Đặc điểm KT-XH và hiện trạng ô nhiễm chất độc CS tại tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng ô nhiễm chất độc kích thích CS trong môi trường nước mặt tại tỉnh nghệ an và bước đầu đề xuất giải pháp xử lý (Trang 27)

1.3.1. Đặc điểm KT-XH

a. Vị trí địa lý

Tỉnh Nghệ An thuộc Bắc trung bộ, toạ độ địa lý từ 18o33'10" đến 19o24'43" vĩ độ Bắc và từ 103o52'53" đến 105o45'50" kinh độ Đơng.

- Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hố với đƣờng biên dài 196,13 km.

- Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh với đƣờng biên dài 92,6 km.

- Phía Tây giáp nƣớc bạn Lào với đƣờng biên dài 419 km.

- Phía Đơng giáp với biển Đơng với bờ biển dài 82 km.

b. Địa hình

Tỉnh Nghệ An nằm ở Đơng Bắc dãy Trƣờng Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hƣớng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711 m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lƣu, Diễn Châu, Yên Thành có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nƣớc biển (đó là xã Quỳnh Thanh huyện Quỳnh Lƣu). Đồi núi chiếm 83 % diện tích đất tự nhiên của tồn tỉnh [5].

c. Khí hậu - thời tiết

Tỉnh Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khơ và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đơng Bắc lạnh, ẩm ƣớt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) [5].

d. Thuỷ văn

Tỉnh Nghệ An có 7 lƣu vực sơng (có cửa riêng biệt), tuy nhiên 6 trong số này là các sơng ngắn ven biển có chiều dài dƣới 50 km, duy nhất có sơng Cả với lƣu vực 15.346 km2, chiều dài 361 km. Địa hình núi thấp và gị đồi chiếm tỷ trọng lớn nên mạng lƣới sông suối trong khu vực khá phát triển với mật độ trung bình đạt 0,62 km/km2 nhƣng phân bố khơng đều trong tồn vùng. Vùng núi có độ dốc địa hình lớn, chia cắt mạnh, mạng lƣới sơng suối phát triển mạnh trên 1 km/km2, cịn đối với khu vực trung du địa hình gị đồi nên mạng lƣới sơng suối kém phát triển, trung bình đạt dƣới 0,5 km/km2. Tuy sơng ngịi nhiều, lƣợng nƣớc khá dồi dào

nhƣng lƣu vực sông nhỏ, điều kiện địa hình dốc nên việc khai thác sử dụng nguồn nƣớc sông cho sản xuất và đời sống gặp nhiều khó khăn [5].

e. Tình hình kinh tế năm 2018

Tốc độ tăng trƣởng GRDP năm 2018 tăng 8,77 % đạt kế hoạch đề ra, trong đó 6 tháng đầu năm tăng 7,36 %, 6 tháng cuối năm tăng 10,05 %. Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng khá với mức tăng 5,04 % cao hơn mức tăng của năm 2017 (4,33 %). Ngành lâm nghiệp và Thủy sản cũng có mức tăng khá cao, trong đó ngành lâm nghiệp tăng 10,98 % do trong kỳ sản lƣợng lâm sản khai thác tăng cao (sản lƣợng gỗ tăng 19,44 %) so với năm trƣớc và ngành thủy sản tăng 11,39 % do sản lƣợng khai thác tăng mạnh (sản lƣợng thủy sản tăng 10,73 %). Cơ cấu nội ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng lâm nghiệp và thủy sản . Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng giá trị tăng thêm tăng 15,04 % so với cùng kỳ năm trƣớc, cao hơn mức tăng của năm 2017 (13,5 %), trong đó ngành cơng nghiệp tăng 18,78 % cao hơn năm 2017 (15,89 %). Cùng với ngành xây dựng phát triển khá nên giá trị tăng thêm của ngành này đã tăng 9,33 % [5].

