Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU=
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chính của luận văn gồm:
- Đánh giá diễn biến của các điều kiện khí hậu, thủy văn, thiên tai – là các biểu hiện của BĐKH trong những năm qua của huyện Giao Thủy, Nam Định. Đánh giá chung tác động của BĐKH tới khu vực nghiên cứu
- Thích ứng với BĐKH dựa vào cợng đồng: nguyên lý, các mơ hình được áp dụng trên thế giới và ở Việt Nam. Tổng quan tình hình thực hiện các dự án về thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng.
- Nghiên cứu các biện pháp thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng ở huyện Giao Thủy, Nam Định: (i) Điều tra, đánh giá về nhận thức của người dân về BĐKH và tác động của thiên tai. Qua đó, nghiên cứu và tổng hợp các giải pháp thích ứng được cợng đổng địa phương lựa chọn để chống chọi với những tác động xấu của BĐKH và thiên tai; (ii) Xác định các cơ hội và thách thức do tác động của BĐKH đến cộng đồng ven biển; (iii) Lựa chọn và đề xuất các giải pháp thích ứng phù hợp nhất.
2.2. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp thích ứng với BĐKH của người dân địa phương
Phạm vi nghiên cứu: Huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
2.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu thứ nhất là về BĐKH và tác đợng của nó tới huyện Giao Thủy, trong đó gồm có những nợi dung chính là:
- Phân tích, đánh giá diễn biễn của các yếu tớ khí hậu, thuỷ văn, đặc biệt là tình hình thiên tai;
- Tác đợng của BĐKH tới vùng khu vực biển tỉnh Nam Định
dựa vào cợng đồng, trong đó hướng tới những nợi dung chính sau:
- Phương pháp luận và các mơ hình thích ứng với BĐKH dựa vào cợng đồng;
- Thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng trên thế giới; Thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng ở Việt Nam.
- Thích ứng với BĐKH dựa vào cợng đồng tại huyện Giao Thủy, Nam ĐỊnh - Nỗ lực của địa phương nhằm ứng phó với BĐKH
- Các biện pháp thích ứng với BĐKH và cơng tác phịng chớng thiên tai của cộng đồng địa phương: Dựa vào kết quả điều tra người dân địa phương, tìm hiểu nhận thức của cộng đồng về những nguy cơ và tác động của BĐKH. Quan trọng hơn, tìm hiểu kinh nghiệm của người dân trong việc đới phó với BĐKH nhằm đề xuất những giải pháp ứng phó với thiên tai phù hợp nhất.
- Xác định năng lực thích ứng; Xác định các nguồn lực thích ứng: nguồn lực tự nhiên, kinh tế, xã hợi, con người, tài chính, vật chất. Qua đó xác định những cơ hợi và thách thức của cợng đồng trong thích ứng với BĐKH
- Qua những nghiên cứu thực tế, đề xuất các giải pháp thích ứng phù hợp nhất với địa phương.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu có liên quan
Các tài liệu gồm:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu
- Tài liệu tổng quan về những nghiên cứu và đánh giá đã có về xu thế biến đổi của các yếu tớ khí hậu như nhiệt đợ, lượng mưa và mối quan hệ giữa BĐKH và tần suất, cường độ, không gian và thời gian của bão, lũ, lụt, úng ngập, khô hạn, sạt lở đất... của huyện Giao Thủy
- Các tài liệu liên quan tới thích ứng với BĐKH dựa vào cợng đồng - Và các tài liệu khác
Quá trình thu thập tài liệu được tiến hành để xác định những biện pháp cơng trình và phi cơng trình mà chính quyền địa phương và các tổ chức q́c tế và trong nước đã và sẽ xây dựng nhằm thích ứng với BĐKH. Do BĐKH là đề tài mới đối với cho các tổ chức địa phương nên các tài liệu nói về các biện pháp thích ứng BĐKH cịn rất hạn chế. Thay vào đó là các thơng tin liên quan đến thiên tai và phịng chớng thiên tai được thu thập từ các văn bản của các chính quyền địa phương như Kế hoạch hành động về Giảm nhẹ thiên tai của UBND tỉnh, báo cáo tình hình thiệt hại thiên tai hàng năm của Ban Phịng chớng Lụt bão Tỉnh và các văn bản khác có liên quan
2.4.2. Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn thực địa
Mợt bợ câu hỏi gồm có 30 câu hỏi được thiết kế và được dùng để hỏi 50 đối tượng là các thành viên trong gia đình sinh sớng tại các điểm địa bàn nghiên cứu. Tổng số 50 bảng hỏi được thực hiện. Đối tượng được lựa chọn ngẫu nhiên, nhưng đảm bảo về cơ cấu về giới, nghề nghiệp và độ tuổi.
