.Đặc trưng hình thái các lưu vực sơng chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng mô hình mike từng bước hoàn thiện công nghệ dự báo lũ sông hồng thái bình (Trang 55)

Bảng 2. 3. Đặc trưng hình thái các lưu vực sơng chính

Đặc trưng trung bình lưu vực

TT Sông Chảy vào sông Độ cao đầu nguồn (m) Chiều dài sông (km) Chiề u dài lưu vực (km) Diện tích lưu vực (km2) Độ cao (m) Độ dốc 0 /00 Mật độ lưới sông (km/ km2) Hệ số phát triển đườn g phân nước Hệ số hình dạn g sơn g 1 Hồng Biển 1233/556 179.760/73.81 2 2 Thao (đến Việt Trì) Hồng 1009/332 50074/12000 647 29.9 1 3 Đà Hồng 1042/570 50530/26800 965 36.8 4 Lô Hồng 506/275 36744/22600 884 19.7 0.98 5 Chảy Lô 300 319 250 6500/4580 858 24,6 1,09 2,08 0,11 6 Gâm Lô 1400 297/217 340 15594/9784 877 22,7 2,02 0,14 8 Cầu Thái Bình 1175 289 198 6030 190 16,1 0,95 2,1 0,16 9 Thương Cầu 600 157 99 6650 190 13,3 0,91 1,87 0,65 10 Lục Nam Thương 400 175 120 3070 207 16,5 0,94 1,69 0,21

Hình 2. 5. Mạng lưới sơng ngịi và một số cơng trình trọng điểm trên sơng thuộc

lưu vực sơng Hồng - Thái Bình

Cũng cần chỉ ra rằng, đồng bằng châu thổ sông Hồng là phần hạ lưu của hai hệ

thống sơng Hồng và Thái Bình, do địa hình bằng phẳng, mạng lưới sơng ngịi kênh

rạch chằng chịt đan xen nhau nên khó có thể phân chia ranh giới giữa 2 hệ thống sông này ở vùng đồng bằng sơng Hồng.

Dưới đây mơ tả tóm tắt các phụ lưu và phân lưu của hệ thống sông Hồng.

Lưu vực sông Thao: Sơng Thao là dịng chính của sơng Hồng, bắt nguồn từ dãy

núi Ngụy Sơn cao trên 2000m thuộc tỉnh Vân Nam Trung Quốc (ở Trung Quốc sơng Thao cịn có tên là sơng Ngun). Sơng Thao có chiều dài sơng: 902 km (tính đến Việt

Trì) trong đó trong nước là 332 km; diện tích lưu vực là 51.800 km2 (phần trong nước

là 12.000 km2).

Lưu vực sơng Thao nằm ở vị trí chuyển tiếp từ Đơng Bắc sang Tây Bắc của Bắc

Bộ. Giới hạn phía đơng là dãy núi Con Voi, nơi phân chia đường phân nước lưu vực

Hoàng Liên Sơn - PuLuông, đây là đường phân nước của 2 lưu vực sông Đà và sông

Thao với đỉnh Phan- Xi-Păng cao nhất nước ta: 3143 m.

Lưu vực sơng Thao có dạng dài, hẹp ngang, mở rộng ở phía thượng lưu và thu

hẹp ở trung và hạ lưu. Ở phần phía bờ phải thuộc lãnh thổ nước ta lưới sông kém phát

triển, một số sơng nhánh chính của sơng Thao ở nước ta như: Ngịi Bo (F =587 km2),

Ngòi Nhù (F=1550 km2), Ngòi Hút (F=632 km2), Ngòi Thia (F=1570 km2), Ngòi Bứa

(F=1370 km2), Ngòi Phát (F=512 km2), Ngịi Lao (F=650 km2).