Khu vực dịch vụ vẫn phát triển bình thƣờng so với cùng kỳ năm trƣớc do tổng mức bán lẻ hàng hóa, luân chuyển hành khách, dịch vụ lƣu trú và ăn uống đều tăng khá, ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn, nợ xấu giảm, những ngƣời làm công ăn lƣơng đƣợc tăng lƣơng cơ sở từ 1/7/2018. Do đó mức tăng của khu vực này đạt 6,96 % (năm 2017 tăng 7,14 %). Trong đó giá trị tăng thêm của ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô tăng 10,17 %; vận tải kho bãi tăng 8,00 %; dịch vụ lƣu trú và ăn uống tăng 8,76 %; thông tin và truyền thơng tăng 7,98 %; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng 7,84 %; giáo dục đào tạo tăng 7,24 %; y tế và hoạt động cứu trợ xã hội tăng 7,02 %...[5].

Cơ cấu kinh tế đang có bƣớc chuyển dịch đúng hƣớng, ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 22,58 % năm 2017 xuống cịn 22,01 % năm 2018; ngành cơng nghiệp, xây dựng tăng từ 27,62 % lên 29,21 %; ngành dịch vụ giảm từ 44,80 % xuống 43,95 %; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm từ 5,00 % xuống 4,83 %. Giá trị GDP bình quân đầu ngƣời năm 2017 là 32,93 triệu đồng đã tăng lên 36,64 triệu đồng năm 2018 [5].

f. Tình hình xã hội năm 2018

- Giáo dục: Năm học 2017-2018 tồn tỉnh có 48.356 em học sinh hồn thành chƣơng trình tiểu học chiếm 99,5 %; 37.876 em hồn thành chƣơng trình THCS, chiếm 98,6 %. Năm 2018 tiếp tục tổ chức 1 kỳ thi quốc gia (gọi là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia) và lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh đại học, cao đẳng. Kết quả 29.255/29.866 em đậu tốt nghiệp THPT chiếm tỷ lệ 97,95 % [5].

- Y tế: Trên địa bàn tỉnh tình hình dịch bệnh ổn định, khơng có dịch lớn và nguy hiểm xảy ra; tổ chức giám sát chặt chẽ các loại dịch bệnh; chủ động và tích cực phịng chống các bệnh truyền nhiễm gây dịch, khống chế có hiệu quả các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm, phát hiện sớm các trƣờng hợp mắc bệnh đầu tiên, chủ động xử lý, không để dịch phát triển và lan rộng [5].

- Hoạt động văn hóa, thể thao: Năm 2018 cơng tác văn hóa thơng tin chủ yếu tập trung tuyên truyền, trang trí cổ động và tổ chức các hoạt động văn hóa phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn của dân tộc nhƣ. Tuyên truyền trong nhân dân nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị [5].

1.3.2. Hiê ̣n tra ̣ng tồn lƣu bom mìn, vật nổ chứa chất độc CS

Tại Nghệ An , theo kết quả thực hiện dự án “Điều tra, lập bản đồ ô nhiễm bom mìn, vật nổ trên phạm vi tồn quốc - Giai đoạn 1”, kết hợp với kết quả dự án “Điều tra, khảo sát và đánh giá tác động của bom mìn , vật nổ cịn sót lại sau chiến tranh” do BOMICEN thực hiện tại 6 tỉnh miền Trung cho thấy [1, 6]:

Đến trƣớc ngày 31/3/2014 thì 19/19 huyện, thành phố, thị xã đƣợc xác định là bị ô nhiễm BMVN gồm: thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lƣu, Kỳ Sơn, Tƣơng Đƣơng, Con Cuông, Tân Kỳ, Yên Thành, Diễn Châu, Anh Sơn, Đô Lƣơng, Thanh Chƣơng, Nghi Lộc, Nam Đàn, Hƣng Nguyên, Quế Phong. Tổng diện tích ơ nhiễm BMVN là 278.528,2 ha, chiếm 16,89 % diện tích của tỉnh. Đến nay con số này còn gia tăng khá nhiều. Cũng theo nguồn số liệu này, Nghệ An là một trong 06 tỉnh có diện tích đất bị ơ nhiễm BMVN

nặng nhất bên cạnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Ngãi. Tỷ lệ các loại đất của Nghệ An bị ô nhiễm BMVN nhƣ sau: Đất thổ cƣ 96,2 %; đất nông nghiệp 94,9 %; đất vƣờn 82,9 %; đất mặt nƣớc 81 %; đất lâm nghiệp 63 %; đất xây dựng 75,3 %; đất giao thông 90,1 %; đất thủy lợi 74,2 %; đất chƣa sử dụng 37 %; đất khác 29,2 %. Tính từ năm 2012 đến tháng 3/2016, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ an đã phát hiện, phối hợp xử lý hủy thành công 6.051 quả BMVN trên địa bàn tồn tỉnh. Dƣới đây là một số hình ảnh BMVN ở Nghệ An đƣợc phát hiện, xử lý trong vài năm gần đây [6].

Hình 1.14 Xử lý bom nặng 226,8 kg tại Nghĩa Hợp- Tân Kỳ (3/2016)

Nguồn: https://baonghean.vn/nghe-an- xu-ly-6051-qua-bom-min-vat-no-

95013.html

Hình 1.15 Xử lý bom tạo Nậm Cắn- Kỳ Sơn (24/2/2017)

Nguồn: https://baonghean.vn/ky-son- phat-hien-hang-chuc-qua-bom-khi-xay- truong-hoc-129451.html

Hình 1.16 Xử lý bom tại Nghĩa Sơn- Nghĩa Đàn (01/01/2017)

Nguồn: https://baonghean.vn/phat-hien- qua-bom-nang-2-ta-khi-mo-rong-vuon- 123837.html

Hình 1.17 Xử lý bom 200 kg tại Nghĩa Sơn- Nghĩa Đàn (1/2017)

Nguồn: https://baonghean.vn/phat-hien- qua-bom-nang-2-ta-khi-mo-rong-vuon- 123837.html

Hình 1.18 Xử lý bom 2,5 x 0,6 m tại vƣờn nhà dân ở Bản Bà- Hữu Kiệm-

Kỳ Sơn (04/3/2019)

Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/ta- hoa-phat-hien-qua-bom-khung-nang- 13-tan-trong-vuon-nha-dan-

20190304202306982.htm

Hình 1.19 Xử lý bom tại Thịnh Sơn- Đô Lƣơng (03/4/2019)

Nguồn:https://truyenhinhnghean.vn/phap -luat/201904/do-luong-phat-hien-bom- chua-no-tu-thoi-chien-tranh-b3668ed/

Số lƣợng bom, mìn, vật nổ thu gom đƣợc trong q trình thi cơng rà phá theo chƣơng trình 504 (chƣơng trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025 của Chính phủ) là 3.994 quả, kg. Số lƣợng bom mìn, vật nổ thu gom đƣợc trong quá trình thi công các dự án phát triển kinh tế, xã hội của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh là 1.407 quả. Theo kết quả khảo sát của Bộ Quốc phòng, chất độc CS phát hiện tại Nghệ An có những dạng sau:

- Lựu đạn CS: có 02 loại CS ABC-M25A1 (hoặc A2) dạng hình cầu, vỏ composit, có khối lƣợng khoảng 250 gram và CS M7A3 dạng hình trụ trịn, khối lƣợng khoảng 400 g. Bên trong chứa chất độc CS và 01 kíp cháy, lƣợng cháy đủ để phá gỡ các vị trí thốt khí trên thân lựu đạn. Khả năng sát thƣơng của lựu đạn CS là không cao song hiệu quả phát huy tác dụng kích thích của nó là trong khoảng 30 phút đến vài giờ, tùy thuộc vào hàm lƣợng và điều kiện địa hình (gió, mƣa, độ thống khí).

