Thống kê các giống vật nuôi trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng sinh học nông nghiệp quận băc từ liêm, thành phố hà nội và định hướng phát triển bền vững (Trang 50)

Stt Tên giống Địa điểm ghi nhận sự xuất hiện phổ biến

1. Bò (Bos indicus L.) Minh Khai, Thượng Cát, Thụy Phương, Tây Tựu 2. Gà lai chọi Rải rác toàn quận

3. Gà (Gallus domesticus L.) Tây Tựu, Đông Ngạc 4. Lợn (Sus domesticus) Rải rác toàn quận 5. Lợn siêu nạc Rải rác toàn quận

6. Ngan (Cairina moschata L.) Cổ Nhuế 1, Phú Diễn, Tây Tựu, Liên Mạc 7. Vịt (Anas platyrhynchos

domesticus)

Phú Diễn, Tây Tựu, Minh Khai, Liên Mạc 8. Trâu đen (B. bubalis

carabanesis L.)

Thụy Phương, Thượng Cát 9. Dê (Capra sp.) Liên Mạc

Nói chung, sinh vật tại quận Bắc Từ Liêm khơng đa dạng về thành phần lồi, phân bố đều trong các hệ sinh thái, sống theo sự thích nghi ở từng vùng đối với từng lồi. Điều đó thể hiện mức độ đa dạng sinh học đồng ruộng ở đây tuy chưa cao nhưng cũng đạt được một tỷ lệ nhất định.

3.1.1.3. Các loài sinh vật ngoại lai xâm hại:

Sinh vật ngoại lai xâm hại có nhiều định nghĩa khác nhau. Theo Luật ĐDSH (2008): Loài ngoại lai là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không

phải là mơi trường sống tự nhiên của chúng. Lồi ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển.

Vậy, sinh vật ngoại lai xâm hại trước hết là những loại khơng có nguồn gốc bản địa. Khi được đưa đến một môi trường mới, một lồi ngoại lai có thể khơng thích nghi được với điều kiện sống và do đó khơng tồn tại được. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác, do thiếu vắng các đối thủ cạnh tranh và thiên địch như ở quê nhà cùng với điều kiện sống thuận lợi, các lồi này có điều kiện sinh sôi nảy nở rất nhanh và đến một lúc nào đó phá vỡ cân bằng sinh thái bản địa và vượt khỏi tầm kiểm soát của con người. Lúc này nó trở thành lồi ngoại lai xâm hại. Trong đó, trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm ghi nhận có khoảng 06 lồi xâm hại đã biết và 02 lồi có nguy cơ xâm hại, cụ thể:

Bảng 3.12: Kết quả điều tra về số lượng và sự phân bố các loài sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm

STT Tên tiếng Việt Tên khoa học Địa điểm ghi nhận sự xuất hiện phổ biến

PHẦN I. CÁC LOÀI XÂM HẠI ĐÃ BIẾT A. Động vật không xƣơng sống

1 Ốc bươu vàng Pomacea canaliculata (Lamarck, 1819)

Rải rác toàn quận

2 Bọ cánh cứng hại lá dừa

Brontispa longissima

(Gestro, 1885)

Chủ yếu xuất hiện tại các vùng đồng cỏ, lúa,….ở phường Tây Tựu, Thượng Cát, Thụy

Phương, Liên Mạc, Cổ Nhuế 1.

B. Nhóm thực vật

3

Bèo tây (bèo Lục bình, bèo Nhật Bản)

Eichhornia crassipes

(Mart.) Solms (1883)

Xuất hiện chủ yếu tại các ao, hồ tự nhiên trên toàn quận

4 Cỏ lào Chromolaena odorata (L.) King & H.E. Robins

Rải rác toàn quận

5 Trinh nữ thân gỗ

(mai dương) Mimosa pigra (L.)

Xuất hiện ở ven ao, hồ tự nhiên.

6 Cây ngũ sắc

(bông ổi) Lantana camara (L.)

Rải rác toàn quận

PHẦN II. CÁC LỒI CĨ NGUY CƠ XÂM HẠI A.

7 Cá chép nhập nội (các dòng)

Cyprinus carpio

(Linnaeus, 1758)

Xuất hiện chủ yếu ở ao, đầm,....tại các hộ dân,.....

8 Cá rô phi

Oreochromis

mossambicus (Peters,

1852)

Xuất hiện chủ yếu ở Sông Hồng,…

3.1.2. Đa dạng của các hệ sinh thái nông nghiệp:

3.1.2.1. Hệ sinh thái thủy vực nước chảy:

Theo khảo sát của chúng tôi, mương tiêu nội đồng trên địa bàn quận thường nhỏ và không liên tục, ngập nước theo mùa và theo chế độ cấp nước của hệ thống thủy lợi ở từng địa phương. Kênh mương thường thẳng để dòng nước chảy dễ dàng và chảy hạn chế khi có mức nước thấp. Khi mùa mưa tới, mực nước nhiều, nước được phân bổ vào ruộng thông qua các ống nước nhỏ tự chảy hai bên mương. Còn vào mùa khô, một số mương nội đồng trên địa bàn quận sẽ khơ hạn ở những nơi có chế độ nước hạn chế.

