Các chất và hợp chất có thể xử lý bằng Fe0 nano

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng sắt nano xử lý nước ô nhiễm crôm và chì (Trang 48)

tính theo định luật Freundlich là 3,5mg Asen/g sắt nano ở 250

C.

 Loại bỏ Pb và Cr

Sắt nano đã đƣợc ổn định tách và giữ Cr(VI) và Pb(II) từ dung dịch nhanh hơn, khử Cr(VI)Cr(III) và Pb(II)Pb(0), đồng thời oxy hóa sắt thành geolit. Dựa trên những thí nghiệm với 0,5g sắt nano và 100ml hoặc 50mmol dung dịch trong 8 ngày, 1g sắt nano loại bỏ 12mmol Cr(VI) và 0,18mmol Pb(II).

b. Sự loại bỏ các chất ô nhiễm vô cơ

 Loại bỏ Selen

Mondal và các cộng sự đã nghiên cứu loại bỏ Selen bằng vật liệu sắt nano và hợp kim Fe-Ni tổng hợp. Trong 5h thí nghiệm, gần 100% Selen bị loại bỏ bởi vật liệu Fe0 nano. Với hàm lƣợng vật liệu là 0,1g/l, sự loại bỏ của sắt nano đạt 155mg/g. Ở những nồng độ xác định, hiệu quả xử lý Selen của sắt nano tăng khi tăng lƣợng vật liệu sử dụng.

 Loại bỏ nitrat

Xem xét động học phản ứng khử nitrat bằng sắt nano, Choe và cộng sự cho thấy có thể khử hồn tồn nitrat trong dung dịch chỉ sau vài phút bằng cách cho dung dịch đó tiếp xúc với bột sắt nano ở điều kiện thƣờng, khơng có sự kiểm soát pH.

Theo Xiao-qin Li, Daniel W.Elliott, và Wei-xian Zhang [17], sắt nano có khả năng xử lý các hợp chất hữu cơ và các chất vơ cơ có tên dƣới đây :

Bảng 7. Các chất và hợp chất có thể xử lý bằng Fe0 nano T T TT Tên nhóm các chất và hợp chất Tên các chất và hợp chất 1 1 Các hợp chất Clo metan 1.1. Cacbontetraclorua (CCl4) 1.2. Cloroform (CHCl3) 1.3. Diclorometan (CH2Cl2) 1.4. Clorometan (CH3Cl)

Nghiên cứu ứng dụng sắt nano xử lý nước ơ nhiễm crom và chì 2 2 Các hợp chất Trihalo metan 2.1. Bromoform (CHBr3) 2.2. Dibromoclorometan (CHBr2Cl) 2.3. Diclorobromometan (CHBrCl2) 3 3 Các hợp chất clo benzen 3.1. Hexanclorobenzen (C6Cl6) 3.2. Pentaclorobenzen (C6HCl5) 3.3. Tetraclorobenzen (C6H2Cl4) 3.4. Triclorobenzen (C6H3Cl3) 3.5. Diclorobenzen (C6H4Cl2) 3.6. Clorobenzen (C6H5Cl) 4 4 Các hợp chất clo eten 4.1. Tetracloroeten (C2Cl4) 4.2. Tricloroeten (C2HCl3) 4.3. Cis-Dicloroeten (C2H2Cl2) 4.4. Trans-Dicloroeten (C2H2Cl2) 4.5. 1,1- Dicloroeten (C2H2Cl2) 4.6. Vinylclorua (C2H3Cl) 5 5 Thuốc bảo vệ thực vật 5.1. DDT (C4H9Cl5) 5.2. Lindan (C6H6Cl6) 6 6 Các hợp chất polycloro khác 6.1. Các hợp chất hydrocacbon 6.2. PCBs 6.3. Pentaclorophenol 7 7 Các kim loại nặng 7.1. Thuỷ ngân (Hg2+) 7.2. Niken (Ni2+) 7.3. Cadimi (Cd2+) 7.4. Chì (Pb2+) 7.5. Crôm (Cr6+) 8

Các anion vô cơ

8.1. Perclorat (ClO4-) 8.2.Nitrat (NO3-)

1.3.3. Giới thiệu về vật liệu chứa sắt nano và nano lưỡng kim

1.3.3.1. Tính chất của hạt sắt nano

Các hạt nano (< 100nm) là sắt hóa trị 0 (zero-valent iron ZVI) có cấu trúc nhƣ sau:

Hình 9. Mơ hình cấu tạo hạt Sắt nano và các phản ứng khử xảy ra trên bề mặt của hạt Fe0 nano.

a. Cấu trúc sắt nano [6]

Cấu trúc lõi – vỏ, cấu trúc điển hình của hạt Sắt nano đóng một vai trị quan trọng trong việc xử lý môi trƣờng. Lõi bao gồm chủ yếu là sắt kim loại hóa trị 0, trong khi vỏ là hỗn hợp hóa trị [Fe(II) và Fe(III)] oxit, đƣợc tạo thành nhƣ là kết quả của quá trình oxy hóa sắt kim loại.

b. Diện tích bề mặt riêng [6]

Cùng với kích thƣớc vật liệu, cấu trúc lõi - vỏ, kết cấu và diện tích bề mặt riêng cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến những tính chất vật lý và hóa học của vật liệu nano. Zhang và các cộng sự đã so sánh diện tích bề mặt của vật liệu nano kim loại với những vật liệu kim loại có kích thƣớc micro trên thị trƣờng và kết luận rằng diện tích bề mặt của vật liệu nano lớn hơn 1-2 bậc so với vật liệu micro. Diện tích bề mặt lớn nhƣ

Nghiên cứu ứng dụng sắt nano xử lý nước ơ nhiễm crom và chì

vậy cho phép phản ứng xảy ra ở nhiều điểm, đây là một trong số những lý do làm cho hạt sắt nano có thể phản ứng với chất ơ nhiễm ở tốc độ cao hơn.

c. Từ tính của hạt nano [6]

Từ tính của vật liệu nano đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực nhƣ chất lỏng từ, các ứng dụng trong sinh y và chất xúc tác. Tuy nhiên những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ứng dụng môi trƣờng lại có xu hƣớng tránh đặc tính này. Do có diện tích bề mặt lớn và tĩnh lƣỡng cực từ - lực hút lƣỡng cực, vật liệu nano từ tính có xu hƣớng kết đám, hình thành những sợi lớn hơn nhiều và làm giảm hoạt tính cũng nhƣ sự vận chuyển của hạt nano tại những điểm bị ơ nhiễm. Vì vậy, phân tán vật liệu nano từ tính là một yếu tố đƣợc ƣu tiên để tăng hiệu quả của phản ứng này. He và Zhao đã sử dụng dung dịch tinh bột để ổn định vật liệu Fe – Pd nano. Vật liệu nano đã đƣợc bọc tinh bột là những hạt riêng rẽ và ít bị kết dính hơn nhiều.Kết quả của họ cho thấy vật liệu nano tinh bột có hoạt tính mạnh hơn.

Sắt nano xử lý cả dẫn xuất halogen hóa các dung môi hữu cơ [54] và các chất ô nhiễm vơ cơ nhƣ thạch tín, crom, đồng. Các sản phẩm cuối cùng là hydrocacbon, clorua, oxit sắt và nhiều sản phẩm phụ khác[42][43].

Sắt nano có thể khử tiêu chuẩn E= -0.44 V, thấp hơn nhiều so với kim loại nhƣ

Pb(E= -0,13), Cd(E= - 0,4), Ni(E= -0,25), Cr3+(E= -0,42) cũng nhƣ nhiều hợp chất hữu

cơ nhƣ Clo Hydrocacbon. Các hợp chất này do đó dễ bị khử bởi hạt Fe0

nano. Những sự khác nhau về hình thức hạt Sắt nano có ích cho sự khử các chất ơ nhiễm nhƣ dung môi hữu cơ clo, thuốc trừ sâu clo hữu cơ, PCBs, thuốc nhuộm hữu cơ, hợp chất vô cơ khác nhau của các kim loại As(III), Pb(II), Cu(II), Ni(II), Cr(VI)…

1.3.3.2. Tính chất của hạt nano lưỡng kim

Do kích thƣớc siêu nhỏ và diện tích bề mặt riêng lớn, hạt Sắt nano rất dễ bị oxy hóa trong khơng khí. Chính vì vậy mà nhiều nhà nghiên cứu đã phủ một lớp mỏng chứa oxit hoặc lớp vỏ kim loại quý lên bề mặt vật liệu để tránh sự oxy hóa sắt.

