6. Cấu trúc luận văn
1.4. Thực trạng quy hoạch sử dụng đất ở nƣớc ta
Công tác xây dựng quy hoạch sử dụng đất ở nông thôn được triển khai bắt đầu từ những năm 1960 khi phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp phát triển ở miền Bắc. Ban đầu cơng tác quy hoạch cịn ở mức độ nhỏ bé do việc quy hoạch nông thôn do Bộ Xây dựng thực hiện, đến năm 1980 công tác quy hoạch được phát triển mạnh mẽ rộng khắp cả nước.
1.4.1. Giai đoạn 1960 – 1969
Công tác quy hoạch trong giai đoạn này lấy hợp tác xã làm đối tượng chính, phương châm chủ yếu là: phục vụ sản xuất nông nghiệp, phục vụ đời sống nhân dân lao động, phong trào hợp tác hóa. Trong q trình xây dựng lựa chọn những
xã có phong trào hợp tác xã mạnh để thiết kế quy hoạch, sau đó mới tiến hành mở rộng quy hoạch. Nội dung của quy hoạch thời kỳ này được thể hiện:
- Thiết kế xây dựng mọi cơ sở kinh tế kỹ thuật phục vụ cho hợp tác hóa. - Khai khẩn mở rộng diện tích đất sản xuất.
- Quy hoạch cải tạo làng, xã, di chuyển một số xóm nhỏ lẻ giải phóng đồng ruộng đưa cơ giới vào canh tác, xây dựng các cơng trình cơng cộng cho trung tâm xã.
- Cải thiện điều kiện sống, xây dựng nhà ở, sắp xếp các lô đất ngăn nắp, trật tự, cải tạo đường làng ngõ xóm.
1.4.2. Giai đoạn 1970 – 1986
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV, V chúng ta đã tăng cường tổ chức lại sản xuất, phân bố lao động, xây dựng cơ cấu nông nghiệp coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
Một cao trào làm quy hoạch nông thôn đã diễn ra sôi nổi, trọng tâm của công tác quy hoạch thời kỳ này là lập đề án xây dựng vùng huyện. Nhiều huyện được chọn làm huyện điểm để tiến hành quy hoạch như: Đơng Hưng (Thái Bình); Thọ Xn (Thanh Hóa); Nam Ninh (Nam Định)… Nội dung quy hoạch dựa trên cơ sở phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
- Tiến hành bố trí hệ thống cơng trình phục vụ sản xuất 3 cấp: huyện, tiểu vùng - cụm kinh tế và xã – hợp tác xã.
- Cải tạo mạng lưới dân cư theo hướng tập trung và tổ chức tốt đời sống nhân dân.
- Quy hoạch xây dựng hệ thống cơng trình phục vụ cơng cộng và phục vụ sản xuất của huyện, tiểu vùng và ở xã như: hệ thống giao thơng, điện, cấp thốt
1.4.3. Giai đoạn từ 1987 đến nay
Trong giai đoạn này đất nước đã có nhiều chuyển biến lớn trên con đường đổi mới từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, việc này tác động mạnh đến công tác quản lý và quy hoạch sử dụng đất.
Giai đoạn 1987 – 1992: Năm 1987, Luật Đất đai đầu tiên của nước ta được ban hành, trong đó có một số Điều đề cập đến công tác quy hoạch đất đai. Tuy nhiên nội dung chính của quy hoạch sử dụng đất chưa được nêu ra.
Ngày 15/04/1991 Tổng cục Quản lý ruộng đất ban hành Thông tư 106/QH-KH/RĐ hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất. Thông tư này đã hướng dẫn đầy đủ, cụ thể quy trình, nội dung và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất. Kết quả là trong giai đoạn này nhiều tỉnh đã lập quy hoạch cho nhiều xã bằng kinh phí địa phương. Tuy nhiên ở cấp huyện, tỉnh chưa được thực hiện.
Giai đoạn từ năm 1993 đến nay: Tháng 07/1993 Luật Đất đai sửa đổi
được ban hành rộng rãi. Trong đó nêu cụ thể các điều khoản về quy hoạch sử dụng đất đai.
Đầu năm 1994, Tổng cục Địa chính triển khai cơng tác quy hoạch sử dụng đất trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 1996 – 2010, đồng thời xây dựng kế hoạch sử dụng đất toàn quốc giai đoạn 1996 – 2000. Đây là căn cứ quan trọng cho các bộ ngành, các tỉnh xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.