Sinh cảnh mương nội đồng chứa đựng nhiều thực vật và động vật tự nhiên, chủ yếu là cỏ, các bụi cây và các cây gỗ phân tán là chỗ cư trú cho nhiều lồi cơn trùng và các sinh vật khác. Thủy vực của mương là nơi sinh sống của các loài cá nhỏ, các loài trai, ốc và thường xuất hiện loài hại lúa là ốc biêu vàng. Ngoài ra, mương là nơi chứa nguồn đa dạng sinh học quan trọng, là mối liên kết giữa đồng ruộng và các sinh cảnh, hệ sinh thái khác. Hay nói một cách khái quát, trong hệ sinh sinh đồng ruộng, hệ thống mương nội đồng có ba vai trị như sau:

+ Là nguồn tích trữ đa dạng sinh học quan trọng ở hệ sinh thái đồng ruộng, là nơi cư trú của các lồi thực vật, lồi thụ phấn, săn mơi và ký sinh, có tác dụng làm mối liên kết giữa những thủy vực lớn và đồng ruộng.

+ Mương nội đồng có vai trị quan trọng trong tưới tiêu cho ruộng vì nó chứa đựng một nguồn nước nhất định. Những khu vực này cũng có nguồn nguyên liệu và thực phẩm có thể bn bán được.

+ Mương có thể là nguồn cung cấp các loài cá nhỏ, ếch, các loài nhuyễn thể và các thực phẩm phụ.

Khác với các con mương, kênh là những đường dẫn nước, đưa nước chảy qua hay chứa nước quanh năm và thường được xây dựng để phục vụ cho mục đích tưới tiêu. Các con kênh cung cấp mơi trường sống cho các lồi thủy sinh quan trọng như: cá, lươn, các lồi nhuyễn thể…Tùy theo con kênh có được xây bằng bê tơng hay khơng mà nó cịn có thể có các lồi cây, bụi rậm, và các lồi thực vật khác hai bên

bờ, làm nơi cư ngụ cho các lồi cơn trùng, các loại vật sống ở ven sơng như các lồi chim, các lồi bị sát, ếch nhái, các lồi động vật có vú…đặc biệt là Bèo tây, một loài ngoại lai thấy phổ biến trong sinh cảnh này.

Tuy nhiên, việc sử dụng rộng rãi các hóa chất nơng nghiệp đã tác động đến tất cả các hệ sinh thái nông nghiệp trên địa bàn quận, đặc biệt là hệ thống mương nội đồng từ đó ảnh hưởng đến nguồn tưới của các hệ sinh thái. Bên cạnh đó, nhiều bà con nơng dân thường đổ rác ra đất ruộng, nơi gần những đường nước như các kênh rạch khiến cho một số kênh bị ô nhiễm bởi hàng đống bao ni-lông, chai lọ. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cho đa dạng sinh học của hệ sinh thái kênh đang bị suy giảm nghiêm trọng, gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước.

 Hiện trạng tại quận Bắc Từ Liêm:

Tổng chiều dài hệ thống kênh mương tưới tiêu nội đồng trên địa bàn quận hiện nay khoảng 52,6 km với hơn 249 tuyến kênh mương tưới, tiêu nội đồng trải dài đều khắp 13 phường nhưng chỉ có chỉ có khoảng 14.047 m được kiên cố hóa (Tổng hợp theo số liệu báo cáo của UBND các phường báo cáo UBND quận năm 2017).

Hình 3.5: Hệ thống mương nội đồng chưa được kiên cố hóa tại phường Phúc Diễn,

quận Bắc Từ Liêm

Hình 3.6: Hệ thống kênh tưới tiêu nội đồng tại phường Phúc Diễn,

quận Bắc Từ Liêm

Nhận xét trên quan điểm bảo tồn đa dạng sinh học đồng ruộng, điều kiện hệ thống kênh mương hiện nay trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm nói chung hồn tồn thuận lợi cho triển khai hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học đồng ruộng. Tuy nhiên, việc giữ nguyên hiện trạng hệ thống kênh mương nhằm mục đích bảo tồn đa dạng

sinh học lại mâu thuẫn với định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương theo hướng hiện đại hóa. Cụ thể đó là nhu cầu kiên cố hóa tồn bộ hệ thống kênh mương nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại.

