+ Tên thông dụng, tên theo tiếng địa phương (nếu có), +Tên khoa học (đã điều chỉnh hợp Danh pháp)
+ Họ thực vật.
Công dụng và bộ phận dùng: Về công dụng và bộ phận dùng ghi nhận theo
các tài liệu về cây thuốc Việt Nam và kinh nghiệm của nhân dân địa phương đã thu thập được trong q trình điều tra nghiên cứu ở huyện Xín Mần.
Dạng cây: Ở đây không nghiên cứu Dạng sống mà đơn giản chỉ ghi nhận về
Dạng cây: Là cây gỗ, cây bụi, cây thảo cỏ/thân thảo (gồm cả dạng cây 1 năm và nhiều năm), dây leo (dây leo thảo và dây leo gỗ).
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tập danh lục
- Tập Danh lục là kết quả khoa học quan trọng nhất của đề tài điều tra, nghiên cứu, thu thập về cây thuốc ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Thông qua tập Danh lục, trước hết cho biết về tính đa dạng và phong phú của nguồn tài nguyên cây thuốc của huyện Xín Mần. Đó là sự đa dạng và phong phú về số lượng loài, về thành phần chủng loại (các nhóm cây, sự phong phú về các bậc taxon...), về dạng sống, về các bộ phận dùng và nhất là về giá trị làm thuốc của chúng. Hầu hết các cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm, để chữa trị nhiều loại chứng bệnh thông thường mắc phải. Một số loài là nguyên liệu chiết xuất hoạt chất, trong cơng nghiệp dược (Bình vơi, Cỏ cứt lợn, Hy thiêm ...). Vài lồi khác có giá trị xuất khẩu cao (Bình vơi, Đậu khấu, Thiên niên kiện, Cẩu tích ...). Tập Danh lục là tài liệu có thể sử dụng để giảng dạy, nghiên cứu và tham khảo về tài nguyên cây thuốc huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, cũng như ở Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn:
Tập Danh lục này khác với loại Danh sách cây thuốc (List of medicinal
plants) chỉ liệt kê tên các loài cây thuốc. Mặc dù tập Danh lục được xây dựng dưới dạng bảng, song mỗi loài lại đề cập được các thông tin cơ bản về cây thuốc (Catalogue). Bởi vậy, đây là tài liệu giúp cho các thầy thuốc y học cổ truyền (bao gồm cả các Ông lang Bà mế), nhận biết thêm các cây thuốc sẵn có tại địa phương để sử dụng. Nhiều lồi có cách dùng đơn giản, an tồn nên có thể biên soạn lại, để hướng dẫn rộng rãi trong nhân dân.
3.1.2. Tính đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang tỉnh Hà Giang
* Đa dạng về các bậc taxona
- Ở bậc Ngành (Phyta)
Trong số 209 loài cây thuốc đã ghi nhận được thuộc hầu như tất cả các ngành thực vật bậc cao có mạch đã biết ở Việt Nam. Trong đó có nhiều lồi nhất là ở ngành Ngọc lan (Magnoliophyta): 195 loài (≈ 93,30 % so với tổng số loài cây thuốc đã biết), thuộc 171 chi, 105 họ; các ngành còn lại chiếm tỷ lệ rất thấp: ngành Dương xỉ (Polypodiophyta): 6 loài (≈ 2,87 % so với tổng số loài cây thuốc đã biết), thuộc 6 chi, 5 họ; ngành Thơng (Pinophyta) 4 lồi (1,91%), thuộc 3 chi và 2 họ; ngành Thơng đất (Lycopodiophyta): 2 lồi (0,96%), thuộc 2 chi, 1 họ. Các ngành Mộc tặc (Equisetophyta) ghi nhận được 2 loài (0,96%) thuộc 1 chi và 1 họ.
Trong số 195 loài cây thuốc trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) cho thấy, lớp Ngọc lan / lớp Hai lá mầm (Magnoliopsida /Dicotyledon) chiếm ưu thế với 147 loài (≈ 75,39 % so với tổng số loài cây thuốc đã biết), thuộc 137 chi, 90 họ; lớp Hành/lớp Một lá mầm (Liliopsida/Monocotyledon) có 48 lồi (24,61% so với tổng số loài cây thuốc đã biết), thuộc 34 chi và 15 họ. Cây thuốc là thực vật Hai lá mầm ở huyện Xín Mần có số lượng lồi nhiều hơn ở lớp Một lá mầm, cũng như đối với tất cả các Ngành có các lồi làm thuốc kể trên.
