Chú thích: (a) Cột lọc với vật liệu H1 (b) Cột lọc với vật liệu O1
Van 2: tƣơng ứng với chiều dày lớp vật liệu 50 mm. Van 3: tƣơng ứng với chiều dày lớp vật liệu 200 mm. Van 4: tƣơng ứng với chiều dày lớp vật liệu 350 mm.
Theo kết quả trên, ở cả 2 cột vật liệu, tại cùng một thời điểm khảo sát thì nồng độ asen tại các vị trí van khác nhau là khác nhau, chúng giảm dần theo chiều cao lớp vật liệu hấp phụ từ van số 2 (tƣơng ứng với độ cao lớp vật liệu là 50 mm) tới van số 4 (tƣơng ứng lớp vật liệu là 350 mm). Nồng độ asen tại van số 2 cao hơn
rất nhiều so với nồng độ asen ở van số 4 tại cùng một thời điểm khảo sát ở cả hai cột vật liệu.
Tại thời gian khảo sát là 4 giờ ở cột vật liệu H1, nồng độ asen (V) tại van số 2 là 302 µg/l (hiệu quả xử lý là 40,43%), van số 3 là 78 µg/l (hiệu quả xử lý đạt 84,62%), van số 4 là 6 µg/l (hiệu quả xử lý đạt 98,81%).
Tại thời điểm khảo sát sau 4 giờ ở cột vật liệu O1, nồng độ asen (V) tại thời điểm này ở van số 2 là 351 µg/l (hiệu quả xử lý đạt 30,77%), van số 3 là 85 µg/l (hiệu suất xử lý đạt 83,23%) van số 4 là 5 µg/l (hiệu suất xử lý đạt 99,01%).
Có thể thấy rằng ở cả 2 cột vật liệu, tại van số 4 trong các thời điểm khảo sát nồng độ asen trong các mẫu nƣớc là nhỏ nhất và nhỏ hơn 10 µg/l (phù hợp với yêu cầu của QCVN 01:2009/BYT). Vì vậy giữ nguyên chiều cao 2 cột lọc để tiếp tục tiến hành thí nghiệm lấy mẫu và phân tích mẫu ở van số 4 tại các thời điểm tiếp theo để khảo sát và tính tốn dung lƣợng hấp phụ cực đại, thời gian hấp phụ 50% asen của 2 loại vật liệu trong điều kiện phịng thí nghiệm.
b. Ảnh hƣởng thời gian tới khả năng xử lý asen của mơ hình xử lý quy mơ phịng thí nghiệm trong điều kiện dịng chảy liên tục
Từ kết quả khảo sát, xây dựng đồ thị biểu hiện hiệu suất hấp phụ asen của hai loại vật liệu H1 và O1 theo thời gian trong điều kiện dòng chảy liên tục với chiều cao lớp vật liệu là 35 cm (mẫu lấy tại van số 4). Nồng độ asen đầu vào tiến hành thí nghiệm cho cả hai loại vật liệu H1 và O1 là 507 µg/l.