Để nâng cao hiệu quả của phản ứng oxi-hóa khử, giảm bớt những tác động ảnh hƣởng đến kết quả, bổ xung một lƣợng nhỏ kim loại xúc tác thứ 2 nhƣ Pd, Pt, Ag, Cu, Ni

vào bề mặt để tăng tốc độ khử của Fe0 nano. Kim loại hóa trị 2 phủ trên bề mặt sắt giống

nhƣ một lớp bảo vệ để chống ăn mòn bề mặt, đồng thời tạo chất xúc tác kim loại đơi, có hiệu quả hơn trong xử lý chất ô nhiễm bởi tốc độ phản ứng nhanh hơn so với 1 mình Sắt nano. Ƣu điểm khi sử dụng nano lƣỡng kim:

+ Làm giảm năng lƣợng kích hoạt các chất ơ nhiễm, tăng tốc độ phản ứng dechlorination và làm giảm sự hình thành các sản phẩm phụ [42];

+ Giảm các vấn đề hình thành các oxit trên bề mặt hạt sắt;

+ Nhanh chóng giải phóng electron từ Fe0 của Fe0 nano kim loại [23].

He và Zhao [30] đã sử dụng dung dịch tinh bột để ổn định vật liệu nano lƣỡng kim (Fe – Pb). Vật liệu nano đã đƣợc bọc tinh bột là những hạt riêng rẽ và ít bị kết dính hơn nhiều. Kết quả của họ cũng cho thấy vật liệu nano bọc tinh bột có hoạt tính mạnh hơn.

Theo Zhanqiang Fang và cộng sự (2010) [59] đã điều chế thành công nano lƣỡng kim Fe-Ni có kích thƣớc từ 20-50nm. Cùng với đó, họ cũng tiến hành thử nghiệm để kiểm tra sự ổn định, độ bền và sự rò rỉ Ni của các hạt nano lƣỡng kim Fe-Ni khi xử lý. Nano lƣỡng kim (Fe-Ni) đƣợc chế tạo nhƣ sau: sử dụng Natri Borohydrit (NaBH4). Pha

0.1M FeSO4.7H2O pha trong 100mL cồn/nƣớc (tỷ lệ 30:70). Bổ sung thêm PVP

(polyvinyl pyrrolidone) với hạt nano tỷ lê 1:1 vào dung dịch FeSO4.7H2O. Cho 0,3M NaBH4 vào dung dịch FeSO4.7H2O và khuấy từ trong thời gian 5 phút và dừng lại khi dung dịch chuyển màu đen. Dùng nam châm thu đƣợc các sắt nano và rửa 3 lần với cồn 99%. Phản ứng này đƣợc mô tả nhƣ sau:

2Fe2+ +2H20 + BH4− → 2Fe0 +BO2− +4H− +2H2 (1)

Định mức dung dịch này bằng cồn lên 50ml. Để phủ một lớp kim loại tạo nano

lƣỡng kim, thêm một lƣợng muối NiCl2.6H2O trong dung dịch vừa tạo ở (1), đem khuấy

trong thời gian 30 phút. Quá trình này diễn ra: Fe(s) + Ni2+ → Fe2+ +Ni(s) (2)

Nghiên cứu ứng dụng sắt nano xử lý nước ơ nhiễm crom và chì

Tách và rửa hạt nano lƣỡng kim nhƣ đối với sắt nano. Cuối cùng hạt nano lƣỡng

kim đƣợc sấy khô trong môi trƣờng chân không qua đêm ở nhiệt độ 500C trƣớc khi sử

dụng. Kết quả thu đƣợc cũng đƣợc phân tích tính chất và đặc điểm bằng chụp X-Ray, TEM, BET (Brunnaer–Emmett–Teller). Hàm lƣợng kim loại Fe và Ni của các hạt nano lƣỡng kim đƣợc xác định bằng máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (TAS-986, Pgeneral, Trung Quốc) [53].

Trong đề tài này, chúng tôi lựa chọn Cu làm nguyên tố kim loại thứ hai bởi:

- Đồng có tính khử nhỏ hơn Fe, khi đồng đi vào bề mặt hạt Fe0

, sự khác nhau này giữa hai kim loại là nguyên nhân của sự giải phóng điện tử để làm tăng sự ăn mòn và khả

năng phản ứng của hạt Fe0

nano.