Ngày 12/10/1998, Tổng cục Địa chính ra Cơng văn số 1814/CV-TCĐC về việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cùng với các hướng dẫn kèm theo về công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
Ngày 01/10/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/NĐ-CP về việc triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở 4 cấp hành chính.
Ngày 01/11/2001, Tổng cục Điạ chính đã ban hành Thông tư số 1842/2001/TT-TCĐC kèm theo các Quyết định 424a, 424b, Thông tư số
2074/2001/TT-TCĐC ngày 14/12/2001 nhằm hướng dẫn các địa phương thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị định 81/NĐ-CP.
Ngày 01/07/2004 Luật Đất đai năm 2003 chính thức có hiệu lực, trong đó quy định rõ về cơng tác quản lý nhà nước về đất đai. Tại Mục 2, chương II quy định cụ thể về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Ngày 29/10/2004 Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003.
Ngày 01/11/2004 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. [16]
Chƣơng 2 - THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT XÃ TÂY TỰU. 2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Xã Tây Tựu có vị trí thuận lợi, gần kề với khu vực nội đô Hà Nội, với 03 tuyến đường quan trọng là đường 70 nối Từ Liêm với các vùng lân cận, đường 32 đến đường 23 quy hoạch chạy ra ranh giới xã.
Có diện tích tự nhiên: 530.18ha.
Dân số toàn xã là 23.120 nhân khẩu với trung bình 5,78 nghìn hộ (theo thống kê năm 2012 do UBND xã cung cấp) [27]
Có tọa độ địa lý 21°4′14″B 105°43′55″Đ, có vị trí địa lý như sau:
Hình 2.1: Vị trí và ranh giới xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm
Ranh giới, vị trí xã Tây Tựu xã Tây Tựu Ranh giới, vị trí xã Tây Tựu xã Tây Tựu
- Phía Bắc giáp xã Thượng Cát; - Phía Đơng giáp xã Liên Mạc;
- Phía Đơng Nam giáp xã Minh Khai; - Phía Nam giáp xã Xuân Phương;
- Phía Tây Nam giáp xã Kim Chung – Hồi Đức; - Phía Tây giáp xã Đức Giang – Hồi Đức; - Phía Tây Bắc giáp xã Tân Lập - Đan Phượng.
2.1.2. Địa hình
Tây Tựu là xã ven đơ nằm phía Tây sơng Nhuệ và phía Bắc đường QL32, cách trung tâm thành phố khoảng 10km, có diện tích đất trồng hoa màu cao và tập trung. Đây là vùng được phân bố trên loại đất phù sa cổ sông Hồng không được bồi đắp thường xuyên, địa hình bằng phẳng, thấp so với khu vực, cao trình phổ biến từ 5,3 - 6,5m so với mặt nước biển. Khu vực xã trước đây có nhiều ao hồ xen kẽ với khu dân cư nhưng trong q trình đơ thị hóa tự phát đã bị san lấp gần hết, có hệ thống mương tiêu thoát nước tương đối dày và sơng Pheo chạy dọc ranh giới phía Tây của xã. Đây là tuyến tiêu thuỷ cho toàn bộ khu dân cư xã Tây Tựu ra Sông Nhuệ.
Hình 2.2: Mặt bằng hiện trạng sử dụng đất xã Tây Tựu (Nguồn google maps).
2.1.3. Khí hậu
Nằm trong vùng đồng bằng sơng Hồng, Tây Tựu có sắc thái của khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, phân thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh.
- Mùa nóng (mùa Hè): Từ tháng 5 đến tháng 10 khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7 với nhiệt độ trung bình từ 32-330
C. Đây là khoảng thời gian nóng và mưa nhiều thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên mưa nhiều cũng có thể gây ngập úng.
- Mùa lạnh (mùa Đông): Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường có mưa phùn ẩm ướt với nhiệt độ trung bình là 170C. Nhiệt độ thấp nhất từ 6 - 80C, nhiệt độ cao nhất từ 23-250C. Đặc điểm mùa này là lạnh và ít mưa, khơng thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng và gây khó khăn cho sản xuất vì thiếu nước.
Mặt bằng hiện trạng xã Tây Tựu
Hạ - Thu - Đơng.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 230C. Nhiệt độ tối thấp nhất trung bình là 130C vào tháng 1. Biên độ nhiệt độ trong năm khoảng 12-130C, biên độ nhiệt độ ngày đêm khoảng 6-70
C.
