1.3.2 Detector trong phương pháp điện di mao quản 1.3.2.1 Nguyên tắc định lượng 1.3.2.1 Nguyên tắc định lượng
Nguyên tắc của việc phát hiện hay đo định lượng các chất cũng là dựa trên cơ sở của mối quan hệ tín hiệu đo của chất phân tích và nồng độ CX của nó theo biểu thức H = k.CX hay S = k.CX (trong đó H là chiều cao, cịn S là diện tích của pic điện di của chất phân tích). Sự phát hiện và đo định lượng này thực hiện nhờ các loại detector tương tự như trong HPLC chỉ khác là tế bào đo ở đây là một đoạn khoảng 2 - 3 mm (đã được cạo bỏ lớp màng polyimit màu vàng phủ bên ngoài cột mao quản) ở gần
cuối của mao quản fused silica mà không cần phải thiết kế một cuvet theo hình thức tế bào dịng chảy riêng biệt như HPLC. Đó chính là ưu điểm của CE so với HPLC.
1.3.2.2 Sự phát hiện chất trong phương pháp điện di mao quản
Sự phát hiện các chất trong quá trình tách điện di có thể được thực hiện bằng cách phát hiện trực tiếp hoặc gián tiếp, tùy thuộc vào bản chất của chất phân tích và khả năng ứng dụng của từng loại detector. Một số detector thông dụng thường được dùng trong phương pháp CE gồm có detector đo phổ hấp thụ phân tử, detector đo phổ
huỳnh quang phân tử, detector điện hóa (đo dịng, đo thế, độ dẫn) và detector khối phổ.
Detector khối phổ có độ nhạy và độ chọn lọc cao tuy nhiên giá thành đầu tư ban đầu lớn, thiết bị cồng kềnh, ít có khả năng ứng dụng trong phân tích hiện trường.
Các detector điện hóa bao gồm cả đo dòng, đo thế và độ dẫn. Trong đó các detector loại do dòng [33] hoặc detector đo độ dẫn [25,27] là được sử dụng phổ biến hơn cả. Các detector này có các ưu điểm như độ nhạy phù hợp với đa số các đối tượng đo thơng thường, khoảng tuyến tính rộng và có khả năng thu nhỏ được kích thước để phục vụ phân tích hiện trường. Tuy nhiên, các detector điện hóa cũng được biết đến là loại detector vạn năng nên độ nhạy và độ chọn lọc khơng cao, gặp khó khăn trong việc phân tích mẫu có nền phức tạp.
Các detector quang bao gồm đo phổ hấp thụ phân tử UV-Vis hoặc detector huỳnh quang. Trong đó, detector huỳnh quang có độ nhạy và độ chọn lọc tốt hơn cả nhưng lại là detector có giá thành cao. Mặt khác, đối tượng các phenol trong nghiên cứu này kém nhạy với detector huỳnh quang, nhược điểm này có thể khắc phục bằng phương pháp huỳnh quang gián tiếp [42]. Bởi vậy, việc sử dụng detector quang đo phổ hấp thụ phân tử vùng tử ngoại (UV) hoặc tử ngoại-khả kiến (UV-Vis) tỏ ra sẽ thích hợp hơn vì các phenol đều có nhân thơm, có khả năng hấp thụ ánh sáng trong vùng tử ngoại, đặc biệt nếu có thể tự chế tạo bộ phận tế bào dòng chảy (cuvet) và bộ cảm biến quang trong điều kiện cho phép sẽ rất được khuyến khích vì như vậy sẽ tăng cường khả năng chủ động cho người phân tích.
1.3.2.3 Detector quang phổ hấp thụ phân tử vùng tử ngoại (detector UV)
Trong detector UV, để phát hiện các chất phân tích vẫn dựa trên cơ sở là đặc tính hấp thụ quang của chúng trong dải tử ngoại, việc phát hiện này dựa theo định luật hấp thụ ánh sáng Lambert-Beer và được mô tả trên hình 1.6.