Lưu vực sơng Đà: Sông Đà là sông cấp I thuộc hệ thống sơng Hồng. Sơng Đà

có tên gọi là sơng Lý Tiên ở Trung Quốc, bắt nguồn từ vùng núi cao tỉnh Vân Nam,

theo hướng tây bắc - đông nam chảy vào địa phận nước ta tại xã Ka Long huyện

Mường Tè, tỉnh Lai Châu, rồi tiếp tục chảy qua tỉnh Điện Biên, Sơn La và Hồ Bình

rồi đổ vào sông Thao tại Trung Hà. Sông Đà dài 1010 km, diện tích lưu vực

52.900km2 (riêng trong trong lãnh thổ nước ta sông Đà dài 570 km và diện tích lưu

vực 26.800km2, bao gồm toàn bộ hay một phần địa phận các tỉnh Lai Châu, Điện Biên,

Sơn La, Hồ Bình. Một số sơng nhánh tương đối lớn của sông Đà như: Nậm Na (F =

6860 km2), Nậm Pô (F = 2280 km2), Nậm Mức (F = 2930 km2), Nậm Mu (F = 3400

km2), Nậm Bú (F = 1410 km2), Nậm Sập (F = 1110 km2)... Do điều kiện địa hình nên

lưu vực sơng Đà có dạng dài và hẹp ngang - dạng hình lơng chim.

Lưu vực sơng Lơ: Sơng Lô bắt nguồn từ vùng núi cao trên 2000 m ở phía tây

nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phần ở Trung Quốc sơng Lơ có tên gọi là sơng Bàn

Long, chảy theo hướng tây bắc - đông nam vào địa phận huyện Vị Xuyên tỉnh Hà

Giang, qua các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, nhập vào sơng Thao tại Việt

Trì, dịng chính sơng Lơ có chiều dài 470 km với diện tích lưu vực là 39.000 km2,

trong lãnh thổ nước ta sơng Lơ có chiều dài 275 km và diện tích lưu vực 22.600 km2.

Lưu vực sông Lô hẹp ngang ở thượng và hạ lưu, mở rộng ở trung lưu, trong

lãnh thổ nước ta, sơng Lơ có một số nhánh chính như: Miện (F=1930 km2), Gâm

(F=17.200 km2), sông Chảy (F=6500 km2) và sơng Phó Đáy (F=1610 km2).

Lưu vực sông Chảy: Sông Chảy bắt nguồn từ núi Tây Côn Lĩnh cao 2419 m,

dài dịng chính là 319 km. Lưu vực sơng Chảy được giới hạn phía bắc là vùng núi cao 1500 m, dãy núi Con Voi kéo dài từ tây bắc xuống tây nam phân cách giữa sông Chảy và sông Thao, dãy núi Tây Côn Lĩnh và dãy núi thấp ở phía đơng và đơng nam phân

chia lưu vực giữa sơng Chảy và dịng chính sơng Lơ.

Lưu vực sơng Phó Đáy: Sơng Phó Đáy là sơng nhánh của sơng Lơ, diện tích lưu

vực 1610 km2 và chiều dài dịng chính là 170 km, bắt nguồn từ vùng núi Tam Tao cao

trên 1000 m, chảy theo hướng gần đông bắc và tây nam, nhập vào sơng Lơ gần Việt

Trì cách cửa sơng Lơ 2 km. Sơng Phó Đáy được giới hạn về phía bắc - tây bắc bởi

cánh cung sơng Gâm, phía đơng và nam là dãy núi Tam Đảo, nằm giữa hai dãy núi

cao, kéo dài vì vậy thung lũng sơng Phó Đáy hẹp và kéo dài.

Lưu vực sông Đáy: Sông Đáy cũng được coi là sông nhánh của sơng Hồng ở

phía hữu ngạn, bắt nguồn từ vùng núi Ba Vì, chảy theo hướng tây bắc - đông nam và

đổ ra biển tại cửa Đáy. Sông Đáy vốn là một phân lưu bên bờ phải của sơng Hồng với

diện tích lưu vực xấp xỉ 5800 km2, chiều dài sông vào khoảng 230 km bắt đầu từ hạ

lưu đập Đáy qua các tỉnh Hà Tây, Hà Nam, Nam Định và đổ vào vịnh Bắc Bộ ở cửa Đáy (Ninh Bình). Lưu vực sông Đáy bao gồm 6 lưu vực sông nhỏ hợp thành, là sơng Tích, sơng Hồng Long, sơng Đào, sơng Thanh Hà, sông Nhuệ, sông Châu Giang.