- Độ ẩm: Độ ẩm bình quân cả năm 85,2%. Độ ẩm dao động trong năm từ 78 - 87%.
+ Cao nhất vào tháng 6 - 7 là 90%. + Thấp nhất vào 9 - 10 là 63%.
- Mưa: Lượng mưa bình quân năm từ 1.600 -1.800mm, Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, trong đó mưa nhiều nhất vào tháng 6 - 8, lượng mưa chiếm 80% trong năm. Lượng mưa bình quân tháng cao nhất (tháng 8) : 300 - 350 mm; lượng mưa bình quân tháng thấp nhất (tháng 12): 17 mm. Số ngày mưa trong năm dao động trong khoảng 140 - 145 ngày. Vào các tháng mùa Đông lượng mưa ít, thường là mưa phùn.
- Gió: Thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, độ ẩm khơng khí cao, hướng gió thịnh hành Đơng Nam - Tây Bắc với tốc độ trung bình 3m/giây. Mùa Đơng có gió Đơng Bắc-Tây Nam, tốc độ 15-20m/giây :
+ Gió Đơng Bắc trong mùa Đơng: Thời tiết khơ hanh.
+ Gió Đơng Nam trong mùa hè: khí hậu nóng ẩm mang theo hơi nước, có mưa rào.
- Bão: Hàng năm vào tháng 7 - 8 trong vùng thường có giơng bão và áp thấp nhiệt đới.
Nhận xét: Nhìn chung khí hậu thời tiết của vùng khá thuận lợi cho sinh
hoạt của nhân dân, cho phát triển nông nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác.
2.1.4. Tài nguyên
khơng có các nguồn tài ngun khống sản, tuy nhiên có những giá trị cảnh quan thiên nhiên làng xã đặc trưng của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Khu dân cư xã Tây Tựu còn mang nhiều dáng dấp của làng quê Việt Nam thế kỷ 19 với cây đa - giếng nước - sân đình.
Nói đến Tây Tựu khơng thể không nhắc đến những ruộng hoa đủ màu sắc như hồng, cúc, cẩm chướng… và không thể quên được những thửa ruộng rau xanh ngắt hàng ngày cung cấp cho nội thành Hà Nội, chính vì vậy và UBND xã đã cho xây dựng chợ hoa tại đường 70 ngày ngày cung cấp hoa, rau xanh cho khắp mọi miền trong khu vực.
2.1.5. Thủy văn
Nguồn nước mặt:
a. Sông.
Xã chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn sơng Hồng, là con sơng có chiều rộng 800 - 1000m về mùa cạn và 2500 - 2800m về mùa mưa. Mực nước sông Hồng khá ổn định, dao động độ cao trung bình năm từ 4 - 5m, về mùa lũ lên đến 11,5m.
Sơng Pheo làm nhiệm vụ tiêu thốt nước mưa chính cho xã và một số xã lân cận của huyện Từ Liêm và một số xã thuộc huyện Hồi Đức ra sơng Nhuệ nên đồng ruộng của xã thường có nguy cơ bị úng ngập do đê bao yếu, thiếu kiên cố rất dễ vỡ.
b. Đầm, ao, hồ.
Tây Tựu ít ao hồ lớn, chủ yếu là các ao hồ nhỏ trong khu dân cư, có khoảng 20ha mặt nước ao hồ, sơng (bao gồm cả diện tích mặt nước nằm ngồi điểm dân cư nông thôn), một phần đã được nhân dân đưa vào khai thác để ni trồng thủy sản. Ngồi ra, các đầm, ao, hồ trong xã cịn có nhiệm vụ điều hồ tiêu nước, điều hồ vi khí hậu môi trường trong khu dân cư, phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho các thôn trong xã. Một số ao hồ mới được cải tạo phù hợp
để làm chỗ nghỉ ngơi, vui chơi trong xã như ao Gò, ao ơng Soạn, ao Hc Trại, ao Trạm Xá,...
