ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) góp phần nghiên cứu và đánh giá tính đa dạng sinh học của hệ thực vật thuộc vườn quốc gia ba vì để định hướng cho việc bảo tồn và sử dụng có hiệu quả (Trang 36 - 40)

3.1. Đối tƣợng

Toàn bộ các lồi thực vật bậc cao có mạch ở sườn đơng và sườn tây núi Ba Vì, thuộc VQG Ba Vì, Tp. Hà Nội.

3.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Kiểm kê và hệ thống lại các lồi thực vật có mạch thuộc sườn đơng và sườn tây núi Ba Vì, thuộc VQG Ba Vì, Tp. Hà Nội.

- Đánh giá tính đa dạng hệ thực vật thuộc sườn đông và sườn tây núi Ba Vì, thuộc VQG Ba Vì, Tp. Hà Nội.

3.3. Nội dung nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu đã đề ra như trên chúng tôi thực hiện các nội dung như sau :

1. Xác định phạm vi nghiên cứu: vì thời gian học tập và làm luận văn không nhiều cho nên chúng tôi đã chọn nghiên cứu thực vật ở 2 sườn: sườn đơng và sườn tây của núi Ba Vì thuộc VQG Ba Vì, Tp. Hà Nội.

2. Thu mẫu từ đỉnh núi xuống chân núi, xử lí mẫu vật và xác định tên khoa học theo Nguyễn Nghĩa Thìn năm 1997.

3. Xây dựng danh lục các loài thu được theo Brummitt (1992). 4. Đánh giá tính đa dạng với các phương diện sau :

- Đa dạng về thành phần: ngành, họ, chi, loài. - Đa dạng về dạng sống

- Đa dạng về yếu tố địa lý thực vật

- Đa dạng về giá trị tài nguyên: Tài nguyên về giá trị sử dụng và tài nguyên về nguồn gen quí hiếm.

3.4. Địa điểm

- Địa điểm thu mẫu tại sườn đơng và sườn tây núi Ba Vì.

- Xử lý mẫu vật, phân tích, định tên khoa học… tại Bảo tàng Sinh vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.

3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong luận văn này chúng tôi sử du ̣ng chủ yếu hai phương pháp để phục vụ nghiên cứu đa dạng thực vật là phương pháp kế thừa và phương pháp chuyên gia.

3.5.1. Thu mẫu thập số liệu ở thực địa

Áp dụng phương pháp điều tra theo hệ thống tuyến.

Xác định địa điểm và tuyến thu mẫu, để thu mẫu một cách đầy đủ và đại diện cho một khu nghiên cứu. Dựa vào đặc điểm địa hình và kế thừa những thơng tin của cá cuộc điều tra nghiên cứu trước đây của các chuyên gia thực vật, chúng tôi đã xác định các tuyến chính và từ các tuyến chính này thì các tuyến phụ theo kiểu xương cá được mở về 2 phía. Trung bình 1,5km chiều dài tuyến chính có thêm 2 tuyến phụ. Trên mỗi tuyến tiến hành điều tra tất cả các loài thực vật nằm ở phạm vi 10m mỗi bên. Mỗi loài lấy 3 - 5 tiêu bản. Điều tra tất cả các lồi thực vật bậc cao có mạch.

3.5.2. Xử lý và trình bày mẫu

Các mẫu thu thập từ thực địa được làm tiêu bản theo phương pháp của trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

+ Xử lý mẫu ở thực địa:

- Mẫu đeo nhãn ghi bằng bút bi nước gồm đầy đủ các mục: số hiệu mẫu, địa điểm và nơi lấy mẫu, ngày lấy mẫu, đặc điểm quan trọng, người lấy mẫu.

- Xử lý ướt mẫu bằng cách ép mẫu tạm thời giữa hai tờ báo gập đơi, sau đó bó chặt lại rồi cho mẫu đó vào túi polyetylen cỡ lớn. Đổ cồn đổ cho thấm ướt các tờ báo và buộc chặt lại để chuyển về nơi có điều kiện sấy khơ.

- Trước hết dùng các tờ báo mới rồi lần lượt mang từng vật mẫu ra, giải đều trên tờ báo có kích thước 30 x 40cm. Các mẫu sau khi bó chặt được cho vào tủ sấy. Sấy liên tục trong một tuần và cứ sau hai ngày sấy thì thay báo một lần.

- Sau khi mẫu đã khô tiếp tục được ngâm tẩm bằng dung dịch cồn chứa 3-5% HgCl2 để diệt khuẩn và chống côn trùng phá hoại.