Những nội dung về BĐKH và các biện pháp thích ứng vẫn mới đới với và người dân địa phương. Bảng hỏi không cung cấp những kiến thức về BĐKH và những biện pháp thích ứng với BĐKH ngay ban đầu để tránh những định kiến cho các nhóm đới tượng. Người dân địa phương đã trả lời dựa trên những hiểu biết của họ liên quan đến thiên tai và phịng tránh thiên tai, mợt phần gây ra bởi quá trình BĐKH và sự thay đổi về khí hậu.
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở huyện Giao Thủy, Nam Định
3.1.1. Tác động của BĐKH tới huyện Giao Thủy
Huyện Giao Thủy của Nam Định là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng rõ bởi BĐKH. Với hơn 32km đê biển, hơn 70% lao động của huyện là trồng lúa và nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản, những năm gần đây Giao Thủy xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết bất thường, cụ thể là rét đậm kéo dài, nước biển tràn ngập khu du lịch mà trước đó chưa từng xảy ra, bão mạnh đổ bợ vào khi đã có gió heo may về. Trong năm 2005, huyện đã chịu sự tàn phá của 3 cơn bão. Thiệt hại nơng nghiệp ước tính 143 tỷ đồng trong tổng số 354 tỷ đồng thiệt hại do bão gây ra. Mùa đông cuối năm 2007 đầu năm 2008 đã xảy ra rét đậm, rét hại kéo dài 39 ngày làm chết 71% diện tích gieo mạ, gần 8.000 ha lúa bị ảnh hưởng. Tổng thiệt hại của sản xuất nông nghiệp do đợt giá rét này lên tới gần 840 triệu đồng. Từ năm 2005 đến nay, theo số liệu đo đạc của trạm quản lý đê điều huyện, thì mực nước biển từ 3,9m lên đến 4,15m tăng 25cm (Website Cổng thông tin điện tử huyện Giao Thủy).
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định, những thiệt hại từ thiên tai có thể thớng kê được ví dụ như: cơn bão sớ 7 (9/2005) gây thiệt hại ngót hai ngàn tỷ đồng, ngoài ra cịn làm cho toàn bợ khu đất thuộc vùng bãi ở ngoài đê rộng 10.000 ha bị ngập hoàn toàn, 2ha rừng thông ngoài cửa Ba Lạt, nơi Sơng Hồng đổ ra biển, cũng chết khơ vì bị ngập nước. Trận rét đậm, rét hại vụ xuân 2008 làm 3.200 ha mạ mất trắng, rồi tiếp theo, trận mưa lớn kéo dài 5 ngày trùng với lũ trên sông Đáy đã cuốn đi 15.000 ha lúa mùa muộn và 3.000 ha cây vụ đông sớm. Năm 2011, thời tiết vụ xuân lại nắng nóng, khơ hạn kéo dài, mặn lấn sâu, thiếu điện, thiếu nguồn nước tưới. Đến vụ mùa lại gặp mưa lớn do cơn bão số 1 làm ngập úng, thiệt hại rất nhiều diện tích lúa mới cấy, sâu ćn lá nhỏ phát sinh trên diện rộng với mật độ cao gấp 5-7 lần các vụ trước (Cổng thông tin điện tử tỉnh Nam Định).
đây thường xuất hiện từ tháng 5 đến hết tháng 9). Trong những năm gần đây, gió mùa xuất hiện khơng theo quy luật, gió tây nam ít xuất hiện, gió mùa đơng bắc đã có vào tháng 8.
Từ năm 2003 đến nay, các cơng trình xây dựng ở vùng triều thường xuyên bị ngập nước khi triều cường lên. Mợt sớ cơng trình ở vùng triều đã phải xây mới hoặc thay đổi thiết kế ban đầu chỉ để nâng thêm chiều cao.
Những năm gần đây, nhiệt độ kéo dài dưới 10oC diễn ra rất nhiều lần, khiến nhiều loài thực vật bị hoại tử cành và chết, nhiều loài động vật chịu ấm không thể sống được.
Xâm nhập mặn mặn
Theo đánh giá của Trung tâm quan trắc tài nguyên - môi trường (Sở Tài nguyên - Mơi trường) thì hiện nay ở tỉnh Nam Định, tình trạng xâm nhập mặn đang trở nên ngày một nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp ở các huyện ven biển.
