Phương pháp đánh giá tính năng kỹ thuật của gel tẩy xạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng quy trình chế tạo chất tẩy xạ dạng gel ứng dụng để xử lý chống nhiễm xạ các bề mặt công trình xây dựng (Trang 40 - 41)

CHƢƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng

2.2.3. Phương pháp đánh giá tính năng kỹ thuật của gel tẩy xạ

- Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu gel theo TCVN 2090:2007- Sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni- lấy mẫu.

- Kiểm tra ngoại quan: Kiểm tra ngoại quan gel tẩy xạ MRD-1 bằng mắt thường và mũi. Màu sắc của gel được đánh giá theo TCVN 2102:2008- Sơn và vecni- xác định màu sắc theo phương pháp so sánh trực quan.

- Kiểm tra pH: Giá trị pH của gel tẩy xạ được đánh giá theo TCVN 6492:2011- Chất lượng nước- xác định pH hoặc theo TCVN 5456:1991- Chất tẩy rửa tổng hợp- Phương pháp xác định chỉ số nồng độ ion hidro (độ pH).

- Kiểm tra độ nhớt: Độ nhớt của của gel tẩy xạ được đánh giá bằng nhớt kế Brookfield spindle 4, tốc độ 30 rpm, ở 25oC theo TCVN 4859:2013- Latex cao su- xác định độ nhớt biểu kiến bằng phương pháp thử Brookfield

- Kiểm tra khối lượng riêng: Khối lượng riêng của gel tẩy xạ MRD-1 được đánh giá theo TCVN 10237-1:2013- Sơn và vecni- xác định khối lượng riêng- phần 1: phương pháp pyknometer.

- Lượng tiêu hao gel tẩy xạ MRD-1 được đánh giá theo TCVN 2095:1993- Sơn- phương pháp xác định độ phủ.

- Độ dầy của màng gel tẩy xạ MRD-1 được đánh giá theo TCVN 9404:2012- Sơn- phương pháp không phá hủy xác định chiều dày màng sơn khô.

- Khoảng nhiệt độ sử dụng của gel được đánh giá theo TCVN 9567:2013. - Lượng gel tiêu hao khi sử dụng để tẩy xạ cho bề mặt vật liệu bị nhiễm xạ được đánh giá theo TCVN 2095:1993.

- Độ dày của màng gel tẩy xạ được đánh giá theo TCVN 9404:2012;

- Thời gian tạo màng của gel khi phủ lên bề mặt mẫu vật liệu khô được đánh giá theo TCVN 9567:2013.

- Độ ẩm tương đối của môi trường sử dụng gel tẩy xạ được đánh giá theo TCVN 9350:2012.

- Thời gian có thể phủ tiếp lớp gel tẩy xạ thứ hai được đánh giá theo TCVN 9567:2013.

- Thời gian khô lớp màng để gỡ bỏ ra khỏi bề mặt vật liệu nhiễm xạ được đánh giá theo TCVN 2096:1993.

- Độ bám dính của màng gel tẩy xạ trên nền thép CT-3 được đánh giá theo TCVN 2097:1993.

- Độ bền kéo đứt và độ dãn dài khi kéo đứt, độ dãn dư của màng gel tẩy xạ sau khi khô được đánh giá theo TCVN 4635:1988.

- Hàm lượng chất hoạt động bề mặt của gel tẩy xạ được đánh giá theo TCVN 6971:2001.

- Hạn sử dụng của gel được đánh giá theo TCVN 5816:2009.

- Hàm lượng chất không bay hơi của gel tẩy xạ được đánh giá theo TCVN 10519:2014.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng quy trình chế tạo chất tẩy xạ dạng gel ứng dụng để xử lý chống nhiễm xạ các bề mặt công trình xây dựng (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)