Hệ thống sông Thái Bình:

Hệ thống sơng Thái Bình bao gồm 3 sông hợp thành tại Phả Lại là sông Cầu,

sông Thương và sông Lục Nam; sông Cầu được xem là dịng chính của hệ thống sơng

Thái Bình. Hệ thống sơng Thái Bình có diện tích lưu vực tính đến Phả Lại bằng 12.680 km2, độ cao trung bình từ 150m đến 200 m, thấp hơn các khu vực xung quanh. Mật độ

sông suối phân bố không đều, từ 0,5 đến 1,5 km/km2, mạng lưới sông suối trên lưu vực

sắp xếp như một hình quạt mở rộng về phía đơng bắc mà điểm qui tụ ở Phả Lại.

Dưới đây mơ tả tóm tắt các phụ lưu và phân lưu của hệ thống sơng Thái Bình.

Lưu vực sơng Cầu: Sơng Cầu được coi là dịng chính của sơng Thái Bình, bắt

nguồn từ vùng núi Tam Tao (1326 m) ở sườn đơng nam dãy Pia Bióoc (1527 m), phía tây tỉnh Bắc Kạn, chảy theo hướng tây bắc - đông nam, qua thị xã Bắc Kạn, rồi chuyển

nhận sông Thương ở thượng lưu Phả Lại khoảng 2 km. Tính đến Phả Lại, sơng Cầu

dài 288 km, diện tích lưu vực 6030 km2, mật độ lưới sơng trung bình khoảng 0,55

km/km2. Một số sơng nhánh chính của sơng Cầu là: Sông Chu (F = 465km2), sông Đu

(F = 361km2), sông Cà Lồ (F = 881km2).

Lưu vực sông Thương: Sông Thương bắt nguồn từ dãy núi Na-Pa-Phước cao

600 m ở huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn, chảy theo hướng đông bắc - tây nam qua

thành phố Bắc Giang, tiếp nhận thêm sông Lục Nam rồi chảy vào sông Cầu ở thượng

lưu Phả Lại. Sông Thương dài 157 km, diện tích lưu vực 3580 km2, mật độ lưới sơng

trung bình tồn lưu vực khoảng 0,82 km/km2. Một số sơng nhánh chính của sơng

Thương như sau: sơng Hố (F = 385km2), sông Trung (F = 1270km2), sông Sỏi (F =

303km2)...

Lưu vực sông Lục Nam: Sông Lục Nam bắt nguồn từ vùng núi Kham, cao 700

m ở huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn, chảy theo hướng đông bắc - tây nam qua các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam tỉnh Bắc Giang rồi đổ vào sông Thương ở Tứ Yên, cách Phả Lại 10 km về phía thượng lưu. Sơng Lục Nam dài 175 km, diện tích lưu

vực 3070 km2, mật độ lưới sơng trung bình lưu vực 0,98 km/km2. Sơng Lục Nam có

một số nhánh tương đối lớn, trong đó lớn nhất là sơng Cẩm Đàn (F = 705 km2).

b. Chế độ lũ

Lũ trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình là sản phẩm của mưa rào nhiệt đới,

đồng thời lại chịu tác động của địa hình dốc, thung lũng sơng hẹp nên chế độ lũ có một

số đặc điểm dưới đây:

Thời gian mùa lũ và tính phân kỳ dịng chảy lũ:

Mùa lũ trên lưu vực sơng Hồng – Thái Bình thường kéo dài từ tháng VI đến

tháng X. Cũng có năm bắt đầu sớm hơn 15 - 20 ngày hoặc kết thúc muộn hơn 15 - 20 ngày. Sự xuất hiện mùa lũ và đặc biệt là các trận lũ lớn phụ thuộc vào cường độ hoạt

động của gió mùa tây nam và áp thấp nhiệt đới Bắc Ấn Độ Dương, cũng như ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới và cao áp Thái Bình Dương.

Lũ trên lưu vực sơng Hồng - Thái Bình có tính phân kỳ khá rõ, đối với sông

tháng VIII, lũ tháng VII và tháng IX chỉ xẩy ra đối với qui mô nhỏ hơn. Đối với các sơng thuộc lưu vực sơng Thái Bình, vì nằm phía Đơng lưu vực sơng Hồng, chịu ảnh

hưởng của bão nhiều hơn nên tính phân kỳ khơng rõ, có thể xẩy ra lũ lớn trong các

tháng VII-IX.

Dạng lũ và cường suất lũ:

Lũ trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình thường có dạng nhiều đỉnh do những trận mưa liên tiếp trong lưu vực tạo thành. Hàng năm thường có từ 3 đến 5 trận lũ.