Nguồn nước ngầm:
Theo tài liệu khoan thăm dò, nguồn nước ngầm của xã gồm 3 tầng chứa nước có ý nghĩa tới việc khai thác nước cho khu dân cư theo thứ tự từ trên xuống như sau:
a. Tầng chứa nước khơng áp (qh):
Tầng này có diện tích phân bố rộng rãi. Thành phần thạch học chủ yếu là cát các loại, đáy tầng có lẫn sạn sỏi nhỏ. Chiều dày tầng thay đổi trong phạm vi rộng, trung bình 11,3m. Chiều sâu nóc tầng 0 - 8.5m, chiều sâu đáy tầng 6,3m - 25m, chiều sâu thế nằm mực nước từ 3m - 4m. Nước thuộc loại nhạt mềm đến hơi cứng, chứa Bicacbonat Can xi, có hàm lượng sắt cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 0,42 - 9,23 mg/l.
b. Tầng chứa nước lỗ hổng, áp yếu Pleixtoxen (qp2):
Tầng qp2 phân bố rộng khắp và liên tục. Thành phần thạch học chủ yếu là cát trung thổ, đáy có lẫn sạn sỏi. Chiều sâu nóc tầng 10 - 30,5m chiều sâu đáy tầng 18 - 46,2m trung bình dày 12.39m ; chiều sâu mực nước 2 - 4m. Nước có thành phần hố học Bi Cácbonát - Natri; hàm lượng sắt từ 2,16 - 17,25mg/l. Tầng này có quan hệ thuỷ lực khá chặt với tầng qh và tầng qp1.
c. Tầng chứa nước lỗ hổng áp lực Pleixtoxenn(qp1).
Đây là tầng chứa nước quan trọng đối với khái thác theo quy mô cơng nghiệp. Tầng có diện phân bố rộng khắp và liên tục toàn vùng. Thành phần thạch lọc chủ yếu gồm cuội sỏi lẫn cát. Đất đỏ chứa nước có tính thâm cao tương đối đồng nhất và rất giàu nước. Theo kết quả thăm dò, trên 90% các lỗ khoan có tỷ lưu lượng lớn hơn 11/sm, 68% các lỗ khoan có tỷ lệ lưu lượng lớn hơn 31/sm. Chiều sâu của nóc tầng 20 - 47m, chiều sâu đáy tầng 54 - 91.5m, tổng độ khoáng hoá ở tầng này biến đổi từ 0,25 - 0,65mg/l, loại hình hố học chủ yếu là
Cacbonat - Clorua - Natri - Canxi, hàm lượng sắt từ 0,42 - 47,4 mg/l, hàm lượng Mangan từ 0,028 - 0,075mg/l, hàm lượng NH4 từ 0,1 - 1,45mg/l. [27]
Nhận xét: Nhìn chung nguồn nước ngầm trên địa bàn xã khá dồi dào có thể
khai thác theo quy mô công nghiệp. Hai tầng nước ngầm trên có ý nghĩa khai thác nước sinh hoạt phục vụ gia đình.
2.1.6. Địa chất cơng trình
Là vùng lưu vực ven sơng, nhưng khơng có xói lở, lũ qt, địa chất được cấu thành bởi các lớp cát và sét đã ổn định, cả khu vực nhìn chung có cường độ chịu tải không cao, dưới 1kg/cm2. Nền đất tự nhiên chỉ có thể chịu tải được với nhà dưới 5 tầng. Khi xây dựng các cơng trình cơng nghiệp và nhà cao tầng cần cải tạo, xử lý và gia cố nền đất trước khi xây dựng cơng trình.
2.1.7. Đánh giá chung
Tây Tựu là xã ven đô, ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, dịch vụ phục vụ nông nghiệp và các hoạt động dịch vụ khác, tập trung nhiều lợi thế, tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, thu hút vốn đầu tư. Đây là vùng đất định hướng phát triển của Thành phố về nông nghiệp chất lượng cao và phát triển đô thị mở rộng, các tuyến đường giao thông theo quy hoạch đang được đầu tư xây dựng sẽ tạo diện mạo và thay đổi lớn cho Tây Tựu trong những năm tới.
2.2. Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Tây Tựu là 530.18ha.
Bảng 2.1: Bảng thống kê, kiểm kê đất xã Tây Tựu năm 2012 [28]
( Nguồn thống kê, kiểm kê diện tích đất hàng năm của huyện Từ Liêm )
TT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích Tỷ lệ Tổng diện tích đất tự nhiên 530.18 530.18
1 Đất nông nghiệp NNP 354.29 66.82
1.2 Đất trồng lúa nương LUN 0 0 1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 350.61 66.13 1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 3.56 67.15
1.5 Đất rừng phòng hộ RPH 0 0
1.6 Đất rừng đặc dụng RDD 0 0
Trong đó: Khu bảo tồn thiên nhiên DBT 0 0
1.7 Đất rừng sản xuất RSX 0 0
1.8 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 0.13 0.02
1.9 Đất làm muối LMU 0 0