Điều kiện thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải số hệ phương trình nước nông phi thủy tĩnh ứng dụng mô phỏng sóng triều và dòng chảy (Trang 35 - 37)

4.1 Kiểm nghiệm với điều kiện thí nghiệm vật lý

4.1.1 Điều kiện thí nghiệm

Beji và Battjes [7] đã tiến hành một thí nghiệm để kiểm tra sự lan truyền sóng hình sin ở phía trên một khối ngập. Với điều kiện máng sóng dài 37.7 mét và sâu 0.8 mét và máng sóng rộng 0.75 mét. Điều kiện tạo sóng ngẫu nhiên dạng pit-tơng được đặt ở bên trái máng sóng và một ván trượt có độ dốc 1 : 25 được làm bằng vật liệu thô được đặt ở bên phải có vai trị hấp thụ sóng. Một khối ngập dạng hình thang có chiều cao 0.3 mét với độ dốc phía trước là 1 : 20 và độ dốc phía sau là 1 : 10.

Mục tiêu của tính tốn theo thí nghiệm này là để kiểm tra việc mơ phỏng dao động mực nước có phù hợp với các số liệu thí nghiệm khơng và so sánh giữa việc tính tốn theo mơ hình phi thủy tĩnh và mơ hình thủy tĩnh truyền thống.

Theo thí nghiệm vật lý của Beji và Battjes [7] sóng truyền trên kênh có độ sâu hi = 40cm, dọc theo kênh đặt 8 điểm đo dao động mực nước.

Các số liệu về dao động mực nước này được dùng để so sánh kiểm nghiệm kết quả tính tốn theo mơ hình số. Vị trí các điểm đo được xác định so với điểm x0 được trình bày trong bảng 4.1.

Bảng 4.1: Vị trí các điểm đo (x0 = 6m tính từ điểm tạo sóng) trong thí nghiệm của Beji và Battjes

TT Tên điểm đo x−x0 (m)

1 G1 4.5 2 G2 6.5 3 G3 7.5 4 G4 8.5 5 G5 9.5 6 G6 11 7 G7 13 8 G8 15

Hình 4.1 trình bày sơ đồ kênh thí nghiệm vật lý của Beji và Battjes (1993)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải số hệ phương trình nước nông phi thủy tĩnh ứng dụng mô phỏng sóng triều và dòng chảy (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)