Định hướng phát triển của Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Trang 43 - 45)

Hà Nội trong thời gian tới

3.1.1. Xu hướng phát triển ngành bia

Ngành bia rất nhạy cảm với đại dịch. Năm 2019, kênh phân phối tiêu dùng tại chỗ chiếm khoảng 70% tổng lượng bia tiêu thụ tại Việt Nam, theo Euromonitor. Vào năm 2020, kênh này bị ảnh hưởng nghiêm trọng do giãn cách xã hội. Đà phục hồi sẽ tiếp tục, nhưng nhu cầu dự báo sẽ chỉ trở lại mức trước Covid vào năm 2022 mà không phải 2021.

Ngành dịch vụ ăn uống và giải trí đã được cải thiện và bắt đầu quay trở lại, nhưng

vẫn cần nhiều thời gian hơn để hồi phục về mức trước Covid. Xu hướng khách ghé thăm nhà hàng, quán cà phê, trung tâm mua sắm, cơng viên giải trí, bảo tàng… vẫn cịn yếu, giảm 10% so với mức cơ sở, theo báo cáo tháng 12/2020 của Google. Việc thiếu vắng khách quốc tế cũng góp phần khiến lượng tiêu thụ bia giảm.

Thi hành Nghị định 100: Chúng tôi nhận thấy người tiêu dùng Việt Nam ngày càng điều chỉnh thói quen uống rượu của họ, đặc biệt là ở các thành phố lớn (nơi tài xế thường xuyên được kiểm tra nồng độ khí thở). Người tiêu dùng đã dần quen với việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng (taxi, dịch vụ gọi xe). Tác động của Nghị định 100 có thể sẽ giảm dần khi người tiêu dùng bắt đầu tự giác chấp hành các quy định vì sự an tồn của chính họ.

Kênh phân phối mua về nhà ( offpremise ) dần trở nên quan trọng hơn. Do đó, các cơng ty bia đã bắt đầu tập trung hơn vào kênh offpremise và kênh thương mại hiện đại. SAB cho biết công ty sẽ tiến xa hơn vào kênh thương mại hiện đại. Có thể nói,

Heineken là nhãn

hàng có sự hiện diện mạnh mẽ trong kênh thương mại hiện đại tại các thành phố lớn.

Phát triển sản phẩm vẫn là yếu tố cạnh tranh quyết định: Vì người tiêu dùng ln muốn thử các sản phẩm mới, đặc biệt là những người trẻ, nên việc ra mắt sản phẩm mới thành công sẽ rất quan trọng đối với các nhà sản xuất bia để đạt mức tăng trưởng cao hơn toàn ngành. Trong dài hạn, loại đồ uống lên men từ trái cây (cider/perry) ước tính ngày càng trở nên phổ biến hơn (mặc dù giá cao), với tỷ lệ tăng trưởng gộp hàng năm về sản lượng tiêu thụ ước tính là 8% trong giai đoạn 2019-2024, cao hơn bia, rượu mạnh hoặc rượu vang, theo ước tính của Euromonitor.

3.1.2. Các mục tiêu chủ yếu của công ty

Trong bối cảnh sức cầu yếu do thu nhập của người tiêu dùng bị ảnh hưởng, Habeco còn phải đương đầu với sức ép cạnh tranh từ các đối thủ đang tập trung nguồn lực lớn cho các chương trình khuyến mãi liên tục, đầu tư nhiều cho hệ thống phân phối, đưa ra thị trường các sản phẩm mới cạnh tranh trực tiếp với các phân khúc phổ thông vốn là thế mạnh của Habeco. Để ứng phó với các thách thức này, ban điều hành Habeco xác định mục tiêu trọng tâm là duy trì và củng cố vị thế dẫn đầu về thị phần tại các thị trường truyền thống Miền Bắc và Bắc Trung bộ, vượt qua khó khăn để hồn thành kế hoạch kinh doanh đã đề ra.

Trong suốt chặng đường phát triển, HABECO luôn theo sát định hướng phát triển bền vững. Điều này được thể hiện qua ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa các nguồn ơ nhiễm do q trình sản xuất gây ra.

Thực hiện kế hoạch đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời góp phần bảo vệ mơi trường, những năm qua HABECO đã tiến hành thay mới từ nhà nấu, lị hơi đến hệ thống xử lý nước, ni cấy men, lên men bằng tank tự động ngoài trời, hệ thống lọc, lạnh, xử lý nước thải… và cải tiến bằng công nghệ hiện đại. Bên cạnh nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, HABECO ln đề cao vai trị, trách nhiệm thực hiện an sinh xã hội của mình đối với cộng đồng.

3.1.3. Chiến lược trọng tâm

Đa dạng hóa sản phẩm: Nghiên cứu các sản phẩm thân thiện với môi trường, sử dụng tài nguyên một cách tiết kiệm, hiệu quả, đóng góp vào tiến trình xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững với môi trường.

Tiếp tục đầu tư theo chiều sâu, nâng cao chất lượng thiết bị công nghệ sản xuất, sử dung năng lượng tái tạo, quản trị sử dụng năng lượng hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm.

Đẩy mạnh chiến lược phát triển thương hiệu bền vững, nâng cao sức cạnh trạnh của thương hiệu tại thị trường trong nước và khu vực. Giới thiệu và xuất khẩu các sản phẩm của HABECO ra thế giới, tới các thị trường như Mỹ, Châu Âu, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…

HABECO cam kết hướng đến cộng đồng, thực hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp mang thương hiệu quốc gia, đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của đất nước.

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội

Những năm tới sẽ tiếp tục là những năm đầy khó khăn và thách thức đối với HABECO. Theo nhận định của Bộ Y tế, Covid – 19 khơng thể kết thúc nhanh chóng vì ln suốt hiện những biến chủng mới khó lường, giải pháp chủ yếu để khống chế

dịch bệnh đang được thực hiện là khoanh vùng, cách ly, giãn cách… sẽ tiếp tục ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế xã hội, kéo theo sự suy giảm của nhiều ngành nghê kinh tế. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận tải…sẽ tiếp tục gánh chịu những tổn thất to lớn trong năm tới, thu nhập của nhiều lao động giảm sút và khơng ổn định. Tất cả những khó khăn này sẽ trực tiếp tác động, làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng sản phẩm bia, rượu, nước giải khát.

Sau thời gian phân tích, nghiên cứu và tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty qua các chỉ tiêu cơ bản và tiêu biểu nhất trong thời gian qua tôi xin đề xuất một số giải pháp góp phần cải thiện, nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội, bao gồm các giải pháp tăng doanh thu như mở rộng thị trường, cải tiến mẫu mã sản phẩm, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực,…; các giải pháp tăng hiệu quả sử dụng chi phí,…

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w