Loài Odontosoria
chinensis (L.) J. Sm. thuộc
ngành Dương xỉ - Polypodiophyta
Loài Equisetum diffusum D. Don thuộc ngành Cỏ tháp bút - Equisetophyta
Lồi Calocedrus macrolepis Kurz thuộc
ngành Thơng - Pinophyta
Loài
Lycopodiella cernua (L.)
Pic. Serm thuộc ngành Thơng đất – Lycopodiophyta
Lồi Fallopia multiflora Haraldson thuộc lớp Hai lá mầm - Magnoliopsida
Loài Curcuma longa L. thuộc lớp Một lá mầm -
Liliopsida
- Ở bậc Họ (Family):
Trong số 209 loài thực vật làm thuốc đã ghi nhận được thuộc 183 chi và 114 họ, đã thống kê được 12 họ giàu lồi có từ 4 đến 10 lồi (Bảng 3.2):
Bảng 3.2. Các họ thực vật có nhiều cây thuốc
STT Họ thực vật Số loài 1 Orchidaceae 10 2 Zingiberaceae 9 3 Asteraceae 8 4 Araceae 7 5 Rubiaceae 6 6 Euphorbiaceae 5 7 Araliaceae 5 8 Myrsinaceae 5 9 Lauraceae 4 10 Piperaceae 4 11 Verbenaceae 4 12 Aristolochiaceae 4 Tổng số 72
Trong số 12 họ giàu loài chiếm 34,45% tổng số lồi ghi nhận được, Họ Lan (Orchidaceae) có số loài nhiều nhất (10 loài). Các cây thuốc thuộc họ Lan có giá trị kinh tế cao và đa phần nằm trong danh sách cây cần được bảo tồn như: Lan kim tuyến tím (Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl.), Lan kim tuyến xanh (Anoectochilus setaceus Blume)…. Họ Gừng (Zingiberaceae) đứng thứ hai (9 loài) với đa phần là các loài cây thảo và cây bụi làm thuốc phổ biến như: các loài Thảo đậu khấu nam (Alpinia spp.), Sa nhân (Amomum spp.), Nghệ (Curcuma spp.).
Một số họ giàu lồi có các cây thuốc vừa có giá trị khai thác, sử dụng lại vừa có giá trị về mặt bảo tồn như họ Nhân sâm với 5 lồi thì có 2 lồi q hiếm là Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidum Seem.) và Tam thất hoang (Panax stipuleanatus Tsai & Feng). Họ Ráy với 7 lồi trong đó có 1 lồi có khả năng khai thác là: Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott)
Số còn lại 102 họ, mỗi họ mới chỉ ghi nhận được từ 1 đến 3 loài cây thuốc. Trong số này, một số họ mặc dù chỉ có vài lồi, nhưng lại là những cây thuốc được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền. Ví dụ: họ Cẩu tích (Dicksoniaceae): 1 lồi là Cẩu tích (Dicksonia barometz); họ Bách bộ (Stemonaceae): 1 loài là cây Bách bộ (Stemona tuberosa); họ Mã đề (Plantaginaceae): 2 loài Mã đề (Plantago major) và Mã đề á (Plantago asiatica); họ Bầu bí (Cucurbitaceae): có lồi Dền tng / Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) … Đây là những cây thuốc có giá trị sử dụng và kinh tế cao ở tỉnh Hà Giang.
- Ở bậc Chi (Genus):
Bảng 3.3. Các chi thực vật có nhiều lồi cây thuốc
STT Chi thực vật Số loài 1 Alpinia 4 2 Asarum 3 3 Anoectochilus 3 4 Dendrobium 3 5 Piper 3 Tổng số 16
Các chi đã biết có nhiều cây thuốc bao gồm: Chi Alpinia 4 loài; chi Asarum,
Anoectochilus, Dendrobium và Piper 3 lồi. Ngồi ra cịn rất nhiều chi 2 loài: Amomum, Clerodenrum, Zanthoxylum, Uncaria….. Một vài họ chỉ có 1 chi ở Việt
Nam, nhưng các lồi đã biết ở Hà Giang đều có ý nghĩa về mặt đa dạng sinh học và giá trị sử dụng, như: họ Taccaceae chỉ có 1 chi Tacca với 2 loài Hồi đầu thảo (T.
plantaginea) và Phá lủa (Tacca subflabellata); họ Costaceae chỉ có 1 chi Costus với
một lồi Mía dị hoa gốc (C.tonkinensis). Một số chi chỉ có 2-3 lồi nhưng đều là những cây thuốc có khả năng khai thác hoặc thuộc diện bảo tồn: Chi Gynostemma (Cucurbitaceae) có lồi Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) thuộc diện bảo tồn; Chi Hedera chỉ có một lồi Dây thường (Hedera sinensis) nhưng có tiềm năng khai thác để làm thuốc trị ho. Chi Panax với 2 loài cây thuốc quý: Tam thất hoang (Panax stipuleanatus) và Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidum) đều là những cây thuốc cần bảo vệ.