Năm 1990, riêng trong tháng VII đã có trận lũ vượt báo động 3 tại Hà Nội: 11,64 m

ngày 3/VII; 11,87 m ngày 27/VII và 11,94 m ngày 31/VII.

Lũ trên lưu vực sơng Hồng - Thái Bình có thời gian lên khá nhanh, chỉ có từ 3

đến 5 ngày là đạt tới đỉnh lũ, thời gian lũ rút từ 5 đến 7 ngày. Những trận lũ lớn thường

do hai, ba trận lũ nhỏ tiếp nối tạo thành, những trận lũ này thời gian kéo dài 15 - 20

ngày như lũ tháng VIII/ 1969 và VIII/ 1971.

Thời gian tập trung lũ khá nhanh, từ khi mưa đến khi lũ về chỉ trong vòng 2- 3

ngày, riêng đối với các sơng miền núi có nơi khơng quá 24h. Cường suất lũ lớn đạt 3-7

m/ ngày ở thượng lưu các sông Đà và sông Lô, 2 - 3 m/ ngày ở trung lưu và 0,5 - 1,5

m/ ngày ở hạ lưu. Trên sông Thao tại Bảo Hà cường suất lũ lên lớn nhất lên tới

234cm/6 giờ, Ngòi Thia - 234cm/6 giờ, Yên Bái - 90cm/6 giờ, Thanh Sơn - 213cm/6

giờ và Phú Thọ 122cm/6 giờ (trận lũ ngày 23/VII/1980). Có trận lũ, thời gian lũ lên rất ngắn, có khi chỉ 36 giờ là lũ lên tới đỉnh khá cao rồi lại xuống nhanh. Tuy nhiên, cũng có trận lũ lên kéo dài hơn 7 ngày (trận lũ lịch sử ngày 8/VIII/1968); đỉnh lũ cao nhất

đã quan trắc được tại Yên Bái là 3494cm (VIII/1968) và tại Phú Thọ là 2084cm

(VIII/1971).

Trên sơng Thái Bình cường suất lũ lên trung bình từ 1-3 cm/giờ, lớn nhất có thể tới 10-16 cm/giờ. Những trận lũ sớm (xuất hiện vào hai tháng V, VI) thường là những trận lũ đơn, có cường suất lũ lên khá lớn, trung bình bằng 3,6 cm/giờ, lớn nhất có khi tới 25 cm/giờ (trận lũ V/1978). Những trận lũ kép có cường suất lũ lên không lớn, trung bình khoảng 0,6 cm/giờ. Những trận lũ có cường suất lũ lên lớn thường có thành phần lũ của sơng Lục Nam khá lớn.

Thời gian kéo dài của các trận lũ lớn và đặc biệt lớn thường 10-30 ngày, có khi

dài hàng tháng, trung bình 19 ngày. Trong đó, thời gian lũ lên trung bình bằng 7,6

ngày, ngắn nhất 2,3 ngày (trận lũ VII/1990) và dài nhất tới 17 ngày (trận lũ VIII/1983).

Đối với các trận lũ đơn thì thời gian lũ lên = 5-8 ngày, còn đối với các trận lũ kép thì

thời gian lũ lên = 10-20 ngày. Thời gian lũ rút kéo dài hàng tháng. Trận lũ VIII/1971 có thời gian lũ lên = 8 ngày, trận lũ VIII/1986 có thời gian lũ lên = 14 ngày.

Biên độ mực nước hàng năm trên lưu vực sơng Hồng – Thái Bình đạt 3-4 m ở

sơng nhỏ, 10 m ở sông lớn, biên độ tuyệt đối đạt tới 13,22 m ở Lào Cai; 31,1 m ở Lai

Châu; 20,4 m ở Hà Giang; 13,1m ở Hà Nội, trên sơng Thái Bình: 12,76 m tại Chũ,

7,91 m tại Phả Lại.

Mô đun đỉnh lũ:

Mơ dun dịng chảy đỉnh lũ trên lưu vực sông Hồng khá lớn

Trên sông Đà, tại Lý Tiên Độ 513 l/ s.km2 (1945), tại Lai Châu 420 l/s.km2

(1945), tại Hồ Bình 406 l/ s.km2 (1945), 438 l/s.km2 (1996).