3.1.2.2. Hệ sinh thái thủy vực nước tĩnh:

 Đặc điểm chung:

Dễ nhận thấy tại các ao, hồ chủ yếu là các thủy vực tự nhiên hoặc nhân tạo để dự trữ nước cho tưới tiêu, nước uống cho gia súc như trâu, bị và ni trồng thủy sản. Hồ, ao là môi trường sống đối côn trùng, thủy sinh vật và các loài sinh vật lưỡng cư. Có thể bắt gặp dễ dàng ở bờ sơng cũng có thể tìm thấy bên bờ các hồ ao rất nhiều loài hoang dã. Người dân canh tác, trồng các loại rau ngay trên mặt nước cũng như trên bờ ao, hồ và thường nuôi các loại cá, tôm, ếch nhái trong ao và quanh ao, hồ. Nhiều loài thực vật nổi và thực vật ven hồ sinh trưởng khá tốt tạo môi trường thuận lợi cho các lồi cơn trùng và là nguồn thực phẩm cho cả con người và các loài gia súc.

 Hiện trạng trên địa bàn quận:

Trên địa bàn quận, ao khơng có nhiều, nó thường nằm xen các khu dân cư và các lều canh ở ven ruộng. Hồ thì được kè, kiên cố hóa nhằm mục đích điều hịa khơng khí, làm nơi vui chơi, thả cá,…hồ thường được phố bố đều tại các tổ dân phố trên 13 phường của quận. Thường các hồ trên địa bàn quận có hệ sinh thái khép kín. Một số ao hồ được nối với hệ sinh thái khác và liền kề với các đồng ruộng tạo điều kiện khuyếch tán các loại thuốc trừ sâu ngày càng tăng. Các ao trong hệ thống vườn – ao – chuồng thường nhận được rác thải, phân gia súc do người nông dân đưa xuống ao hồ để nuôi cá và lượng thức ăn cho các dư thừa cũng như các loại hóa chất, kháng sinh dùng trong nuôi cá thâm canh cũng làm môi trường nước bị ô nhiễm. Gần đây, với tốc độ đơ thị hóa nhanh chóng tại một số phường trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm cũng như dưới áp lực tăng dân số, nhiều ao hồ đã bị chuyển đổi mục đích sử dụng thành khu trồng trọt chăn nuôi hoặc thành đất ở hay đất cho các khu công nghiệp khiến chất lượng môi trường nước ao suy giảm nghiêm trọng.

Hình 3.7: Hệ thống ao tại phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm

Hình 3.8: Hệ thống hồ tại phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm 3.1.2.3. Hệ sinh thái đầm lầy:

 Đặc điểm chung:

Đất ngập nước có thể hiểu là vùng đầm lầy, nơi mà đất bị bão hòa nước theo mùa hay vĩnh viễn. Nước trong vùng đất ngập nước có thể là nước mặn, nước lợ hoặc nước ngọt. Đất ngập nước có thể có diện tích từ vài m2 cho tới vài nghìn ha. Hầu hết đất ngập nước, nhất là gần các cánh đồng hay trong các khu ruộng trống, không được nông dân cho là quan trọng và ít được quan tâm quản lý đúng mức.

Đất ngập nước được xem là có sự ĐDSH cao nhất trong các HST, là môi trường sống cực kỳ quan trọng, mặc dù hiện nó đang chịu áp lực từ nơng nghiệp và tiến trình đơ thị hóa nhanh. Vì có vai trị là hệ lọc nước thải tự nhiên, nên vùng đất ngâp nước cũng là một trong những nhân tố quan trọng trong chu trình dinh dưỡng và trong việc loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu.

Qúa trình chuyển đổi thành đất nơng nghiệp và đơ thị hóa dẫn ngày một nhanh như hiện nay khiến nhiều vùng đất ngập nước đang chịu áp lực dẫn đến nhiều tổn thất đáng kể về đa dạng sinh học. Những sự chuyển đổi khơng có quy hoạch này sẽ khiến các vùng còn lại bị chia cắt, cản trở việc di chuyển của các lồi giữa các vùng. Việt Nam có hệ sinh thái đất ngập nước được phát triển qua hàng triệu năm, nếu khơng sử dụng các lồi thuốc trừ sâu liên tục thì các cánh đồng lúa sẽ cung cấp một môi trường sống thủy sinh đang dạng và phong phú.

Tuy vậy, có một số ít diện tích được canh tác theo mơ hình sử dụng thực vật làm bãi lọc xử lý ơ nhiễm, có thể ghi nhận các loại sậy, rau mương, Dừa nước được người dân sử dụng nơi đây phần nào khắc phục được hiện trạng ô nhiễm hữu cơ trong khu vực.