- Lắng đọng của Cu trên bề mặt sắt sẽ tạo ra nhiều tế bào điện gốc, thúc đẩy ăn mịn sắt

để tạo điều kiện giải phóng các điện tử [43] [40] và thuận lợi cho việc phản ứng nhiệt động lực học (∆E0 = +0,784 V)

- Theo Alowitz và cộng sự [46], động học của quá trình khử phụ thuộc vào một số yếu

tố nhƣ nồng độ chất ô nhiễm, pH dung dịch, diện tích bề mặt (hàm lƣợng Fe cho vào), thời gian tiếp xúc với chất ô nhiễm.

1.4. Tổng quan về khu công nghiệp Phố Nối A

1.4.1. Giới thiệu chung

Là cửa ngõ phía Đơng của Hà Nội, Hƣng Yên có 23 km quốc lộ 5A và trên 20 km tuyến đƣờng sắt Hà Nội – Hải Phịng chạy qua. Ngồi ra có quốc lộ 39A, 38 nối từ quốc lộ 5 qua thị xã đến quốc lộ 1A qua cầu Yên Lệnh và quốc lộ 10 qua cầu Triều Dƣơng, là trục giao thông quan trọng nối các tỉnh Tây- Nam Bắc bộ (Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa…) với Hải Dƣơng, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Hƣng Yên gần các cảng biển Hải Phòng, Cái Lân và sân bay quốc tế Nội Bài, giáp ranh với các tỉnh và thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình và Hải Dƣơng.

Khu công nghiệp Phố Nối A là một khu công nghiệp tổng hợp, gồm nhiều loại hình sản xuất khác nhau, đi vào hoạt động từ năm 2003. Tồn khu cơng nghiệp có tổng

diện tích 390 ha thuộc địa bàn của các xã Đình Dù, Lạc Hồng, Trƣng Trắc và Minh Hải của huyện Văn Lâm và xã Giai Phạm của huyện Yên Mỹ, tỉnh Hƣng Yên. Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển đơ thị Hịa Phát với tƣ cách là chủ đầu tƣ, thực hiện các hạng mục nhƣ san nền đƣờng, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải, cây xanh, hàng rào,… thu hồi vốn thơng qua thu phí cho th lại đất và các dịch vụ sử dụng hạ tầng khác trong khu công nghiệp.

Hình 10: Sơ đồ mặt bằng vị trí quy hoạch khu cơng nghiệp Phố Nối A.

Khu công nghiệp Phố Nối A là khu cơng nghiệp tổng hợp, gồm nhiều loại hình sản xuất khác nhau với lĩnh vực hoạt động chủ yếu là sản xuất lắp ráp điện, điện tử, điện lạnh cơ khí, ơ tơ, xe máy; sản xuất thép và các sản phẩm từ thép; sản xuất các loại sơn và bột

Nghiên cứu ứng dụng sắt nano xử lý nước ơ nhiễm crom và chì

bả; sản xuất các loại bao bì, ống PVC, sản xuất giấy, chế biến nông sản, thực phẩm;… Khu công nghiệp đã và đang thu hút rất nhiều các dự án đầu tƣ, cho đến nay đã tiếp nhận 114 dự án trong và ngồi nƣớc, trong đó có nhiều dự án của các nhà đầu tƣ từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,…

1.4.2. Hiện trạng môi trường nước thải khu công nghiệp Phố Nối A

Hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung của khu công nghiệp này đƣợc xây dựng từ

năm 2008, có cơng suất 3.000 m3/ngày đêm, trong khi đó theo quyết định 744 của Bộ Tài

Ngun&Mơi trƣờng hệ thống xử lý nƣớc thải phải có cơng suất 10.200m3

/ngày đêm mới đáp ứng nhu cầu thực tế.

Theo Chi cục bảo vệ môi trƣờng Hƣng Yên, do công suất chƣa đạt tiêu chuẩn nên Công ty quản lý khai thác hạ tầng khu cơng nghiệp Phố Nối A chƣa hồn thành các thủ tục cấp phép xả nƣớc thải ra mơi trƣờng. Theo đó, việc xả nƣớc thải nhƣ hiện nay là trái phép. Tại đây hiện cịn 29 doanh nghiệp xây nhà xƣởng trên diện tích 110ha chƣa đấu nối hệ thống nƣớc thải với nhà máy xử lý tập trung, mà đƣợc xử lý riêng rồi trực tiếp xả ra mơi trƣờng và khơng có sự kiểm sốt.

