trong sét Di Linh.
Phạm Thị Nga - 31 - Luận văn Thạc sĩ Khoa học
4.2. Đặc điểm của sét Kinnekulle
4.2.1. Đặc điểm hóa học sét Kinnekulle
Nghiên cứu XRF tiến hành trên 5 mẫu thu thập từ lỗ khoan tại vùng đồi Kinnekulle cho thấy có sự khác biệt trong thành phần hóa học giữa chúng (bảng 5).
Bảng 6: Thành phần hóa học mẫu Kinnekulle
Thành phần
hóa học (%) Kinnekulle B_A 578cm Kinnekulle B_C 610cm Kinnekulle B_F 650cm Kinnekulle B_I 578cm Kinnekulle B_L 578cm SiO2 54.92 69.38 66.63 62.89 62.20 TiO2 0.81 0.38 0.34 0.43 0.41 Al2O3 17.92 15.21 16.58 17.79 18.78 Fe2O3 6.31 5.39 6.39 7.24 6.84 MnO 0.13 0.02 0.02 0.03 0.03 MgO 2.72 2.80 3.23 3.10 3.27 CaO 10.47 2.68 2.68 3.80 3.86 Na2O 0 0 0 0 0 K2O 5.58 3.47 3.47 3.73 3.77 P2O5 0.64 0.52 0.51 0.65 0.55 Tổng 99.5 99.85 99.85 99.66 99.71
Nhìn chung, sét Kinnekulle là loại bentonit-K tuổi Ordovic đặc trƣng ở Miền Nam Thụy Điển. Bentonit Kinnekulle có thành phần kim loại kiềm rất đặc trƣng, khác hẳn với các loại bentonit khác trên thế giới với hàm lƣợng K2O và CaO cao, không chứa Na2O. Hàm lƣợng K2O trong sét Kinnekulle cao hơn rất nhiều so với các loại bentonit khác trên thế giới (bảng 2). Thành phần hóa học của sét Kinnekulle khơng chứa Na, do đó cho thấy thành phần của các pha smectit trong bentonit Kinnekulle sẽ tƣơng đối khác so với công thức chuẩn của smectit do không chứa Na trong lớp xen giữa. Hàm lƣợng CaO tƣơng đối cao.
Thành phần các oxit chính trong mẫu bentonit Kinnekulle tƣơng đối giống với mẫu sét Friedland của Đức với hàm lƣợng oxit sắt cao (chiếm 5,7%) nhƣng thấp hơn so với sét Di Linh và sét Cổ Định. Hàm lƣợng Al2O3 tƣơng đối thấp, chiếm 16,8%, chỉ cao hơn sét Núi Nƣa. Hàm lƣợng một số oxit kim loại đi kèm nhƣ MnO, TiO2 tƣơng đối thấp.
Thành phần hóa học các mẫu sét Kinnekulle biến thiên theo độ sâu, thể hiện rõ xu thế biến đổi khác nhau giữa phần trên, phần dƣới và phần giữa của lớp bentonit. Phân tích kết XRF quả thu đƣợc cho thấy phần trên và phần dƣới của lớp bentonit B có hàm
Phạm Thị Nga - 32 - Luận văn Thạc sĩ Khoa học
lƣợng SiO2 thấp hơn so với phần giữa, nhƣng hàm lƣợng Al2O3 lại cao hơn (Hình 15). Kết quả XRF cũng cho thấy sự suy giảm hàm lƣợng K2O của các phần bên dƣới so với phần bên trên của lớp. Hàm lƣợng K2O ở phần trên cùng của lớp chiếm 5,58 % (mẫu Kinnekulle B_A), suy giảm dần xuống còn 3,47% trong lớp giữa (mẫu Kinnekulle B_C, Kinnekulle B_F) và chiếm 3,77% ở phần dƣới (Kinnekulle B_L). Hàm lƣợng oxit sắt trong từng mẫu cũng khác nhau, biến thiên không đồng đều. Hàm lƣợng CaO ở phần trên của lớp bentonit (tiếp giáp với lớp đá vôi) rất cao (chiếm 10%), ở phần dƣới chiếm 3,86% nhƣng hàm lƣợng CaO ở phần giữa của lớp bentonit lại rất thấp, chỉ có 2,68%.
Sự khác nhau về thành phần hóa học giữa các mẫu trong lớp bentonit cho thấy có những xu hƣớng biến đổi khác nhau giữa các phần và sự tác động của các yếu tố biến đổi đến từng phần cũng khác nhau. Xu thế biến đổi thành phần hóa học của phần trên và phần dƣới của lớp bentonit khác với phần giữa của lớp cho thấy hai phía ngồi chịu ảnh hƣởng của những yếu tố biến đổi tƣơng đối giống nhau, có thể do sự tiếp xúc giữa hai phần này với thành phần đá khác (đá vôi) gây nên.
550 570 590 610 630 650 670 690 710 730 750 40 50 60 70 80 Đ ộ sâ u (cm ) SiO2 Hàm lượng SiO2(%) 550 570 590 610 630 650 670 690 710 730 750 10 12 14 16 18 20 Đ ộ sâ u (cm ) Al2O3 Hàm lượng Al2O3(%)
Phạm Thị Nga - 33 - Luận văn Thạc sĩ Khoa học
4.2.2. Đặc điểm khoáng vật sét Kinnekulle
Thành phần khoáng vật các mẫu sét Kinnekulle đƣợc xác định dựa vào kết quả phân tích XRD mẫu bột. Kết quả phân tích cho thấy thành phần các khống vật trong 5 mẫu sét tƣơng đối giống nhau nhƣng với hàm lƣợng rất khác nhau. Cụ thể, cả 5 mẫu sét Kinnekulle đều gồm các khoáng vật: smectit, illit, muscovit, kaolinit, thạch anh và calcit. Trong mỗi mẫu sét Kinnekulle đều gồm hai loại smectit đƣợc xác định bởi hai đỉnh nhiễu xạ tại vị trí d=15,7 Å và d=12,7 Å. Sự có mặt của đỉnh nhiễu xạ (060) tại vị trí 1,50 Å cho biết smectit gồm các lớp cấu trúc bát diện đôi. Calcit đƣợc xác định bởi các đỉnh nhiễu xạ tại vị trí d=3,03 Å, d=2,09 Å và d= 1,78 Å. Các khống vật cịn lại thể hiện các đỉnh nhiễu xạ giống với mẫu sét Di Linh (Hình 16).