Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đánh giá hiện trạng môi trường nước sông đà đoạn chảy qua địa phận tỉnh hòa bình và đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường (Trang 34 - 36)

CHƢƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Hịa Bình

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Tăng trƣởng kinh tế bình quân 5 năm (2005 – 2010) đạt 12%/năm, cơ cấu kinh tế năm 2010 so với năm 2005: Tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 35%, giảm 8,1%; công nghiệp - xây dựng chiếm 31,5%, tăng 8%; dịch vụ chiếm 33,5%, tăng 0,1%.. Nhƣ vậy tăng trƣởng kinh tế đạt mức khá cao, các ngành kinh tế đều tăng trƣởng khá, chất lƣợng tăng trƣởng đƣợc cải thiện, nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội đạt đƣợc mức cao, đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc nâng lên. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng tăng, cơ cấu thành phần kinh tế xuất hiện những sản phẩm mới trong công nghiệp, dịch vụ, việc chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nơng nghiệp cũng có bƣớc tiến nhất định. Dân số và diện tích của các huyện trong tỉnh đƣợc thể hiện qua bảng số 4 dƣới đây:

Bảng 4. Đơn vị hành chính, diện tích, dân số & mật độ tỉnh Hồ Bình ( Năm 2010) Địa điểm Số xã Số phƣờng. Thị trấn Diện tích (km2) Dân số trung bình (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2) TP Hồ Bình 7 8 148 89,740 623,2 Huyện Đà Bắc 19 1 779 51,420 66,1

Huyện Mai Châu 22 1 565 52,615 92,1

Huyện Kỳ Sơn 9 1 210 31,295 149,0

Huyện Lƣơng Sơn 19 1 371 90,496 240,0

Huyện Cao Phong 12 1 255 41,379 162,3

Huyện Kim Bôi 27 1 551 106,387 193,4

Huyện Lạc Sơn 28 1 582 133,728 227,8

Huyện Lạc Thuỷ 13 2 320 56,602 179,7

Huyện Yên Thuỷ 12 1 283 60,317 208,7

TỔNG SỐ 191 19 4,596 793,471 172,2

Nguồn: Báo cáo hiện trạng mơi trường tỉnh Hịa Bình [2].

Dân cƣ phân bố khơng đồng đều giữa các vùng trong tỉnh, gần 80% dân số tập trung ở vùng thấp và thành phố. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 13,3 triệu đồng. Theo thống kê dân số toàn quốc năm 1999, trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc sinh sống, đơng nhất là ngƣời Mƣờng chiếm 63,3%; ngƣời Việt (Kinh) chiếm 27,73%; ngƣời Thái chiếm 3,9%; ngƣời Dao chiếm 1,7%; ngƣời Tày chiếm 2,7%; ngƣời Mơng chiếm 0,52%; ngồi ra cịn có ngƣời Hoa sống rải rác ở các địa phƣơng trong tỉnh. Ngƣời Hoa trƣớc đây sống tập trung ở Ngọc Lƣơng, Yên Thủy; nhƣng sau năm 1979 còn lại một số gia đình và hiện nay sống phân tán ở các xã Yên Trị, Ngọc Lƣơng và Phú Lai huyện n Thuỷ. Ngồi ra, cịn có một số ngƣời thuộc các dân tộc khác chủ yếu do kết hơn với ngƣời Hịa Bình cơng tác ở các tỉnh miền núi khác.

Hịa Bình là một trong bốn tỉnh của Việt Nam mà trong đó ngƣời Việt (Kinh) khơng chiếm đa số, đồng thời tỉnh này cũng đƣợc coi là thủ phủ của ngƣời Mƣờng, vì phần lớn ngƣời dân tộc Mƣờng sống tập trung chủ yếu ở đây. Ngƣời Mƣờng xét về phƣơng diện văn hóa - xã hội là dân tộc gần gũi với ngƣời Kinh nhất. Địa bàn cƣ trú của ngƣời Mƣờng ở khắp các địa phƣơng trong tỉnh, sống xen kẽ với ngƣời Kinh và các dân tộc khác.

Ngƣời Kinh, sống ở khắp nơi trong tỉnh. Những ngƣời Kinh sống ở Hịa Bình đầu tiên đã lên tới 4-5 đời; nhƣng đa số di cƣ tới Hịa Bình từ những năm 1960 của thế kỉ trƣớc, thuộc phong trào khai hoang từ các tỉnh đồng bằng lân cận (Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây...). Trong những năm gần đây, sự giao lƣu về kinh tế và văn hóa mở rộng, nhiều ngƣời Kinh từ khắp các tỉnh thành đều tìm kiếm cơ hội làm ăn và sinh sống ở Hịa Bình.

Ngƣời Thái, chủ yếu sống tập trung ở huyện Mai Châu. Tuy sống gần với ngƣời Mƣờng lâu đời và đã bị ảnh hƣởng nhiều về phong tục, lối sống (đặc biệt là trang phục), nhƣng vẫn giữ đƣợc những nét văn hóa độc đáo. Đây là vốn quí để phát triển du lịch công động và bảo lƣu vốn văn hóa truyền thống. Hiện nay, khu du lịch Bản Lác là một trong những điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nƣớc hàng đầu ở Hịa Bình.

Ngƣời Tày, chủ tập trung ở huyện Đà Bắc, sống xen kẽ với ngƣời Mƣờng, ngƣời Dao. Ngƣời Tày có tập quán và nhiều nét văn hóa gần giống với ngƣời Thái, đặc biệt là ngôn ngữ. Tuy nhiên, xét theo khía cạnh trang phục thì ngƣời Tày ở Đà Bắc giống ngƣời Thái Trắng thuộc các huyện Phù Yên, Bắc Yên tỉnh Sơn La.

Ngƣời Dao sống thành cộng đồng ở các huyện Đà Bắc, Lƣơng Sơn, Kim Bôi, Cao Phong, Kỳ Sơn và thành phố Hịa Bình. Ngƣời H'mơng sống tập trung ở xã Hang Kia và Pà Cò của huyện Mai Châu. Trƣớc đây hai dân tộc này sống du canh du cƣ, nhƣng từ những năm 70-80 đã chuyển sang chế độ đinh canh, định cƣ và đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể về phƣơng diện kinh tế - xã hội.

Với sự đa dạng về sắc tộc nhƣ vậy và đặc biệt gần với đồng bằng Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội chỉ khoảng từ 80 tới 100 km, kết hợp với các điều kiện địa hình, phong cảnh của tỉnh; thì đây là tiềm năng lớn để phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đánh giá hiện trạng môi trường nước sông đà đoạn chảy qua địa phận tỉnh hòa bình và đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)