1.3 Các biện pháp quản lý, giảm thiểu các chất ô nhiễm hữu cơ ở một số nước
1.3.1 Các biện pháp quản lý, giảm thiểu các chất ô nhiễm hữu cơ ở Mỹ
a. Kế hoạch quản lý các chất độc hại trong sông Columbia
Sự xuất hiện của các chất hữu cơ độc hại như: PAHs, PCBs... trong nước, trầm tích và cá hồi sơng Columbia đã dấy lên những lo ngại đối với sức khỏe con người và đời sống thủy sinh. Vì thế, US EPA và nhóm hành động giảm thiểu các chất độc hại sông Columbia đã đưa ra một lời kêu gọi hành động cho các chính phủ, phi lợi nhuận, các ngành công nghiệp và người dân để giúp giảm bớt chất độc trong lưu vực sông Columbia. Các kế hoạch hành động giảm thiểu các chất độc hại lưu vực sông Columbia ở Mỹ năm 2010 là:
- Gia tăng sự hiểu biết và sự cam kết giảm thiểu các chất độc hại trong lưu vực sông Columbia.
- Tăng các hành động giảm thiểu các chất độc hại
- Xây dựng khu vực, chương trình nghiên cứu và giám sát đa quốc gia
- Xây dựng một hệ thống quản lý dữ liệu để chia sẻ thông tin về các chất độc hại trong lưu vực sông [64].
b. Kế hoạch quản lý các chất độc hại trong sông Niagara
Trên con đường từ hồ Erie vào hồ Ontario, sông Niagara đi qua một phức hợp của thép, hóa dầu và các ngành cơng nghiệp sản xuất hóa chất. Trong lịch sử, quyết định về sự phát triển của Niagara Frontier chỉ tập trung vào các yếu tố kinh tế, chẳng hạn như việc tạo ra công ăn việc làm và sản xuất vật liệu rẻ hơn. Những quyết định này đã được chứng minh là nguyên nhân của các vấn đề về môi trường ở sông Niagara và các khu vực xung quanh. Gần đây hơn, suy thối mơi trường và tác động của nó đối với sức khỏe con người đã trở thành một xem xét hiện hành trong các quyết định về việc sử dụng và quản lý của các sông Niagara. Trong thập kỷ qua, phenol, dầu, sắt, phốt pho, clo, thủy ngân, và màu sắc đã được giảm đáng kể. Hiện nay, các chất độc hại và ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái đang được tập trung nghiên cứu. Các vùng xử lý chất thải độc hại chính đã được xác định dọc theo hành lang sông Niagara, và các chất độc hại đã được phân tích trong nước thải cơng nghiệp ở các cơ sở trong thành phố xả ra sông [81]. Các nguồn gây ô nhiễm nước sông Niagara là: nước thải, nước ngầm, nước mưa, đất bị ô nhiễm . Vì vậy, các biện pháp giảm thiểu các chất độc hại ở sông Niagara tập trung vào giảm thiểu tại các nguồn trên.
- Xử lý nước thải: hoàn thành các nhà máy xử lý nước thải như: cơng ty thốt nước Buffalo, công ty Olin, công ty điện Niagara Mohawk, Niagara Falls); ổn định các hoạt động khởi động sau khi xây dựng nhà máy xử lý nước thải mới, hệ thống thu gom xử lý. Các hoạt động tương tự cũng diễn ra ở các cơ sở nhỏ hơn. EC ước tính các chất ơ nhiễm ưu tiên giảm 1/5 trong những năm 1981-1982 và 1993-1994 do đóng cửa và ngừng hoạt động các nhà máy sản xuất. Nhà máy xử lý nước thải Niagara Falls có vai trị rất quan trọng trong việc giảm thiểu các chất độc hại ở một số vùng thải vào sông Niagara. Đường hầm Falls- một hệ thống thốt nước cơng
nghiệp, là nguồn thải các chất ô nhiễm độc hại lớn nhất mà không qua xử lý vào sông Niagara. Nhà máy xử lý nước thải Niagara Falls đã xử lý dòng thải của đường hầm này trong mùa khô làm giảm 85% tải lượng tetrachloroehtylene, gần 100% tải lượng 4 hóa chất độc hại khác .
- Nỗ lực giảm thiểu nồng độ các chất hóa học trong nước ngầm.
- Giảm thiểu các chất độc hại từ nguồn nước mưa: thay thế một hệ thống cống thoát nước mưa mới, bỏ và ngừng sử dụng các cống thoát nước hoạt động kém.
- Đối với nguồn gây ô nhiễm các chất độc hại từ hại từ đất thì khắc phục hậu quả bằng các hạn chế tiếp xúc với bề mặt đất, loại bỏ đất bị ảnh hưởng, lắp đặt một hệ thống xử lý nước ngầm thụ động, khai quật đất chứa VOCs > 100 ppm.
c. Kế hoạch giảm thiểu các chất độc hại trong lưu vực sông Mississippi
Các mục tiêu giảm thiểu: bảo đảm rằng khơng có nhánh sơng Mississippi đóng góp trên mức tối đa chất gây ơ nhiễm hoặc tiêu chuẩn nhà nước đối với các chất ơ nhiễm quan tâm.
• Đạt được sự nhất quán trong tiểu bang khuyến cáo tiêu thụ cá. • Loại bỏ cống tràn và nước mưa bảo đảm được xử lý.
• Sửa đổi các quy trình chính của thuốc trừ sâu mới để thuận lợi cho việc thay thế thuốc trừ sâu cũ với lựa chọn thay thế ít gây tổn hại
• Thúc đẩy nơng nghiệp bền vững
• Tìm kiếm sự ưu tiên đặc biệt cho hội nghị sơng Mississippi • Quy định trại chăn ni
• Kiểm sốt sử dụng đất như dải đệm
• Tính tốn lại các tiêu chuẩn chất lượng nước với việc xem xét đến những lồi dễ bị tổn thương tác động
• Thiết lập tổng tải trọng tối đa hàng ngày đạt mức chấp nhận của dịng sơng [31].