Ngồi ra, Cơng ty quản lý khai thác hạ tầng khu cơng nghiệp Phố Nối A cịn chƣa chấp hành đầy đủ các qui định về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trƣờng định kỳ, việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp và nguy hại chƣa đúng qui định. Một số đơn vị nhƣ Công ty trách nhiễm hữu hạn Taeyang Việt Nam đốt chất thải ngay trong khuôn viên nhà máy. Không ít doanh nghiệp mới hoạt đông cũng chƣa đấu nối nƣớc thải vào hệ thống xử lý nhƣ Công ty Alphanam, Công ty giấy Pulppy Corelex Việt Nam với lƣợng nƣớc thải phát sinh trên 5.000m3

/ngày đêm đã xả trực tiếp ra môi trƣờng

Nguồn nƣớc thải từ khu công nghiệp Phố Nối A đang gây ơ nhiễm nặng các dịng sông, chịu ảnh hƣởng nhiều nhất là sông Bần và sông Bắc Hƣng Hải. Theo đánh giá của Bộ tài nguyên và Môi trƣờng, nguồn nƣớc trên hai dịng sơng này khơng đạt tiêu chuẩn B1 để dung cho nƣớc tƣới tiêu thủy lợi vì các chỉ số BOD, COD vƣợt quá quy chuẩn nƣớc mặt QCVN. Hậu quả đã làm cho lƣợng hóa chất độc hại tại các nguồn nƣớc của khu

dân cƣ vƣợt tiêu chuẩn từ 2 – 6 lần.Hệ thống kênh mƣơng, sông hồ đã bị ô nhiễm nặng và khơng cịn khả năng tƣới tiêu cho nông nghiệp.

Hàng chục con kênh mƣơng đã biến thành dịng nƣớc chết, bốc mùi hơi tanh khó chịu. Nƣớc chảy đến đâu, cá tơm chết nổi đến đó, cây trồng cũng héo rũ. Trên địa bàn Văn Lâm, Mỹ Hào do hệ thống thủy lợi sơng ngịi bị ơ nhiễm khơng thể tƣới tiêu phục vụ sản xuất, hàng chục hecta đất canh tác phải bỏ hoang, khơng thể cấy trồng vì nguồn nƣớc ơ nhiễm nặng.

Chính những tồn tại ở trên, nguồn nƣớc thải không đảm bảo tiêu chuẩn đã và đang ngày đêm xả ra môi trƣờng là nguồn dẫn nƣớc tƣới tiêu nông nghiệp cho 2 huyện Văn Lâm và Yên Mỹ. Nguồn nƣớc tƣới tiêu cho nông nghiệp bị ô nhiễm này đã khiến hàng trăm hecta đất canh tác màu mỡ phải bỏ hoang. Trên các sơng trục chính của hệ thống thủy lợi nội đồng dọc các sông Bần, sông Bắc Hƣng Hải, sông Bún do phải hứng nƣớc thải trực tiếp từ các nhà máy, các dịng sơng, kênh này bị biến dạng thành những dòng nƣớc chết.

Nghiên cứu ứng dụng sắt nano xử lý nước ơ nhiễm crom và chì

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Vật liệu sắt nano và nano lƣỡng kim đƣợc điều chế trong phịng thí nghiệm, bộ mơn

Thổ nhƣỡng và môi trƣờng đất – Khoa Môi trƣờng – Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Mẫu nƣớc ô nhiễm chứa Cr và Pb với các nồng độ khác nhau đƣợc pha chế trong phịng thí nghiệm.

- Mẫu nƣớc ô nhiễm trƣớc và sau khi xử lý tại khu công nghiệp Phố Nối A.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Điều chế vật liệu sắt nano, nano lƣỡng kim và phân tích các đặc điểm của vật liệu điều chế đƣợc.

- Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình xử lý nƣớc ơ nhiễm Cr và Pb.

- Hiện trạng ô nhiễm nƣớc tại khu công nghiệp Phố Nối A của tỉnh Hƣng Yên: Đánh

giá hiện trạng ô nhiễm bằng cách lấy mẫu nƣớc trƣớc khi xử lý của khu cơng nghiệp, tiến hàng phân tích và so sánh với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải QCVN 40:2011/BTNMT.

- Đánh giá hiệu quả xử lý nƣớc ô nhiễm Cr và Pb của vật liệu sắt nano và nano lƣỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng sắt nano xử lý nước ô nhiễm crôm và chì (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)