Theo số liệu đo đạc của trạm quản lý đê điều huyện Giao Thủy, từ năm 2005 đến nay, mực nước biển tại Giao Thủy đã dâng từ 3,9m lên đến 4,15m. Tại triền sông Hồng khu vực cống Hạ Miêu 1, huyện Giao Thuỷ (cách biển gần 30km) độ mặn thường xuyên đo được ở mức 2,7%o.
Nước biển dâng:
Kể từ cơn bão số 5 năm 2005, tại khu vực bờ biển Bạch Long - Giao Thủy và khu du lịch thị trấn Quất Lâm mực nước biển đã dâng lên 20 cm.
Trước năm 2005, mực nước biển hầu như không tăng lên, thế nhưng từ năm 2005, biểu mực nước biển dâng đã bộc lộ một cách rõ rệt. Số liệu này được Công ty Khai thác cơng trình thủy lợi của huyện và Trung tâm Khí tượng thủy văn của tỉnh Nam Định đo đạc và ghi nhận. Đặc biệt, mỗi lần thủy triều lên, mực nước dâng cao tràn qua đường khu du lịch ở thị trấn Quất Lâm. Hậu quả của mực nước dâng cao 20 cm đã phá hủy toàn bộ môi trường và cây cối trong khu vực, ảnh hưởng đến q trình phát triển kinh tế, du lịch và mơi trường của huyện.
Nhiều cơng trình xây dựng ở vùng triều ban đầu không bị ngập triều. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, nhất là trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến nay thường xuyên bị ngập nước khi gặp triều cường, điều đó đã tác đợng đến tiêu cực đến cơng năng của cơng trình và gây ra nhiều phiền tối, bất tiện cho người sử dụng. Nhiều cơng trình xây dựng ở vùng triều thường xuyên bị ngập nước khi triều cường lên. Mợt sớ cơng trình ở vùng triều đã phải xây mới hoặc thay đổi thiết kế ban đầu chỉ để nâng thêm chiều cao.
Qua nghiên cứu thực tế chính quyền huyện phải đầu tư, nâng cao các cao trình của tuyến đường và các cơng trình xây dựng phục vụ cho phát triển du lịch của thị trấn. Trong các năm 2005 và 2006, tỉnh đã đầu tư cho Giao Thủy nâng cấp gần 6km đê biển kiên cớ hóa đê. Năm 2008, Chính phủ đã đầu tư cho Giao Thủy hơn 100 tỷ đồng để khắc phục đoạn đê sung yếu. Số tiền này chỉ đáp ứng được một phần, hiện đang tiếp tục đề xuất với tỉnh và Trung Ương cấp kinh phí kiên cớ hóa cho toàn hệ thớng đê biển của huyện
Suy giảm đa dạng sinh học
Tài nguyên rừng là nhân tố dễ chịu tổn thương do tác động của BĐKH. Các dải rừng phi lao ở Côn Lu được trồng từ cuối những năm 90, đã khép tán và đạt chiều cao gần thành thục (gần 10m) nhưng trong khoảng 5 năm trở lại đây - sau khi bị nước biển lúc triều cường ngập tràn qua và bị ngâm nước nhiều giờ trong ngày, rừng phi lao đã khơng thể thích ứng kịp nên đã bị chết đứng hàng loạt.
Những năm gần đây, khu vực cửa sông ven biển thuộc Vườn Quốc Gia (VQG) Xuân Thủy chứng kiến nhiều sự thay đổi bất lợi do BĐKH gây nên.
Theo ông Nguyễn Viết Cách, Giám đốc Vườn Quốc gia Xuân Thủy, VQG Xuân Thủy là vùng điển hình chịu tác đợng của BĐKH. Chênh lệch về biên độ thủy triều ngày càng cao, từ 0 đến 4m, trong khi cách đây 10 năm mức chênh lệch chỉ là từ 0 đến 3,5 m. Kết hợp với gió và các yếu tớ khác, mức chênh lệch thủy triều có thể dâng cao thêm nửa mét, khiến cho nhiều diện tích cây ngập mặn bị ngập hơn, thời gian cây bị ngâm trong nước triều lâu hơn và, hậu quả là, các cây tiên phong
chắn sóng và chán gió chết hàng loạt (Website Diễn đàn các nhà báo Môi trường
Việt Nam). Ví dụ như, cơn bão sớ 7 năm 2005 làm cho toàn bộ khu đất thuộc vùng
bãi ở ngoài đê rộng 10.000 ha bị ngập hoàn toàn. Thêm vào đó 2 hectare rừng thơng ngoài cửa Ba Lạt, nơi Sơng Hồng đổ ra biển, cũng chết khơ vì bị ngập nước biển. Hiện nay mỗi khi triều cường lên kết hợp với gió, diện tích rừng ngập mặn mới trồng ở phần đuôi của Cồn Lu, Cồn Ngạn bị nước ngập tràn qua tán rừng, những cây ngập mặn bản địa như trang và sú có chiều cao trên 2 mét khơng thể thích ứng được nữa.