Hình 3. 2. Sâm vũ diệp -
Panax bipinnatifidum Seem.
Hình 3. 3. Kim tuyến -
Anoectochilus roxburghii (Wall.)
Lindl. *Sự phân bố về độ cao
Hà Giang là điểm cực bắc của Việt Nam. Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đặc biệt đã tạo nên ở đây một khu hệ thực vật mà trong đó khơng chỉ có những lồi cây thuốc nhiệt đới mà cịn có nhiều lồi của vùng ơn đới ấm và á nhiệt đới núi cao. Nhiều lồi có phân bố ở Hà Giang cũng được tìm thấy ở nhiều vùng khác ở Việt Nam nhưng ở độ cao lớn hơn như Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Hồi núi (Illicium henryi), Lan kim tuyến (Anoectochilus roxburghii)...
Theo cách phân chia các huyện của tỉnh Hà Giang, thì huyện Xín Mần là huyện vùng cao núi đất (là chủ yếu) của tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, trong q trình điều tra nghiên cứu chúng tơi thấy ở phần lớn các khối núi, từ độ cao 1000m trở lên nhất là ở các đỉnh núi thường đỉnh là núi đất pha cát xen đá với tầng đất khá mỏng ở
dưới thường là tầng đá trắng. Vì thế sự phân chia các loại thảm thực vật rừng chủ yếu ở đây cũng có những nét đặc trưng nhất định theo đai cao này. Về sự phân bố của cây thuốc ở đây, tạm thời cũng chỉ nêu lên một số đại diện điển hình ở khoảng đai cao này cụ thể như sau.
- Ở độ cao từ 1.000m trở lên đến 2400m: Với nhiều kiểu rừng khác nhau:
Rừng kín hỗn giao cây lá rộng và lá kim, Rừng kín thường xanh cây lá rộng, Rừng thứ sinh hỗn giao tre nứa, trảng cây bụi và trảng cỏ, rừng trồng…bắt gặp nhiều loài cây thuốc của một số họ đặc trưng như: Họ Ngũ gia bì (Araliaceae): Thơng thảo (Tetrapanax papyriferus), Đu đủ rừng (Trevesia palmata), Dây thường xuân (Hedera sinensis), Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidum), Tam thất hoang (Panax
stipuleanatus)…; Họ Hoàng liên gai (Berberidaceae): Hồng liên ơ rơ (Mabonia nepalensis); Họ Bách hợp (Liliaceae): Bách hợp (Lilium brownii)...; Họ Đỗ quyên
(Ericaceae): Đèn lồng (Lyonia ovalifolia var. rubrovenia); Họ Lan (Orchidaceae): Lan kim tuyến (Anoectochilus roxburghii), Kim tuyến đá vôi (Anoectochilus
calcareus); Họ hồi (Illiciaceae): Hồi núi (Illicium henryi); Họ trách bách diệp
(Cupressaceae): Bách xanh (Calocedrus macrolepis), …
Đặc biệt trong quần hệ rừng trên núi cao Nấm Chanh, Nấm Dân, Thu Tà có 2 lồi Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidum) và Tam thất hoang (Panax
stipuleanatus)có phân bố rất hẹp, giá trị kinh tế cao và nằm trong diện cây thuốc có
nguy cơ tuyệt chủng mới phát hiện tại địa phương. Thậm chí có thể coi là những lồi cây thuốc q hiếm, cần bảo vệ và phát triển thêm ở Việt Nam. Đây là điểm phân bố mới ghi nhận của 2 loài này ở Việt Nam.
Các loài cây thuốc được đề cập trên đây, ở vành đai độ cao từ 1000m trở lên, nhìn chung đều là những cây thuốc diện quý hiếm, nằm trong Danh sách các loài bảo tồn ở nước ta hiện nay.
- Ở độ cao từ 700m đến 1000m: Ở vành đai thấp hơn tập trung nhiều cây thuốc á nhiệt đới và nhiệt đới với các kiểu rừng: Rừng thứ sinh cây lá rộng, rừng kín thường xanh cây lá rộng, Trảng cây bụi thứ sinh, Rừng thứ sinh cây lá rộng hỗn giao tre nứa, rừng trồng và nương rẫy, trảng cỏ thứ sinh . Trong số này, những lồi có thể tiếp tục khai thác như: Chè dây (Ampelopsis cantoniensis); Hạ khô thảo (Prunella vulgaris); Bách bộ (Stemona tuberosa), Ngũ gia bì chân chim (Schefflera
spp.); Nga truật (Curcuma spp.); Ngải cứu dại (Artemisia indica), Thảo đậu khấu nam(Alpinia spp.), Giảo cổ lam (Gynostemma spp.).
