MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VIRUS CÚM A/H5N1 Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng quy trình phát hiện nhanh virus cúm gia cầm a h5n1 trong mẫu bệnh phẩm bằng kỹ thuật multiplex reverse transcription polymerase chain reaction (Trang 32 - 34)

THẾ GIỚI

Trước tình hình lây lan của dịch cúm gia cầm, thế giới và Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về phương pháp chẩn đốn, điều trị và dự phịng bệnh cúm. Ngay khi di ̣ch cúm A /H5N1 xảy ra trên gia cầm vào cuối năm 2003, các phịng thí nghiệm trọng điểm của nước ta đã n hanh chóng hoàn thiê ̣n kỹ thuâ ̣t phát hiê ̣n virus cúm A/H5N1 trên mẫu bê ̣nh phẩm bằng kỹ thuâ ̣t RT -PCR đồng thời triển khai kỹ thuâ ̣t giải trình các gen của cúm A/H5N1 nhằm tìm hiểu sâu hơn về chủng virus đang lưu hành ta ̣i Viê ̣t Nam . Những chuỗi gen giúp xác định subtype H5, subtype N1 và các gen cấu trúc đã được Viện Cơng nghệ Sinh học, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Thú y giải mã và công bố trên Ngân hàng gen [30, 38]. Trên cơ sở phân tích trình tự gen kháng ngun H5 và N1, các tác giả khẳng định nguồn gốc của virus cúm A gây bệnh trên gia cầm và người tại Việt Nam cùng nhóm với virus H5N1 phân lập tại Trung Quốc [30]. Các biến chủng H5N1 của Hồng Kông, Trung Quốc phân lập những năm 1997 - 2001 và Hàn Quốc, Đài Loan (phân lập năm 2003) đều có nguồn gốc từ chim cút và ngỗng (A/Goose/Guandong/1/96) vùng Quảng Đơng (Trung Quốc), đó là các biến chủng thuộc dịng Quảng Đơng [30]. Như vậy, virus cúm gia cầm gây bệnh ở gia cầm và

người tại Việt Nam là cúm H5N1 type A thuộc thế hệ mới đã có biến đổi cơ bản về gen H5 và gen N1, nhưng vẫn có cùng nguồn gốc với H5N1 từ vùng địa lý Nam Trung Quốc và Hồng Kông. Các chủng phân lập những năm 2004-2006 đã được nghiên cứu khá chi tiết về góc độ gen học và quan hệ phân tử với các chủng trong vùng và thế giới, kết quả khẳng định virus H5N1 vùng Nam và Đơng Nam Á thuộc nhóm di truyền VTM (viết tắt: Vietnam-Thailand-Malaysia), có những đặc tính sinh học nhất định khác với các nhóm vùng Trung Quốc và Hồng Kơng [15]. Năm 2007, xuất hiện thêm biến chủng H5N1 dưới dòng Phúc Kiến tại Việt Nam, đã và đang làm phức tạp thêm vấn đề dịch tễ học và quan hệ kháng nguyên và miễn dịch, do tỷ lệ tương đồng kháng nguyên HA (H5) và NA (N1) thấp so với các chủng phân dịng Quảng Đơng, tuy nhiên vẫn cịn có khả năng bảo vệ miễn dịch [1].

Vấn đề chẩn đoán và xây dựng phương pháp phát hiện nhanh và phân biệt cúm A với các tác nhân gây triệu chứng hô hấp khác, cũng như phân biệt các subtype HA và NA đã được các nhà khoa học Việt Nam quan tâm, kết hợp nghiên cứu với các tổ chức thế giới. Phát hiện nhanh cúm A/H5N1 và các subtype khác bao gồm việc sử dụng kháng nguyên hoặc kháng thể, hoặc sinh học phân tử đã được xây dựng thành phương pháp. Nghiên cứu vaccine và miễn dịch, các nhà khoa học Việt Nam cũng đã có những đóng góp nhất định về tạo chế phẩm kháng nguyên, tạo vaccine di truyền ngược hoặc vector tái tổ hợp trên nền virus cúm A/H5N1 của Việt Nam [1].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng quy trình phát hiện nhanh virus cúm gia cầm a h5n1 trong mẫu bệnh phẩm bằng kỹ thuật multiplex reverse transcription polymerase chain reaction (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)