giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về mơi trường xung quanh tại các mỏ than trên Thế giới giới
không nhỏ đến chất lượng môi trường tại các khu mỏ khai thác và khu vực dân cư vùng mỏ. Nguy hiểm hơn, than là thứ nhiên liệu hóa thạch thải ra nhiều khí CO2 khi đốt nhất, gây ra ơ nhiễm mơi trường và những hệ quả tiêu cực nặng nề khác.
Với trữ lượng khoảng 10 nghìn tỷ tấn, gấp nhiều lần so với dầu mỏ hay khí đốt, lại thêm chi phí bỏ ra để khai thác thấp nên than được sử dụng rất phổ biến trong các ngành công nghiệp.
- Đối với khơng khí, các nhà máy sản xuất sử dụng than chính là nỗi khiếp sợ kinh hồng. CO2 thải ra từ những ống khói lớn chính là ngun nhân làm Trái Đất nóng lên một cách nhanh chóng. Nguy hiểm hơn, sự ơ nhiễm này là hung thủ gây ra bệnh hô hấp cũng như cái chết cho hàng triệu người trên thế giới. Theo thống kê mỗi năm ở Trung Quốc, khoảng 1 triệu người tử vong vì ơ nhiễm khơng khí do khói bụi cơng nghiệp có liên quan tới sử dụng than đá.
- Tại Hoa Kỳ, khai thác than là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra ô nhiễm môi trường. Theo số liệu thống kê cho thấy, hoạt động khai thác than tại nước này hàng năm thải hồi khoảng 60% lượng khí SO2, 33% lượng Hg, 25% lượng khí NOx và 33% thán khí trên tổng số ơ nhiễm khơng khí tồn quốc.
- Chế biến và sàng tuyển than tạo ra bụi và nước thải chứa than, kim loại nặng. Ðốt than tạo ra khí SO2, CO2. Theo tính tốn một nhà máy nhiệt điện chạy than công suất 1.000 MW hàng năm thải ra môi trường 5 triệu tấn CO2, 18.000 tấn NOX, 11.000 - 680.000 tấn phế thải rắn. Trong thành phần chất thải rắn, bụi, nước thải thường chứa kim loại nặng và chất phóng xạ độc hại.
- Không chỉ gây hại tới thiên nhiên mà chính con người chúng ta cũng trở thành nạn nhân của việc khai thác than quá mức. Bụi than và các hóa chất độc hại nhiễm vào nguồn nước, đất canh tác, khơng khí khiến cuộc sống của những người dân xung quanh các mỏ than hết sức nghèo khổ, đói kém.
- Tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn bất ngờ như sập hầm mỏ. Ở Ukraine ngày 29/07/2011 đã có ít nhất 18 thợ mỏ đã thiệt mạng và hơn 20 người khác mất tích sau một vụ nổ xảy ra tại đây mà nguyên nhân chính là hàm lượng khí metan tích tụ trong hầm quá lớn.
Vì vậy, Ơ nhiễm mơi trường tại các khu vực mỏ khai thác than đang là vấn đề lớn cho các nhà chức trách ở nhiều quốc gia có khai thác và sử dụng loại tài nguyên nhiên liệu này.
* Các vấn đề môi trường hiện nay đang tồn tại:
Hiện nay, khai thác than trên thế giới đang áp dụng hai loại hình cơng nghệ khai thác chủ yếu đó là cơng nghệ khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò. Tuy nhiên, với mỗi loại hình cơng nghệ khai thác lại có những ưu điểm, nhược điểm riêng khác nhau và tác động đến môi trường theo những hướng khác nhau.
* Công nghệ khai thác lộ thiên
Công nghệ khai thác lộ thiên gồm những khâu chủ yếu như thiết kế, mở moong khai thác, khoan nổ mìn, bốc xúc đất đá đổ thải, vận chuyển, làm giàu và lưu tại kho than thương phẩm.
- Ưu điểm: Đầu tư khai thác có hiệu quả nhanh; sản lượng khai thác lớn; công nghệ khai thác đơn giản và hiệu suất sử dụng tài nguyên cao (90%).
- Nhược điểm: Khai thác lộ thiên có nhược điểm lớn nhất là làm mất diện tích đất, diện tích dùng cho khai trường lớn; khối lượng đất đá đổ thải lớn; làm mất 50% trữ lượng, gây lún đất, ơ nhiễm nước, tiêu hao gỗ chống lị và gây các tai nạn hầm lị, gây ơ nhiễm mơi trường đất, nước và khơng khí; làm suy giảm trữ lượng nước dưới đất.
Đối với môi trường, khai thác than làm thay đổi và phá hủy cảnh quan thiên nhiên nghiêm trọng. Việc xây dựng hầm mỏ lộ thiên hay trong lòng đất là nguyên nhân gây ra xói mịn đất đai và cái chết của lớp thực vật trên bề mặt. Ở những nơi khơng có cây cối, sự xói mịn sẽ kéo dài từ 50 - 60 năm sau khi khai mỏ.
Khai thác than ở các mỏ lộ thiên đặc biệt nguy hiểm cho nguồn nước ở những khu vực lân cận. Quá trình sử dụng nước để rửa than sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nặng nề. Bụi bẩn và trầm tích trong than chảy ra sơng, hồ sẽ hại chết các loài sinh vật dưới nước cũng như đầu độc những người dân sử dụng nước này từ 5 - 25 năm. Ngồi ra, Acid sulfuric hình thành khi khống chất chứa sunphit bị oxy hóa trong khai thác than là nguyên nhân chính gây ra mưa axit.
