Các phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng tới sinh kế cộng đồng dân cư địa phương của dự án thủy điện NAM THEUN 2, lào (Trang 34 - 37)

Chương 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Các phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp kế thừa, thu thập tài liệu

Phương pháp kế thừa, thu thập tài liệu nhằm đưa ra một cái nhìn tổng quan về tình hình phát dự án thủy điện Nam Theun 2, các hoạt động liên quan đến dự án, tình hình sinh kế của cộng đồng dân cư địa phương tại khu vực nơi có dự án. Quá trình phát triển thủy điện ở Lào, tổng quan tình hình kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu nơi đặt dự án thủy điện Nậm Theun 2, mô tả sơ lược dự án thủy điện Nậm Theun 2 và tổng quan về sinh kế bền vững.

Các tài liệu khác bao gồm: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khammouan; các tài liệu, bài báo viết về sinh kế người dân và các vấn đề liên quan đến sinh kế hộ gia đình; các ấn phẩm, sách xuất bản viết về thủy điện Nam Theun 2, hoặc có nội dung liên quan đến sinh kế cộng đồng dân cư.

2.4.2. Phương pháp điều tra

Điều tra trực tiếp là kỹ thuật thu thập dữ liệu chính cho nghiên cứu này, đặc biệt đối với các khảo sát hộ gia đình. Tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi và sử dụng phiếu điều tra gồm 2 mẫu dàch cho 2 đối tượng:

- Phiếu điều tra dành cho chính quyền địa phương tại 6 làng vùng thượng lưu và vùng hạ lưu của nhà máy thủy điện Nam Theun 2 (1 làng 1 phiếu) để nhằm điều tra thực trạng kinh tế - xã hội và tác động của việc phát triển dự án thủy điện đến cộng đồng dân cư địa phương vùng nghiên cứu [Phụ lục 1].

- Phiếu điều tra dành cho hộ gia đình người dân tất cả 81 phiếu (làng Sang Keo 15 phiếu, làng Nong Ping 15 phiếu, làng Pho Va 15 phiếu, làng Phon Phun Peak 15 phiếu, làng Tha Lang 10 phiếu, làng Sob Hia 11 phiếu) nhằm điều tra thực trạng sinh kế các hộ gia đình và những ảnh hưởng tới sinh kế từ việc phát triển dự án thủy điện Nam Theun 2 [Phụ lục 2].

Hình 7: Hình ảnh tiến hành điều tra tại làng Tha lang

2.4.3. Phương pháp khảo sát

Khảo sát thực địa là rất cần thiết giúp tác giả có cái nhìn tổng qt và sơ bộ về đối tượng nghiên cứu đồng thời kiểm tra lại tính chính xác của những tài liệu, số liệu đã thu thập từ đó xử lý tốt hơn trong bước tổng hợp và phân tích. Từ khảo sát thực tế đó đưa ra nhận xét chung cho tinh hình kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu, những ảnh hưởng và tác động của việc phát triển dự án tới sinh kế hộ gia đình.

2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi thu thập được số liệu từ phương pháp điều tra và phương pháp khảo sát, tiến hành tổng hợp và xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft excel. Các số liệu được tính tốn giá trị trung bình, tỷ lệ phần trăm. Từ đó có cái nhìn tổng quát về thực trạng sinh kế của người dân địa phương chịu ảnh hưởng bởi thủy điện Nam Theun 2.

2.4.5. Phương pháp đánh giá và dự báo tác động

Phương pháp đánh giá và dự báo tác động nhằm so sánh lợi ích và khó khăn mà người dân địa phương thu được hay phải chịu sau khi dự án xuất hiện. Sự đánh giá có thể thực hiện theo thời gian và theo khơng gian.

- Đánh giá theo thời gian: là đối với so sánh tác động trước khi có dự án Nam

Theun 2 và sau khi dự án đi vào hoạt động một thời gian.

- Đánh giá theo không gian: là so sánh tác động của dự án lên dân cư phía hạ

lưu (huyện Mahaxay, huyện Gnommalat) và dân cư phía thượng lưu (huyện Nakai).

Khi kết hợp được cả khơng gian và thời gian thì sự so sánh sẽ phản ánh đầy đủ nhất tác động của dự án. Nội dung trung tâm trong hoạt động đánh giá sự tác động là tạo ra được sự tương đồng trong quá trình so sánh, nghĩa là việc so sánh theo thời gian phải được thực hiện đối với cùng một người tham gia, còn so sánh theo không gian phải được diễn ra giữa những người tham gia và khơng tham gia có những đặc điểm tương tự nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng tới sinh kế cộng đồng dân cư địa phương của dự án thủy điện NAM THEUN 2, lào (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)