/s tùy theo từng nơi (bảng 1.7).
Bảng 1.7. Tốc độ gió trung bình tháng và năm ở khu vực Ba Vì (m/s)
Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Ba Vì 1.2 1.2 1.2 1.2 1.2 1.0 1.1 0.9 0.9 1.0 1.1 1.1 1.1
Sơn Tây 1.7 2.0 2.0 2.2 1.9 1.7 1.7 1.5 1.4 1.4 1.4 1.5 1.7
(Nguồn: Số liệu lưu trữ, Phịng Địa lý Khí hậu, Viện Địa lý, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam)
Tốc độ gió tối cao tuyệt đối và hướng: Các số liệu thống kê cho thấy tốc độ gió
mạnh nhất ở khu vực Ba Vì có thể lên đến 20 - 24 m/s (Bảng 1.8). Cụ thể, gió hướng Tây Bắc - NW, tốc độ 26 m/s đã quan trắc thấy vào ngày 14 tháng 6 năm 1974 ở trạm
Ba Vì; Gió hướng Đơng Nam - SE, tốc độ 34 m/s quan trắc thấy ở Sơn Tây ngày 6 tháng 5 năm 1965. Đặc biệt là tất cả những tốc độ gió mạnh nhất vừa nêu hầu như đều