Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và môi trường phục vụ nuôi trồng thủy hải sản trên các dải cát ven biển quảng bình (Trang 25 - 29)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu

1.4.1. Quan điểm nghiên cứu

a) Quan điểm hệ thống

Hệ thống là một phức hợp các yếu tố tác động lẫn nhau với môi trƣờng bên ngồi thơng qua dịng vật chất và năng lƣợng. Một hệ thống bất kỳ nào cũng là một của hệ thống cấp cao hơn, giữa các hệ thống đó tồn tại một mối quan hệ tƣơng hỗ với nhau. Mỗi hệ thống có tính hồn chỉnh về cấu trúc và thống nhất về chức năng

thơng qua dịng vật chất và năng lƣợng. Do đó, khi chịu tác động vào một thành phần nào đó cuả hệ thống thì các thành phần khác cũng phát triển theo, dẫn tới những biến đổi trong toàn hệ thống.

Quan điểm tổng hợp địi hỏi nghiên cứu khơng phải là một thành phần riêng lẻ mà là toàn bộ các hợp phần của hệ thống, môi trƣờng trong mối quan hệ tƣơng hỗ.

b) Quan điểm tổng hợp

Quan điểm tổng hợp đã có từ lâu và là quan điểm đặc thù cho mọi quá trình nghiên cứu địa lý. Quan điểm tổng hợp trong nghiên cứu địa lý là nghiên cứu các đối tƣợng trong tổng hòa các mối liên hệ giữa chúng với nhau, giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ và tạo thành một thể thống nhất. Vì vậy, khi nghiên cứu, khơng thể tách rời các đối tƣợng ra một cách riêng rẽ mà phải ln có sự liên hệ giữa các đối tƣợng với nhau.

Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp một lãnh thổ là cơng việc rất phức tạp. Bởi vì đối tƣợng của đánh giá không phải là các địa tổng thể, các thành phần, các yếu tố riêng biệt mà chính là tổng hồ các mối quan hệ của chúng, sự tác động qua lại giữa các hệ thống tự nhiên (bao gồm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên) với hệ thống kinh tế - xã hội. Khi tiến hành đánh giá tổng hợp một lãnh thổ phải có sự hiểu biết về các quy luật tự nhiên, mối liên quan giữa hệ thống giữa điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội để xác định cơ cấu kinh tế, tốc độ, quy mô và phạm vi phát triển sao cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất, song vẫn bảo vệ đƣợc mơi trƣờng.

Vì vậy, khi đánh giá tổng hợp lãnh thổ, quan điểm này là cơ sở quan trọng phục vụ cho việc quy hoạch lãnh thổ và bảo vệ môi trƣờng.

c) Quan điểm lãnh thổ

Đối với bất kỳ đối tƣợng địa lý nào cũng đều gắn với một không gian lãnh thổ nhất định. Với một lãnh thổ nhất định, các đối tƣợng địa lý có các quy luật hoạt

động riêng, chúng ln gắn bó và phụ thuộc rất chặt chẽ vào đặc điểm của lãnh thổ đó. Trong mỗi lãnh thổ ln có sự phân hóa nội tại và mối quan hệ chặt chẽ với các lãnh thổ cận kề cả về tự nhiên cũng nhƣ các hoạt động kinh tế - xã hội. Trong việc xác định không gian lãnh thổ nghiên cứu và trong nghiên cứu sự phân hóa khơng gian lãnh thổ thì quan điểm này khơng thể thiếu. Trên cơ sở đó, giúp ta có những ý kiến đánh giá, định hƣớng cho việc sử dụng hợp lý lãnh thổ.

d) Quan điểm phát triển bền vững

Để đánh giá cảnh quan cho các mục đích phát triển các ngành kinh tế đều cần phải đứng trên quan điểm phát triển bền vững. Nhƣ Chủ tịch Hội đồng thế giới về môi trƣờng và phát triển – Brutland đã phát biểu năm 1987: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai”.