- Thùng chứa chất độc CS: Thùng sắt chứa chất độc CS dạng bột màu trắng, đóng gói 2,5-5,0 kg/túi. Mỗi thùng chứa khoảng 100 túi. Trên nắp thùng chứa 1 kíp nổ và 10 liều nổ bên trong để phá vỡ vỏ thùng, đồng thời phát tán CS ra khơng khí xung quanh. Các dạng bao gói chất độc CS nêu trên do chôn vùi lâu trong môi

trƣờng đất nên bị ăn mòn, vỡ, thủng, rách nát, làm phát tán một phần chất độc CS trong môi trƣờng đất, nƣớc mặt, nƣớc ngầm.

1.3.3. Tình hình thu gom, xử lý bom mìn, vật nổ chứa chất đơ ̣c CS

* Trong nƣớc: Từ năm 1996 đến nay, Binh chủng Hóa học đã triển khai

nhiều đề tài, dự án, nhiệm vụ và các giải pháp để thực hiện việc thu gom, xử lý chất độc hóa học tồn lƣu sau chiến tranh. Binh chủng đã phối hợp với các cơ quan trong và ngoài quân đội thực hiện các nhiệm vụ điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm cũng nhƣ các giải pháp chống lan tỏa ô nhiễm ra môi trƣờng xung quanh [6, 7].

Tính đến nay, Binh chủng Hóa học đã phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự 34 tỉnh, thành thuộc 4 quân khu, tiến hành điều tra tại 293 huyện, thị và đã phát hiện, thu gom và xử lý gần 500 tấn chất độc, đạn dƣợc, chứa chất độc CS; 15 tấn hóa chất độc hại các loại, góp phần làm trong sạch môi trƣờng, ổn định đời sống và phát triển kinh tế xã hội cho nhân dân trên địa bàn các khu vực bị ô nhiễm. Dƣới đây là một số đề tài, dự án tiêu biểu trong việc điều tra, thu gom, xử lý chất đôc CS tồn lƣu sau chiến tranh đã đƣợc triển khai.

Đề tài cấp Bộ Quốc phịng: “Nghiên cứu xây dựng quy trình cơng nghệ thu gom, xử lý chất độc CS tồn lƣu sau chiến tranh”. Kết quả đề tài đã tìm ra đƣợc cơng nghệ xử lý chất độc CS bằng phƣơng pháp thủy phân; công nghệ này đã đƣợc Bộ Quốc phòng ban hành tại Quyết định số 255/2003/QĐ-BQP ngày 15/10/2003 và đã đƣợc đƣa vào áp dụng xử lý gần 300 tấn chất độc CS.

Đề tài cấp Nhà nƣớc: “Nghiên cứu lựa chọn công nghệ khả thi để xử lý đất nhiễm dioxin trong điều kiện Việt Nam”. Kết quả đã tìm đƣợc cơng nghệ chơn lấp cơ lập cách ly triệt để đất và trầm tích nhiễm dioxin bằng vật liệu cách ly HDPE, vải địa kỹ thuật, vật liệu lọc Enviromat và sử dụng Bentonit để hấp phụ, công nghệ này đã đƣợc áp dụng thực hiện cho các dự án XĐ-1, XĐ-2 tại sân bay Biên Hòa và sân bay Phù Cát.

