Kết quả này cũng trùng với nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về tỉ lệ đồng loại dioxin/furan trong các mẫu khí thải phát sinh từ hoạt động công nghiệp. Theo đó, dioxin/furan phát thải từ hoạt động cơng nghiệp và dân sinh có tỉ
lệ 2,3,7,8-TCDD/TEQ thấp đồng thời hàm lượng các đồng loại của furan chiếm ưu thế hơn các đồng loại dioxin tìm được trong mẫu nghiên cứu. Theo một số nhà nghiên cứu (Huang 1995, Brian Gullett 1997…) thì những đặc điểm trên chỉ ra rằng sự hình thành và tồn tại của dioxin/furan trong một số q trình cơng nghiệp chủ yếu là do từ tiền chất và các phản ứng de novo, trong đó phản ứng tổng hợp de novo là cơ chế chủ yếu và quan trọng trong sự hình thành dioxin và furan.
Đánh giá nồng độ TEQ theo WHO-TEQ và so sánh với QCVN
Nồng độ TEQ trong các mẫu khí thải được thu thập tại một số cơ sở luyện kim trong phạm vi nghiên cứu của luận văn có khoảng dao động khá lớn, trong khoảng từ 15,067 đến 3899,7 pg/Nm3
. Nồng độ này đặc biệt cao trong mẫu thu thập từ cơ sở luyện kẽm, nguyên nhân có thể do nguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất chứa những yếu tố phát sinh dioxin/furan, do cơng nghệ sản xuất cịn lạc hậu hay do công nghệ xử lý chất thải cịn kém dẫn đến tình trạng phát sinh dioxin/furan ra mơi trường. Tuy nhiên, khi so sánh với các kết quả phát thải dioxin/furan từ hoạt động luyện kim tại một số nước cho thấy hàm lượng phát thải tại các cơ sở này có giá trị tương đương với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan như đã trình bày ở trên.
Các giá trị TEQ của các mẫu nghiên cứu được so sánh với Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng phát thải dioxin/furan của ngành thép (QCVN 51:2013/BTNMT) được thể hiện trên Hình 12.
Theo QCVN 51:2013/BTNMT, nồng độ dioxin/furan cho phép phát thải là 600 pg/Nm3 (đối với cơ sở hoạt động từ trước năm 2015). Các kết quả khi được so sánh cho thấy, tại các cơ sở TN1, TN2 (luyện kim đen), giá trị TEQ trong mẫu khí thải tương đối thấp và có hàm lượng ở mức cho phép. Riêng đối với cơ sở luyện kẽm, giá trị TEQ cao hơn rất nhiều mức 600 pg/Nm3. Nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố, trong đó đặc trưng cơng nghệ sản xuất có sự khác biệt cũng cần phải nghiên cứu. Ngồi ra, do chưa có Quy chuẩn phát thải cho hoạt động luyện kim màu nên khi sử dụng giá trị TEQ của ngành luyện kim đen (sản xuất thép) để so sánh với giá trị thu được của mẫu nghiên cứu cũng cho những kết quả chưa phù hợp.
1 10 100 1,000
10,000TEQ pg/Nm
3 Khí thải ngành luyện kim
QCVN 51:2013/BTNMT 600 pg/Nm3
TN-1
(n=3) (n=1)TN-2 TN-3
(n=2)