- Ở độ cao dưới 700m : có nhiều loại rừng như: Rừng thứ sinh cây lá rộng,
rừng kín thường xanh cây lá rộng, Trảng cây bụi thứ sinh, Rừng thứ sinh cây lá rộng hỗn giao tre nứa, rừng trồng và nương rẫy, trảng cỏ thứ sinh …bắt gặp nhiều loài cây thuốc phổ biến có khả năng khai thác như Hy thiêm (Sigesbeckia
orientalis), Thảo quyết minh (Senna tora), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Câu
đằng (Uncaria spp.), Nhân trần (Adenosma caeruleum)…
Với tổng số 209 loài thực vật làm thuốc mọc tự nhiên đã ghi nhận được, chắc chắn chưa hoàn toàn đầy đủ nhưng đây là những ghi nhận đầu tiên về nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện Xín Mần.
* Đa dạng về dạng cây thuốc
Về dạng cây: Trong tổng số 209 loài cây thuốc thu thập và ghi nhận tại
huyện Xín Mần, tỉnh Giang thuộc 4 dạng cây: Thân cỏ / thảo (T), Cây bụi và cây bụi trườn (B), Thân leo (thảo và gỗ) (L), Thân gỗ (G). Số lượng thuộc mỗi dạng thể hiện ở Bảng 3.4 và Biểu đồ dưới đây:
Bảng 3.4. Sự đa dạng về dạng cây thuốc
STT Dạng cây Số loài Tỷ lệ (%)
1 Thân cỏ / thảo (T): 96 45,93 %
2 Cây bụi và cây bụi trườn (B): 48 22,97 %
3 Thân gỗ (G): 36 17,23 %
Hình 3. 4. Biểu đồ sự đa dạng về số dạng cây thuốc ở huyện Xín Mần
Như vậy, các cây thuốc ghi nhận được ở huyện Xín Mần chủ yếu là cây thân cỏ (45,93 %); tiếp theo là nhóm cây bụi (22,97 %) và nhóm cây thân gỗ (17,23%). Cây thuốc là dây leo chiếm tỷ lệ thấp nhất (13,87%). Qua bảng trên ta thấy, nguồn cây thuốc huyện Xín Mần phong phú về các dạng cây tự nhiên.
46%
24% 13%
17%
ĐA DẠNG DẠNG CÂY THUỐC Ở HUYỆN XÍN MẦN
Hình 3. 5. Một số dạng cây ghi nhận đƣợc ở huyện Xín Mần (1-Cây gỗ; 2,6- Cây bụi; 3,4-Cây thảo; 5-Cây leo)
* Đa dạng về bộ phận sử dụng
Như chúng ta đã biết, các giữa các bộ phận sử dụng khác nhau của cây thường có sự khác nhau về thành phần hóa học. Bởi vậy, mỗi bộ phận lại được sử dụng vào các mục đích chữa bệnh khác nhau. Giữa các cây thuốc lại có sự khác nhau về số bộ phận được sử dụng làm thuốc. Có lồi cây chỉ có một bộ phận được sử dụng (lá, thân, rễ, …) nhưng có lồi lại có 2 hay nhiều hơn, thậm chí cả cây.
Từ những thơng tin đã thu nhận được về bộ phận sử dụng của 209 loài và thứ cây thuốc (được thể hiện ở bảng dưới đây), có thể nhận thấy sự đa dạng các bộ
4
3
5 6
2 1
phận của cây được người dân sử dụng làm thuốc từ thân, lá, hoa, quả, rễ cho đến củ, hạt. Trên một lồi lại có nhiều bộ phận được sử dụng, ví dụ như Tế tân (Rễ, Hoa, Lá), Màng tang (Lá, Rễ, Quả) có 3 bộ phận được sử dụng làm thuốc. Chúng tơi đã thống kê như sau:
Có 60 loài sử dụng cả cây chiếm 28,71% tổng số lồi. Có 13 lồi sử dụng 3 bộ phận chiếm 6,22% tổng số lồi. Có 38 lồi sử dụng 2 bộ phận chiếm 18,18% tổng số lồi. Có 98 lồi sử dụng 1 bộ phận chiếm 46,89 % tổng số loài.