 Hiện trạng trên địa bàn quận:

Hầu hết vùng đất ngập nước trên địa bàn quận đều có liên quan chặt chẽ với những cánh đồng xung quanh, hay được bao bọc bởi những cánh đồng. Việc phun và sử dụng các loại hóa chất nơng nghiệp, điển hình như phường Tây Tựu, Liên Mạc, Đông Ngạc nơi mà cánh đồng hoa, quất, lúa có diện tích rộng, sẽ có ảnh hưởng khơng thể tránh khỏi đối với những vùng đất ngập nước, nhưng có nhiều loại cây ngập nước có khả năng loại bỏ các chất độc như dư lượng thuốc trừ sâu hay các loại chất ô nhiễm khác. Do vậy, chúng có chức năng như bộ lọc hóa chất nơng nghiệp để loại bỏ hay làm lỗng các hóa chất nơng nghiệp trước khi chúng hòa vào các hệ sinh thái nước khác. Mặc dù chức năng lọc này có tính tích cực đối với đa dạng sinh học ở cuối dòng, nhưng dường như nó có vẻ sẽ dẫn đến hiệu ứng tích lũy có hại đối với bản thân đa dạng sinh học trong vùng đất ngập nước, điều này có liên quan trực tiếp đến hệ sinh thái nông nghiệp của địa phương. Việc sử dụng các loại hóa chất nơng nghiệp và việc thu hẹp dần các vùng đất ngập nước, sẽ xuất hiện nguy cơ các vùng đất ngập nước sẽ tích tụ đầy các hóa chất độc hại cùng các chất dinh dưỡng.

Hình 3.9: Vùng trũng ngập nước trồng hoa sen tại phường Tây Tựu, quận Bắc

Từ Liêm

Hình 3.10: Vùng đất ngập nước tại phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm

3.1.2.4. Hệ sinh ruộng lúa nước:

 Đặc điểm chung:

Lúa là một trong những loại cây bản địa phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới. Các giống lúa thường ít có ảnh hưởng tới hệ sinh thái chung của ruộng lúa do mọi giống lúa đều có chức năng sinh thái giống nhau. Tuy nhiên, mức nước trong các ruộng lúa lại có tác động rõ ràng đối với các quần thể các lồi sinh vật, những lồi thường cần có mực nước sâu và ổn định như cá, tơm…

Nhiều lồi nhuyễn thể được tìm thấy ở những cánh đồng lúa, nơi có mức nước nhất định. Chúng có thể là những lồi có lợi, những loại thực phẩm phục vụ cho nhu cầu cuả con người (VD: như tơm,….); nhưng cũng có thể là những loại ngoại lai có hại cho cây trồng (VD: ốc bươu vàng,…).

Ngoài ra, ruộng lúa cũng là nơi trú ẩn của rất nhiều loại cơn trùng. Những lồi này thường khơng có hại hay có lợi trực tiếp đối với việc canh tác mà chúng chỉ đóng một vai trị quan trọng theo góc độ hỗ trợ cho hệ sinh thái tổng thể của ruộng lúa. Một số lồi cơn trùng cịn là những món ăn có giá trị (VD: châu chấu,…).

 Hiện trạng trên địa bàn quận:

Lúa là một trong những loại cây bản địa phù hợp với điều kiện khí hậu của một số phường trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm,VD như phường Thượng Cát, Thụy Phương, Liên Mạc. Tuy nhiên, bên cạnh việc canh tác để tăng thu nhập thì vấn đề mơi trường và việc phát triển kinh tế ồ ạt như hiện nay trên địa bàn quận đang khiến các cánh đồng lúa gặp một số vấn đề khó giải quyết như:

- Việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu là một trong những nguy cơ quan trọng nhất đối với đa dạng sinh học trên các ruộng lúa.

- Vẫn cịn tình trạng đốt rơm rạ (tuy nhiên không nhiều và không thường xuyên) trên các ruộng lúa của người dân làm giảm đáng kể lượng chất hữu cơ trong đất mà nhiều loài sinh vật sống nhờ vào đó. Ngồi ra việc đốt rơm cũng làm lửa lan tới cả bờ ruộng là nơi cư ngụ của một số loại cơn trùng có ích.

- Diện tích đất lúa ngày càng bị thu hẹp nghiêm trọng do quy hoạch đô thị ngày một tăng bằng việc chuyển từ đất trồng lúa sang đất dịch vụ. Đây cũng là nguyên nhân gây nên sự suy giảm đa dạng sinh học đồng ruộng.

Hình 3.11: Ruộng lúa đang thu hoạch trồng cạnh khu dân sinh tại phường Thụy

Phương, quận Bắc Từ Liêm

Hình 3.12: Cánh đồng lúa đã thu hoạch tại phường Thượng Cát, quận

Bắc Từ Liêm 3.1.2.5. Hệ sinh thái bờ ruộng:

 Đặc điểm chung:

Bờ ruộng là để chỉ những bờ ranh giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng sinh học nông nghiệp quận băc từ liêm, thành phố hà nội và định hướng phát triển bền vững (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)