1.2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NẠO VÉT VÀ KHAI THÁC CÁT
1.2.2. Một số nghiên cứu về nạo vét và khai thác cát trên thế giới
M.Rinaldi và nhóm nghiên cứu (2005) cho biết hầu hết các sông ở Ý, như sông Tagliamento, Brenta, Arno đã bị thay đổi cơ bản về hình thái, chế độ dịng chảy và hệ sinh thái do những tác động của con người, trong đó hoạt động khai thác cát gây ra tác động chính trong những thập kỷ gần đây. Theo số liệu thống kê chính thức, từ năm 1970 đến 1991 khoảng 24 triệu m3 cuội sỏi cát đã được khai thác trên hàng chục km sơng chính và các nhánh sơng Tagliamento. Người ta ước tính khoảng 1.3 triệu m3 cát được khai thác mỗi năm. Khối lượng này thường thấp hơn khối lượng khai thác thực tế. Trên sông Brenta, khai thác trầm tích sơng với khối
lượng rất lớn trong giai đoạn 1950 - 1980, với mức độ cịn hơn cả sơng Tagliamento. Mặc dù khơng có số liệu chính thức nhưng người ta dự đốn có hàng chục triệu m3 cát đã được khai thác dọc chiều dài từ 25-30 km, của sông Brenta trong giai đoạn này. Vấn đề này đã ảnh hưởng trực tiếp đến an tồn đập ngăn sơng phía thượng nguồn xây dựng năm 1954, cách khu vực KTC không xa. Do hoạt động KTC ảnh hưởng lớn tới môi trường, hệ sinh thái sơng … vì vậy các nước phát triển đã ra nhiều cơ chế chính sách và tổ chức lại các cơ quan quản lý các hoạt động này, từ khâu thăm dò, quy hoạch, cấp phép khai thác, kiểm tra, hậu kiểm v.v… một cách chặt chẽ. Ở Mỹ, quản lý KTC được giao cho quân đội, ở Úc giao cho Ủy ban quản lý lưu vực sông … [5,9].
Dulmini Jayewardana (2009) đã chỉ ra nhiều vấn đề nan giải liên quan đến KTC đã xảy ra trên 50 km chiều dài sông Nilwala, miền Nam Sri Lanka. Dọc theo chiều dài sơng cứ trung bình 3-4 km có một mỏ cát, với hàng trăm phương tiện thiết bị máy móc. Thực trạng KTC khơng có quy hoạch, khai thác quá mức trên sông đã gây ra nhiều vấn đề mơi trường như: Xói lở bờ sơng, làm nhiều nhà cửa, cầu cống, cơng trình kiến trúc lâu đời bên sơng bị dịng nước cuốn đi, gia tăng xâm nhập mặn, gây ô nhiễm môi trường nước, tác động bất lợi đến hệ sinh thái sông [5,10].
Mao Ye (2001) cho biết hoạt động KTC trên sông Yangtze, bắt đầu từ đầu những năm 1970, trên cả chiều dài sông. Quy mô, khối lượng, tốc độ KTC trên sông gắn liền với tốc độ phát triển đơ thị hóa của khu vực. Vì thu được lợi nhuận cao nên nhiều công ty KTC hợp pháp và bất hợp pháp thi nhau cải tiến kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị với công suất lớn đến 500 tấn/giờ.
Tính đến năm 2000, số điểm KTC trên sông Yangtze đã vượt con số 70, với hơn 800 đơn vị khai thác lớn, nhỏ. Tình trạng KTC trên sơng đã hết khả năng kiểm sốt của chính quyền địa phương. Hậu quả đem lại là: nhiều đoạn đê chống lũ vùng cửa sông bị đổ vỡ, gây thiệt hại hàng trăm triệu USD, đặt các vùng đất thấp phía hạ du vào tình trạng nguy hiểm. Cùng với những thiệt hại lớn do ngập lũ, do sạt lở bờ sơng vì lịng dẫn diễn biến xói bồi khơng theo quy luật, là những vấn đề xã hội rất
bức xúc, tranh dành mỏ, cạnh tranh thị trường, tai nạn giao thông thủy v.v…diễn ra thường xuyên [5, 11].