* Cơng nghệ khai thác hầm lò
Khai thác hầm lò gồm các khâu chủ yếu như thiết kế khai thác, mở đường, đào lị hoặc giếng, khoan nổ mìn, khai thác, sàng tuyển và khâu cuối cùng là tập kết than thương phẩm.
- Ưu điểm: Diện tích khai trường nhỏ; lượng đất đá thải thấp từ đó giảm sức chịu đựng cho môi trường (bằng 1/5 công nghệ khai thác lộ thiên); ít ảnh hưởng đến mơi trường cảnh quan, địa hình; giảm nhẹ tổn thất tài ngun sinh học và ít gây ra ơ nhiễm mơi trường khơng khí.
- Nhược điểm: Hiệu quả đầu tư không cao; sản lượng khai thác không lớn; tổn thất trữ lượng tài nguyên cao (50- 60%); gây tổn hại đến môi trường nước; hiểm hoạ rủi ro cao; đe doạ tính mạng con người khi xảy ra sự cố như sập lò, cháy nổ và ngộ độc khí lị.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về mơi trường xung quanh tại các mỏ than ở Việt Nam
Hiện trạng môi trường vùng than Việt Nam hiện nay đang bị suy thối và ơ nhiễm nghiêm trọng đặc biệt là ô nhiễm về nồng độ bụi, tiếng ồn và chất thải rắn (đất đá). Hiện nay, Tập đồn than khống sản Việt Nam có khoảng 29 mỏ lộ thiên, 14 mỏ hầm lò phần lớn nằm ở khu vực bể than Quảng Ninh. Trong những năm gần đây, cùng với việc tăng sản lượng khai thác thì nạn ơ nhiễm mơi trường tại các khu vực khai thác cũng đang tăng lên ở mức báo động.Theo kết quả thống kê cho thấy: Hàng năm các khu mỏ than khai thác đổ thải từ vài trăm nghìn đến hàng triệu m3 nước thải (5 triệu m3), hàng trăm triệu m3 đất đá và rất nhiều loại khí, bụi độc hại khác nhau.
Tại Quảng Ninh, vấn nạn ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ người lao động và cuộc sống của người dân trên địa bàn mỏ. Thực trạng môi trường ở Quảng Ninh đang đến hồi báo động, nhiều cán bộ công nhân viên và nhân dân trên địa bàn vùng than từ khu vực Đơng Triều, ng Bí đến khu vực Hạ Long, Cẩm Phả, Cửa Ơng, Mơng Dương nhiều năm nay phải sống trong bụi than.
Qua kết quả quan trắc môi trường trên khu vực mỏ khai thác, nồng độ bụi tại các mỏ được quan trắc đều vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) nhiều lần (như khu
vực mỏ Mông Dương, Hà Trung, Vàng Danh,…). Nước thải của cơng ty than Hà Lầm (Quảng Ninh) có hàm lượng BOD (nhu cầu ơxi hố sinh học) và COD (nhu cầu ơxi hố hố học) vượt TCCP nhiều lần (từ 3,9 - 5,7 lần); hàm lượng Sunfua, TSS của công ty than Mông Dương (Quảng Ninh) cao gấp đôi mức TCCP; hàm lượng TSS trong nước thải của công ty than Dương Huy (Quảng Ninh) còn vượt đến 15,6 lần TCCP.
Đất đá thải loại trong khai thác khoáng sản cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tác động cộng hưởng về phát thải bụi từ các mỏ, gây suy giảm mơi trường khơng khí do nhiễm bụi ở các khu dân cư ở trong vùng khai thác. Trên các mỏ than thường có mặt với hàm lượng cao các nguyên tố Sc, Ti, Mn...Các khống vật sunfua có trong than cịn chứa Zn, Cd, Hg...làm cho bụi mỏ trở nên độc hại với sức khỏe con người.
Bên cạnh đó, hoạt động khai thác than có những ảnh hưởng rất lớn đến khả năng canh tác nông nghiệp tại các khu vực gần khu mỏ khai thác. Ô nhiễm môi trường tại Đông Triều (Quảng Ninh) do khai thác than đã làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng đất canh tác nông nghiệp, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Có rất nhiều đề tài, cơng trình trong nước nghiên cứu về hiện trạng cũng như các ảnh hưởng của khai thác than đến môi trường để tham khảo như:
+ Luận văn Thạc sĩ Hoàng Việt Dũng: Đánh giá ô nhiễm môi trường trong khai thác than lộ thiện trên địa bàn thành phố Cẩm Phả - Quảng Ninh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. [7]
+ Luận Văn Thạc sĩ Dương Thị Bích Hồng: Nghiên cứu hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý mỏ than Khánh Hòa, Tỉnh Thái Nguyên, 2012, Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên.[8]
Các nghiên cứu đều cho thấy rằng, khai thác than mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đất nước, cho vùng, khu vực; tuy nhiên vấn đề khai thác than cũng đã và đang ảnh hưởng những tác động xấu cho môi trường xung quanh khu vực khai thác, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người dân xung quanh (môi trường đất, nước, khơng khí) và hệ sinh thái khu vực. Vì vậy cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền có liên quan, chủ đầu tư cần có những biện pháp quản lý khai thác, bảo vệ mơi
trường hợp lý để góp phần bảo vệ mơi trường sống của con người xung quanh khu vực mỏ, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững – phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường.