7. Cấu trúc của luận văn
3.5. Định hƣớng sử dụng đất cho giai đoạn 20 năm tới và giai đoạn tiếp theo thị xã Sơn
3.5.3. Định hướng sử dụng đất cho giai đoạn 20 năm tới và giai đoạn tiếp theo
hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở pháp lý cho công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thông qua quy hoạch sử dụng đất để nâng cao giá trị của đất, tăng nguồn thu từ đất, tạo ra nguồn vốn, nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của thị xã.
- Khai thác có hiệu quả diện tích đất chưa sử dụng.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế đầu tư trên đất, nâng cao hệ số sử dụng đất; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo vệ đất; khai thác sử dụng đất phải coi trọng công tác bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
3.5.3. Định hướng sử dụng đất cho giai đoạn 20 năm tới và giai đoạn tiếp theo theo
- Ưu tiên dành quỹ đất hợp lý cho phát triển đô thị (xây dựng các khu đô thị, khu nhà ở), cho xây dựng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và xây dựng các khu du lịch, dịch vụ, thương mại, các khu công nghiệp.
- Với các phường (gồm 12 phường: 9 phường hiện tại và 3 phường thành lập mới):
đô thị, khu nhà ở, các khu du lịch - dịch vụ - thương mại và xây dựng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng.
+ Xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là các cơng trình cơng cộng như giao thông, thủy lợi, điện, các cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, công viên - cây xanh...
- Với 6 xã:
+ Chuyển một phần diện tích đất nơng nghiệp ở những nơi có điều kiện sang xây dựng các khu đô thị, khu nhà ở, các khu du lịch - dịch vụ - thương mại, các khu công nghiệp và xây dựng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng. Các khu vực ven hồ Đồng Mô, hồ Xuân Khanh và các di tích lịch sử, văn hóa: Tập trung xây dựng phát triển các khu du lịch, dịch vụ.
+ Diện tích đất nơng nghiệp cịn lại: Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển sản xuất trang trại, gia trại, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập trên 1 ha đất canh tác. Nâng cao hệ số sử dụng đất, phát triển rừng nhằm tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại.
+ Xây dựng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.
- Với đất chưa sử dụng: Tăng cường các nguồn lực để khai thác diện tích đất chưa sử dụng cho các mục đích nơng nghiệp và phi nơng nghiệp.
Từ bản đồ tích hợp, đề xuất hướng sử dụng đất như sau:
+ Đối với khu vực nằm trong quy hoạch đất đô thị, cụ thể là phường Quang Trung, phường Trung Hưng, Phường Lê lợi, phường Phú Thịnh, phường Viên Sơn, xã Đường Lâm, phường Xuân Khanh, nam xã Xuân Sơn, một phần xã Kim Sơn, phía đơng xã Cổ Đông trong tương lai theo quy hoạch sẽ trở thành đất đô thị. Tuy
trồng lúa, trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm) nằm xen kẽ giữa các khu dân cư. Để đảm bảo ổn định, nâng cao cuộc sống cho người dân nơi đây, khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cần phải tính đến các vấn đề như giải quyết công ăn việc làm cho người dân mất đất sản xuất, dành quỹ đất cho các cơng trình cơng cộng như cơ sở hạ tầng, trường học, bệnh viện, ... . Gắn liền với việc chuyển đổi đất nơng nghiệp sang các mục đích phi nơng nghiệp với đào tạo nhân lực, ưu tiên lao động tại chỗ và đảm bảo nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý đất đai.
+ Đối với khu vực được quy hoạch làm đất cây xanh, cụ thể là phần phía tây xã Cổ Đơng và Hồ Đồng Mơ, hiện đang cịn xen kẽ một số khu đất ở nông thôn. Cần quản lý chặt, tuyệt đối không cho chuyển các loại đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, đặc biệt là đất ở.
+ Đối với những khu vực không nằm trong quy hoạch đất đô thị và đất cây xanh, cụ thể: xã Thanh Mỹ, phường Trung Sơn Trầm, xã Sơn Động, xã Kim Sơn thì cần quản lý, theo dõi chặt chẽ đất ở hiện đang có, đảm bảo tối đa đất trồng lúa, nhằm mục đích đảm bảo an ninh lương thực cho khu vực nghiên cứu. Khi chuyển đổi mục đích sử dụng từ các loại đất khác sang đất ở nông thôn, hoặc khi phân đất để dãn dân, phải bám sát quy hoạch đã được phê duyệt.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Trong những năm qua thị xã Sơn Tây, nói riêng, Hà Nội nói chung có tốc độ đơ thị hóa mạnh, cần phải nghiên cứu hiện trạng và biến động sử dụng đất để từ đó đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai.
Ảnh vệ tinh cho ta hiệu quả cao trong công tác hiện chỉnh bản đồ. Kết quả hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 bằng ảnh vệ tinh SPOT 5 năm 2012 cho ta bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2012.
Thị xã Sơn Tây, về cơ cấu sử dụng đất năm 2012, đất phi nông nghiệp chiếm phần lớn (6.241,23 ha - chiếm 54,97%).
Bằng phần mềm ARCGIS, đã xây dựng được bản đồ biến động giai đoạn 2005 - 2012. Qua bản đồ biến động cho thấy giai đoạn này chủ yếu biến động từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Đất nông nghiệp giảm 394,81ha, đất phi nơng nghiệp tăng 522,01 ha (trong đó đất ở tăng 198,29 ha; đất chuyên dùng tăng 321,19ha). Do ngày 01 tháng 3 năm 2008 một số phường mới (Trung Hưng, Trung Sơn Trầm, Viên Sơn) được thành lập, chuyển từ xã lên phường theo nghị định 23/2008/NĐ-CP.
So sánh bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2012 với bản đồ quy hoạch sử dụng đất 2020 - 2030, nhận thấy sự biến động, chuyển đổi mục đích sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2012 vẫn nằm trong giới hạn quy hoạch. Luận văn đã đề xuất định hướng sử dụng đất cho 3 khu vực theo quy hoạch: đất đô thị, đất cây xanh và các khu vực còn lại.
Kiến nghị
-Việc đánh giá biến động sử dụng đất thị xã Sơn Tây cần được nghiên cứu ở mực sâu và toàn diện ở thời điểm từ khi Sơn Tây vào Hà Nội.
- Cần nghiên cứu toàn diện về đặc điểm đơ thị hố. Mối quan hệ giữa sử dụng đất và nền kinh tế - xã hội trong điều kiện mới để chuẩn bị cho Sơn Tây trở
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), thông tư số 08/2007/TT-BTNMT, ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Quyết định số 22/2007/QĐ- BTNMT ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Quyết định số 23/2007/QĐ- BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy định về kí hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Đào Xuân Bái (2005), Hệ thống hồ sơ địa chính, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. PGS. TS. Trần Văn Tuấn - Tập bài giảng “Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất”. 7. PGS. TS. Trần Quốc Bình, Tập bài giảng hệ thơng tin đất đai (LIS), trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật đất đai 2003. 9. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 của thị xã Sơn Tây
10. Uỷ ban nhân dân thị xã Sơn Tây, Các tài liệu, số liệu thống kê, kiểm kê của uỷ ban nhân dân thị xã Sơn Tây.
11. Uỷ ban nhân dân thị xã Sơn Tây, Bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2010 của thị xã Sơn Tây.