Trên sông Thao, tại Mạn Hảo 391 l/s.km2(1908), tại Lào Cai 205 l/s.km2

(1971), Yên Bái 215 l/ s.km2.

Trên sông Lô, tại Hà Giang 400 l/s.km2 (1945), tại Hàm Yên 460 l/s.km2

(1971), tại Chiêm Hoá 376 l/s.km2 (1971), tại Ghềnh Gà 375 l/s.km2 (1971), tại Thác

Bà 396 l/s.km2 (1971).

Hướng thốt lũ chính:

Từ hạ lưu Hà Nội và Thượng Cát, nước lũ theo nhiều phân lưu đổ ra biển Đông. Do ảnh hưởng của thuỷ triều nên việc thoát lũ càng về hạ du càng gặp khó khăn. Thời gian duy trì lũ kéo dài. Mặc dù có nhiều phân lưu thốt lũ nhưng mực nước lũ ở hạ du vẫn cao và kéo dài nhiều ngày gây khó khăn cho việc tiêu úng.

Tính biến động của dịng chảy lũ:

Chế độ lũ ở phần hạ lưu sông Hồng tương đối ổn định, thể hiện ở chỗ biến sai

không lớn (Cv=0,32 - 0,36). Nhưng trong vòng 30 năm qua có những biến đổi đáng

lưu ý sau đây:

đặc biệt là sơng Thái Bình vào các năm: 1968, 1969, 1971, 1986, 1996, 2002 và 2008.

Số trận lũ trung bình xảy ra nhiều hơn trên các sông Lô, Thao, Đà. Trên sông Hồng

trong các năm 1980 - 1990 đã xảy ra 8 trận lũ trên mức báo động 3 (11,50 m). Nếu

tính cả năm 1991, 1992 thì có 10/14 năm có mực nước vượt báo động 3, trong đó có hai trận lũ xấp xỉ 12 m (Hmax= 11,96 m năm 1985 và Hmax = 11,94 m năm 1990).

Trên sơng Thái Bình đã liên tiếp xảy ra các trận lũ cao Hmax tại Phả Lại là 7,07m (VII/1980); 6,31 m (VIII/1980); 5,92 m (VI/1084); 7,05m (VIII/1985), 7,24 m (VII/1986).

Lũ đầu vụ và cuối vụ xuất hiện nhiều hơn và qui mô lớn hơn, so với thời kỳ

trước năm 1972 thì số trận lũ lớn nhất xuất hiện vào tháng VI, trong nhiều năm tăng từ

1,4% lên 10,5 %, xuất hiện vào các tháng IX tăng từ 7,3 lên 26,8% trên sông Hồng. Theo thống kê trong 90 năm qua tại Hà Nội, trị số Hmax lớn nhất trong tháng V xảy ra vào năm 1990, tháng VI vào năm 1990, tháng VII vào năm 1986, tháng VIII

vào năm 1971, tháng IX vào năm 1985.

Trận lũ lớn tháng VII/1986 cũng do mưa lớn trên lưu vực gây nên. Mưa tập trung vào các ngày 20-23/VII, tâm mưa lớn xuất hiện ở trung và hạ lưu sông Lô, sông

Thương và sông Lục Nam với lượng mưa 300-400 mm. Các nơi khác ở miền núi và

trung du Bắc Bộ chỉ mưa 100-300 mm, ở đồng bằng dưới 100 mm. Lũ đặc biệt lớn đã xảy ra ở sông Cầu, sông Thương và sông Lục nam; trên sông Lô xảy ra lũ lịch sử, trên sông Hồng cũng xuất hiện lũ lớn.

Trận lũ lịch sử VIII/1971 là do mưa rất lớn trên lưu vực. Lượng mưa trong các ngày 12-21/VIII đạt tới 454 mm tại Sìn Hồ, 381 mm tại Sa Pa, 386 mm tại Lào Cai, 678 mm tại Tân Cương, 402 mm tại Thác Riềng. Lượng mưa trận bình quân lưu vực sông Hồng bằng 255 mm và ở lưu vực sơng Thái Bình 247 mm, ở đồng bằng Bắc Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng mô hình mike từng bước hoàn thiện công nghệ dự báo lũ sông hồng thái bình (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)