Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý môi trường tại mỏ sắt xóm vì xã thượng cửu huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 35 - 36)

CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ ĐƢỢC NGHIÊN CỨU

1.4. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Thƣợng Cửu, huyện

1.4.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

+ Khu vực kinh tế nông nghiệp.

Trồng trọt: Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thế mạnh của địa phƣơng. Hàng năm, Đảng bộ và chính quyền xã Thƣợng Cửu đã đề ra các mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế cho từng ngành, từng lĩnh vực. Tăng cƣờng vận động nhân dân tích cực chủ động lấy sản xuất lƣơng thực làm trọng tâm, tích cực phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Tổng diện tích gieo cấy năm 2015 là 350 ha, năng xuất bình qn đạt 48,6 tạ/ha. Trong đó diện tích trồng lúa là 105 ha, năng suất 48,5 tạ/ha, sản lƣợng đạt 509 tấn.

Chăn nuôi: Đƣợc sự quan tâm đầu tƣ của các cấp chính quyền, UBND xã Thƣợng Cửu xác định chăn ni gia đình là một mục tiêu quan trọng đối với sự tăng

trƣởng kinh tế chung của địa phƣơng cũng nhƣ góp phần nâng cao thu nhập cho mỗi hộ gia đình. Năm 2015 tồn xã có tổng đàn trâu bị là 724 con, trong đó đàn trâu là 578 con, đàn bò là 146 con; tổng đàn lợn là 1458 con, trong đó lợn nái sinh sản là 318 con; tổng đàn gia cầm là 3470 con.

+ Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản. - Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã đã và đang trên đà phát triển. Bên cạnh việc duy trì phát triển các ngành nghề gị hàn, cơ khí sửa chữa, xay sát, chế biến nông lâm sản, UBND xã động viên nhân dân chủ động đầu tƣ kinh phí để nâng cao hiệu quả khai thác các nguồn tài nguyên hiện có, đồng thời ƣu tiên mở rộng phát triển các ngành sản xuất mới nhƣ: sản xuất gạch, sản xuất chậu hoa, cây cảnh… Đƣa tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2015 đạt 2,4 tỷ đồng, chiếm 18,75% tổng thu nhập của toàn xã.

- Cùng với sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lĩnh vực xây dựng cơ bản cũng đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của Đảng bộ, với phƣơng châm khai thác tối đa tiềm năng sẵn có, kết hợp với nguồn vốn hỗ trợ ở cấp trên để xây dựng cơ sở phúc lợi phục vụ đời sống nhân dân. Trong 5 năm qua, xã đã đầu tƣ xây dựng tổng giá trị trên 5,58 tỷ đồng, chủ yếu tập trung đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ: giao thông nông thôn, trƣờng học, trạm y tế và các cơng trình khác.

+ Khu vực kinh tế thƣơng mại-dịch vụ.

Đảng bộ, lãnh đạo xã xác định ngành thƣơng mại, dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phƣơng. Vì thế, Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo cơ chế huy động vốn, thiết lập trật tự thị trƣờng để các cơ sở, hộ kinh doanh phát huy tốt khả năng của mình trong mọi hoạt động. Hiện nay, trên địa bàn xã có 15 cơ sở, hộ làm kinh doanh dịch vụ nhƣ: dịch vụ ăn uống, may mặc, hàng hoá tổng hợp, dịch vụ vận tải, kinh… đã góp phần đáng kể trong tổng giá trị sản xuất trên địa bàn xã. Năm 2015, tổng giá trị sản xuất ngành thƣơng mại, dịch vụ đạt 0,65 tỷ đồng, chiếm 5,08% tổng thu nhập của toàn xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý môi trường tại mỏ sắt xóm vì xã thượng cửu huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)