- Các mẫu tiêu bản được sấy khơ và ép phẳng, rồi trình bày và khâu đính trên bìa giấy cứng crơki kích thước 28 x 42cm theo các tiêu chuẩn quy định.

3.5.3. Xác định và kiểm tra tên khoa học

Chúng tôi tiến hành tiến hành nghiên cứu tài liệu và kiểm tra, xác định tên khoa học của từng loài theo phương pháp phân loại truyền thống, gồm các bước:

+ Phân loại sơ bộ: chúng tơi có tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc tham khảo các tài liệu hiện có tại Bảo tàng Thực vật để tiến hành phân loại sơ bộ mẫu vật theo các taxon từ ngành tới họ, rồi tới chi.

+ So mẫu và xác định tên lồi: Các tài liệu chính dùng trong quá trình xác định tên khoa học [1, 3, 4, 6, 7, 11, 12, 14, 15].

+ Kiểm tra tên khoa học: Sau khi đã xác định tên lồi, chúng tơi tiến hành chỉnh lý lại tên khoa học theo tên họ, tên chi theo Brummitt trong “Vascular Plant Families and Genera” (1992), điều chỉnh tên loài theo trọn bộ 3 tập “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (2001 - 2005).

+ Bổ sung thông tin: về yếu tố địa lý, về phổ dạng sống, về cơng dụng và tình trạng đe dọa, bảo tồn.

3.5.4. Xây dựng bảng danh lục thực vật

Từ các kết quả đã thu thập được, chúng tôi xây dựng nên bảng danh lục thực vật của sườn đơng và sườn tây núi Ba Vì, thuộc VQG Ba Vì (Phụ lục 1). Bảng danh lục thực vật được xây dựng theo hệ thống phân loại của Brummitt (1992), trong đó các họ trong một ngành, các chi trong một họ, các loài trong một chi được xếp theo

trật tự chữ cái đầu từ A đến Z. Bảng danh lục ngoài tên khoa học và tên Việt Nam của các lồi cịn ghi tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ và các thông tin khác như dạng sống, yếu tố địa lý, công dụng.

3.5.5. Đánh giá đa dạng sinh học

3.5.5.1. Đánh giá đa dạng của các taxon bậc ngành, họ, chi

Khi đã có danh lục hồn chỉnh, chúng tơi tiến hành thống kê số loài trong các chi, số chi trong các họ, số họ trong các ngành thực vật khác nhau rồi tính tỉ lệ phần trăm của các bậc taxon, từ đó ta có thể đánh giá tính đa dạng của các bậc taxon.

Thống kê các họ và các chi nhiều lồi, tính tỉ lệ phần trăm số loài của các chi và các họ nhiều loài so với toàn bộ số loài trong khu hệ thực vật. Từ đó, đánh giá các chi và các họ đa dạng nhất tại VQG Ba Vì.

3.5.5.2. Đánh giá tính đa dạng về các yếu tố địa lý thực vật

Việc thiết lập phổ các yếu tố địa lý, chúng tôi áp dụng sự phân chia của Nguyễn Nghĩa Thìn (2004).

Sau đó, chúng tơi tiến hành lập phổ các yếu tố địa lý để dễ dàng so sánh và xem xét cấu trúc các yếu tố địa lý thực vật giữa các vùng với nhau.

3.5.5.3. Đánh giá tính đa dạng về dạng sống

Để thiết lập phổ dạng sống, chúng tôi căn cứ theo thang phân loại của Raunkiaer (1934), Thái Văn Trừng (1978) và của Nguyễn Nghĩa Thìn (2004).

Sau khi đã thống kê được các lồi theo từng kiểu dạng sống, chúng tơi tiến hành lập phổ dạng sống và dựa vào đó để đánh giá mức độ đa dạng của điều kiện sống cũng như mức độ tác động của các nhân tố đối với hệ thực vật VQG Ba Vì.

3.5.5.4. Đánh giá về giá trị tài nguyên và mức độ đe dọa

Dựa vào các tài liệu : Sách đỏ Việt Nam, Cây gỗ rừng Việt Nam, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nghị định 32/2006/NĐ-CP... để phân tích thơng tin làm cơ sở đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) góp phần nghiên cứu và đánh giá tính đa dạng sinh học của hệ thực vật thuộc vườn quốc gia ba vì để định hướng cho việc bảo tồn và sử dụng có hiệu quả (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)