Phát triển bền vững của một quốc gia phải đảm bảo đồng thời bốn yếu tố: kinh tế, xã hội, văn hóa và mơi trƣờng. Vì vậy, quan điểm này góp phần rất quan trọng trong đề xuất định hƣớng, giải pháp cho việc nuôi trồng thủy hải sản bền vững trên dải cát ven biển Bắc Quảng Bình.

1.4.2. Phương pháp nghiên cứu

a) Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng ngay sau khi đã xác định đƣợc hƣớng nghiên cứu của đề tài. Phƣơng pháp này giúp ta dễ dàng xác định đƣợc mối quan hệ và tác động tƣơng hỗ của các yếu tố hợp phần tự nhiên cũng nhƣ giữa các thể tổng hợp tự nhiên với nhau. Việc tổng quan tài liệu thu thập đƣợc giúp tác giả tiếp cận với những kết quả nghiên cứu đã có, cập nhật những vấn đề mới. Các tài liệu đƣợc thu thập và hệ thống hóa theo đề cƣơng và nội dung nghiên cứu của đề tài đã xác định trƣớc đó, khi đó sẽ tránh đƣợc những thiếu sót cho bƣớc tổng hợp về sau. Các số liệu thu thập đƣợc về cả tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội của lãnh thổ nghiên cứu sẽ đƣợc phân tích, tổng hợp, xử lý có chọn lọc, phù hợp với lãnh thổ nghiên cứu và với đề tài. Các dữ liệu đƣợc chuẩn hóa, xử lý, sử dụng làm cơ sở để phân tích, đánh giá

các điều kiện tự nhiên và môi trƣờng dải cát Bắc Quảng Bình. Từ đó, đề xuất những định hƣớng bố trí ni trồng thủy hải sản hợp lý.

b) Phương pháp bản đồ

Đối với công tác nghiên cứu, bản đồ là phƣơng tiện biểu diễn chủ yếu. Xây dựng bản đồ là q trình chuyển ngơn ngữ viết sang các mơ hình khơng gian và thời gian, thể hiện rõ ràng các mối liên hệ với nhau. Các bản đồ sẽ làm tăng khả năng biểu đạt của ngơn ngữ, đóng góp đáng kể vào sự thành cơng của đề tài.

c) Phương pháp hệ thông tin địa lý

Phƣơng pháp hệ thông tin địa lý (GIS) đƣợc sự hỗ trợ của các phần mềm máy tính, nó đƣợc sử dụng trong việc thể hiện các đối tƣợng trên các lớp thơng tin, có thể phân tích, tách chiết, tổng hợp các thông tin của các đối tƣợng trên các lớp thơng tin đó. Từ đó có thể tìm kiếm đƣợc những tính chất chung và đƣa ra các lớp thông tin mới, giúp cho cơng tác phân tích, đánh giá và thành lập bản đồ đƣợc thuận lợi.

CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY HẢI SẢN Ở DẢI CÁT

VEN BIỂN BẮC QUẢNG BÌNH 2. 1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu là dải cát ven biển Bắc Quảng Bình có diện tích khoảng 95,87 km2, tạo thành dải hẹp với chiều rộng thay đổi từ 500-2000m, kéo dài theo hƣớng Bắc-Nam, bắt đầu từ núi Hầu (thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông) đến phƣờng Hải Thành (TP Đồng Hới) là bờ Bắc cửa sông Nhật Lệ. Khu vực nghiên cứu đƣợc giới hạn nhƣ sau:

- Phía Bắc: Giáp núi Hầu (thơn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đơng) - Phía Nam: bờ bắc cửa sơng Nhật Lệ

- Phía Đơng: giáp biển Đơng - Phía Tây: gần trùng với đƣờng 1A

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và môi trường phục vụ nuôi trồng thủy hải sản trên các dải cát ven biển quảng bình (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)