Tác đợng của BĐKH cịn biểu hiện ở những đợt lạnh kéo dài. Trong những năm gần đây, điển hình là mùa đơng năm 2008, nhiệt độ kéo dài dưới 10 độ C diễn ra rất nhiều lần, khiến nhiều loài thực vật bị hoại tử cành và chết, nhiều loài động vật chịu ấm không thể sống được.
Rừng ngập mặn, bình thường khi đạt đợ thành thục đã vươn lên khỏi mặt nước lúc triều cường, tuy nhiên do mực nước biển dâng ngày càng cao, trong khi sinh khối của các loài cây ngập mặn ở khu vực chỉ là hữu hạn. Bởi vậy, khả năng các loài cây ngập mặn đại trà như trang và sú có chiều cao hạn chế sẽ khó lịng thích ứng được. Các chức năng ưu việt của rừng ngập mặn như: “phịng hợ đê biển, cung cấp môi sinh an lành…” sẽ bị suy giảm đáng kể.
Các loài động vật khác ở khu vực cũng ít nhiều bị tác động. Khi nhiệt độ ấm hơn ở Bắc bán cầu, các loài chim di cư tránh rét sẽ thay đổi tập tính di cư, nhiều loài chim lựa chọn điểm di cư ở gần hơn hoặc thời gian di cư muộn hơn đồng thời kết thúc mùa di cư sớm hơn thường lệ. Trong số 220 loài chim ở VQG Xn Thủy, có chín loài nằm trong sách đỏ của thế giới như mòng bể mỏ ngắn, choắt chân vàng lớn, rẽ mỏ thìa, v.v… Đặc biệt có mợt loài được coi như biểu tượng của VQG là cò thìa mặt đen. Loài này thường xun có sớ lượng từ 55 – 75 cá thể vào mùa di cư và chiếm khoảng 5% tổng sớ cá thể hiện có trên toàn thế giới. Cũng theo ông Nguyễn Viết Cách, giám đốc VQG Xuân Thủy, số lượng cá thể của các loài chim có xu hướng giảm trong khi sớ loài cũng có dấu hiệu giảm. Biên độ nhiệt độ dao động cao trong khi nước biển ngày càng dâng khiến cho chim mất dần nơi cư trú, thay đổi tập
tính và nó cịn chịu nhiều tác đợng tiêu cực khác trên hành trình di cư dài trong mợt chuỗi các điểm đến của mình. (Website Diễn đàn các nhà báo Môi trường Việt Nam).
Một số loài động thực vật thủy sinh khác cũng chịu tác động của sự thay đổi mực nước biển khiến cho tập tính và sinh trưởng của loài khơng ổn định cũng như không đạt được năng suất sinh học thường thấy.
Nuôi trồng thủy sản
Các nghề nuôi trồng thủy sản do bị triều cường uy hiếp, cũng đang phải lo thay đổi phương tiện như việc đầu tư để nâng cao bờ đầm chòi canh và vây bả, đồng thời sẵn sàng chuẩn bị ứng phó với các điều kiện thiên tai khắc nghiệt xảy ra với tần xuất ngày càng lớn.
Khi nhiệt độ cao hơn cùng các yếu tố bất lợi khác, nghề nuôi trồng thủy sản ở khu vực cũng gánh chịu nhiều hậu quả đáng kể như dịch bệnh phát sinh nhiều, bãi triều đã được khoanh nuôi ban đầu do thay đổi mực nước triều dâng đã khơng cịn phù hợp với điều kiện thiết yếu để nuôi trồng thủy sản truyền thống nữa. Kết quả năng suất nuôi trồng sụt giảm, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp.
Nuôi ngao là nghề đem lại thu nhập đáng kể cho Giao Xuân, tuy nhiên sản lượng nuôi đang bị suy giảm, một phần do BĐKH (nắng nóng kéo dài, đợ mặn tăng