Như trên cho thấy, mặc dù số loài cây sử dụng 1 bộ phận là lớn nhất chiếm 46,89%. Tuy nhiên, số loài được sử dụng từ 2 bộ phận trở lên cũng chiếm tỷ lệ khơng nhỏ (số lồi được sử dụng 2 bộ phận chiếm 18,18 %, số loài được sử dụng 3 bộ phận chiếm 6,22%). Điều này thể hiện kinh nghiệm phong phú của công đồng các dân tộc tại huyện Xín Mần trong việc sử dụng các bộ phận của cây làm thuốc. Ngoài ra, số loài sử dụng cả cây chiếm tỷ lệ khá lớn, tới 28,71 % tổng số loài.
Bảng 3.5. Sự đa dạng các bộ phận sử dụng làm thuốc
STT Bộ phận sử dụng Tổng số Tỷ lệ (%)
1 Cả cây (toàn cây) 60 28,71
2 Nhóm 2 bộ phận dùng (Vỏ thân, vỏ rễ ; Cành, lá,…) 38 18,18 3 Lá 21 10,05 4 Nhóm 3 bộ phận dùng (Rễ, Lá, Hoa; Rễ, Lá, Quả… 13 6,22 5 Thân 12 5,74 6 Quả 5 2,39 7 Vỏ thân 3 1,44 8 Hạt 2 0,96 9 Hoa 2 0,96
Hình 3. 6. Biểu đồ đa dạng các bộ phận làm thuốc
Qua bảng trên cho thấy, cây được sử dụng toàn cây làm thuốc (chiếm 28,71% tổng số loài) chúng đa phần là nhóm cây thảo, dây leo hoặc cây bụi nhỏ như: Nhân trần (Adenosma caeruleum), Cỏ roi ngựa (Verbena officinalis), Viễn chí hoa vàng (Polygala arillata), ... phân bố rải rác ven rừng, hoặc dưới tán cây. Đây là đa phần là những cây nhỏ dễ thu hái, có vịng đời ngắn, một số cây trong đây có giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa trong thảm thực vật hoặc là những cây thuốc thuộc diện quý hiếm như: Lan kim tuyến (Anoectochilus roxburghii), Thạch hộc (Dendrobium nobile), Hạ khô thảo (Prunella vulgaris) …..Tiếp đó là cây 2 bộ phận làm thuốc (18,18%). Trong nhóm lồi có một bộ phận được sử dụng làm thuốc, nhóm lồi dùng lá để chữa bệnh có tỷ lệ cao nhất (10,05%), tiếp theo là nhóm lồi có 3 bộ phận được sử dụng làm thuốc (6,22%). 39% 24% 14% 8% 8% 3% 2% 1% 1% ĐA DẠNG CÁC BỘ PHẬN LÀM THUỐC 1 2 3 4 5 6 7 8 9
* Đa dạng về nhóm cơng dụng làm thuốc
Căn cứ theo cách phân chia các nhóm bệnh thường sắp theo tại thông tư số: 40/2013/TT-BYT về việc ban hành danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI của Bộ Y tế. Tổng số 209 loài cây thuốc đã thu thập được
phân chia theo 16 nhóm bệnh thường gặp như sau:
Bảng 3. 6. Sự đa dạng các nhóm cơng dụng làm thuốc
STT Nhóm bệnh Số lồi Tỷ lệ
(%)
1 Bệnh cảm sốt, cảm cúm, nhức đầu 40 15,33
2 Bệnh về đường tiêu hóa (tiêu chảy, lỵ, trực tràng, đau
đạ dày,…) 36 13,79
3 Bệnh về đường hô hấp (viêm phổi, phế quản, hen,
ung thư phổi,...) 36 13,79
4 Bệnh về xương khớp (thấp khớp, viêm khớp, đau
lưng, gai cột sống, bó gẫy xương,…) 30 11,49
5 Bệnh ngoài da (nhiễm trùng, vết thương, ghẻ lở, mọn
nhọt, dị ứng, eczema...) 20 7,66
6 Bệnh về thận và đường tiết niệu (sỏi thận, viêm thận,
phù do thận, yếu thận, viêm đường tiết niệu,…) 16 6,13 7 Bệnh về phụ nữ (hậu sản, kinh nguyệt, viêm
nhiễm…) 16 6,13
8 Bệnh về tim mạch, máu, huyết áp (huyết áp cao, suy
tim, nhiễm trùng máu …) 16 6,13
9 Bồi dưỡng sức khỏe, suy nhược cơ thể 16 6,13