Yếu tố tựnhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định bộ chỉ thị xáo trộn môi trường karst phục vụ quản lý vườn quốc gia phong nha kẻ bàng luận văn ths kiểm soát và bảo vệ môi trường 628501 (Trang 44 - 45)

5. Cơ sở tài liệu thực hiện đề tài

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường karst trong khu vực Vườn Quốc gia

2.4.1. Yếu tố tựnhiên

- Lũ lụt, ngập úng: hiện tượng này thường xảy ra khi có mưa lớn. Hàng năm vào khoảng tháng 9, 10 Phong Nha Kẻ Bàng thường bị ngập lũ trong vòng 2-3 tuần. Lũ lụt theo mùa này làm gián đoạn các hoạt động du lịch hàng năm. Một số trận lũ lụt nghiêm trọng xảy ra không thường xuyên gây tác động tiêu cực đến các lồi động vật hoang dã và mơi trường sống của chúng cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Tần suất và mức độ nghiêm trọng của thảm họa thiên tai có khả năng gia tăng bởi biến đổi khí hậu do con người gây ra (“hiện tượng nóng lên tồn cầu”). Ngồi ra lũ qt và ngập úng có thể phá hủy nhiều nhà cửa cầu cống, cơng trình xây dựng của xã, làm đình trệ sản xuất và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Qua điều tra thực địa cho thấy, ở khu vực nghiên cứu thường xảy ra lũ quét ở khu vực sân bay khe gát. theo phỏng vấn người dân ở khu vực này thì đây là một điểm thường xảy ra hiện tượng sạt lở hằng năm, đã phá vỡ nhiều cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống. Thời điểm khảo sát đợt 1 vào tháng 10 năm 2014 của đoàn thì con đường lưu thơng này đã được làm mới tuy nhiên vết tích của các đợt lũ quét trước đó vẫn cịn thấy rõ.

- Hạn hán: Lũ lụt là thế nhưng tình trạng hạn hán kéo dài và thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất còn nan giải hơn vào mùa hè, khoảng từ tháng 5 đến tháng hết tháng 7 hằng năm. Hầu như ở tất cả các hộ dân và điểm dừng phỏng vấn đều thể hiện mong muốn một cách khẩn thiết sự quan tâm từ lãnh đạo và các cấp có thẩm quyền đến tình trạng nước uống và sinh hoạt vào mùa khô. Đây là hiện tượng thường thấy với đặc trưng địa hình cao và dốc thì phần lớn nước mưa nhanh chóng theo các khe nứt, hang hốc đi xuống dưới sâu. Hạn hán càng mạnh khi lớp phủ thực vật bị suy giảm, không thể giữ ẩm đất và duy trì nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất.

- Đổ lở , trượt lở: Nguyên nhân của hiện tượng này là do trọng lượng, độ dốc khối trượt, nước, vật liệu khối trượt và một số nhân tố khác. Có nhiều nguyên nhân gây trượt lở ở khu vực VQG phong Nha - Kẻ Bàng trong đó có 2 ngun nhân chính đó là

độ dộc địa hình lớn và lượng mưa lớn. Đường Hồ Chí Minh khu vực đồi Khe Gát cũng được quan tâm và trồng cỏ Vetiver nhằm hạn chế hiện tượng sạt lở ở nơi đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định bộ chỉ thị xáo trộn môi trường karst phục vụ quản lý vườn quốc gia phong nha kẻ bàng luận văn ths kiểm soát và bảo vệ môi trường 628501 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)