Đề tài cấp Nhà nƣớc “Nghiên cứu lựa chọn công nghệ xử lý triệt để dioxin trong đất và trầm tích phù hợp điều kiện Việt Nam”. Kết quả đề tài đã nghiên cứu khảo sát, lựa chọn và kết hợp đƣợc các công nghệ đã đƣợc kiểm nghiệm để xử lý triệt để chất ơ nhiễm da cam/dioxin có trong đất, trầm tích tại sân bay Biên Hịa đó

là cơng nghệ tích hợp; thiết kế, chế tạo đƣợc mơ hình cơng nghệ tích hợp dạng pilot với cơng suất xử lý 50 kg/h với hiệu suất xử lý dioxin là 99,32 %, sau khi xử lý bằng công nghệ này, nồng độ dioxin còn lại thấp, đáp ứng yêu cầu xử lý theo QCVN 45:2012 và đƣợc phép thải vào môi trƣờng. Đề tài đã đƣợc Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nƣớc đánh giá cao về tính hiệu quả của công nghệ cũng nhƣ khả năng áp dụng để xử lý triệt để đất, trầm tích nhiễm da cam/dioxin ở Việt Nam nếu tiếp tục đƣợc hoàn thiện và thử nghiệm ở quy mô lớn hơn.

Gần đây nhất, kết quả thực hiện dự án “Thu gom, xử lý chất độc CS và đạn dƣợc chứa chất độc CS tồn lƣu sau chiến tranh trên địa bàn các tỉnh thuộc các Quân khu 4, 5, 7, 9” do Viện Hóa học - Mơi trƣờng qn sự thực hiện từ năm 2013 đến năm 2016, đã thu gom, xử lý triệt để gần 30 tấn chất độc CS, hơn 2 tấn đạn dƣợc chứa chất độc CS và hơn 600 m3 đất nhiễm chất độc CS tại 18 tỉnh, thành thuộc các Quân khu 4, 5, 7, 9 theo đúng Quy trình cơng nghệ thu gom, xử lý chất độc CS tồn lƣu sau chiến tranh đã đƣợc Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng ban hành. Kết quả của dự án đã góp phần làm trong sạch môi trƣờng ở một số khu vực, đảm bảo an tồn cho ngƣời và mơi trƣờng xung quanh, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân có đất canh tác, an tâm tƣ tƣởng trong sản xuất và canh tác, góp phần ổn định tình hình kinh tế - chính trị - xã hội ở các địa phƣơng. Đồng thời, Hội đồng thống nhất đề xuất với Bộ Quốc phòng cho mở dự án mới để điều tra, thu gom, xử lý triệt để chất độc CS tồn lƣu sau chiến tranh tại các khu vực bị ô nhiễm chƣa đƣợc thu gom, xử lý trong thời gian tới.

* Ngoài nƣớc: Việc nghiên cứu tổng hợp chất độc CS đã đƣợc trình bày ở

phần trên. Có thể nói, hiện nay trên thế giới cũng mới chỉ tập trung ở các biện pháp xử lý cho nạn nhân nhiễm chất độc CS nhƣ thơng gió, cách ly, phịng hơ hấp, tiêu độc cho quần án, tiêu độc cho da, tiêu độc cho khí tài. Song thực tế là chƣa có nhiều cơng bố về cơng nghệ xử lý chất độc CS tồn lƣu sau chiến tranh. Trên thế giới hiện cũng có một số cơng nghệ xử lý bom mìn vật nổ nhƣ cơng nghệ chân khơng, cơng nghệ nhiệt,... song với chất độc CS thì chủ yếu là biện pháp thủy phân bằng kiềm, sau đó tiến hành các phƣơng pháp khác nhau để xử lý sản phẩm của quá trình thủy phân. Các phƣơng pháp này gồm: nhiệt phân, oxy hóa, clo hóa,...

1.4. Một số công nghệ và giải pháp xử lý chất độc kích thích CS tồn lƣu sau chiến tranh trong môi trƣờng nƣớc.

1.4.1. Phƣơng pháp oxi hóa nâng cao

1.4.1.1. Quá trình Fenton

Hệ tác nhân Fenton cổ điển là một hỗn hợp gồm các ion sắt hóa trị 2 (thơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng ô nhiễm chất độc kích thích CS trong môi trường nước mặt tại tỉnh nghệ an và bước đầu đề xuất giải pháp xử lý (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)