2.2.1. Khái niệm
Phƣơng pháp điều tra xã hội học là phƣơng pháp nghiên cứu hiện trạng tại các đơn vị quản lý nhà nƣớc có liên quan nhằm rà sốt, phân tích hiệu quả các nhiệm vụ, biện pháp quản lý Nhà nƣớc trong việc thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Phƣơng pháp điều tra xã hội học sẽ đƣợc thực hiện trên cơ sở số liệu thống kê về các ý kiến, quan điểm cũng nhƣ hiện trạng của đơn vị đƣợc khảo sát.
2.2.2. Đối tượng của phương pháp
Đối tƣợng phƣơng pháp điều tra xã hội học là các cán bộ quản lý thuộc đơn vị quản lý nhà nƣớc có liên quan đến hoạt động chăn nuôi gia súc và kiểm kê KNK trong chăn nuôi gia súc cũng nhƣ các cán bộ phụ trách lĩnh vực BĐKH của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn (NNPTNT) nói chung, Cục chăn ni nói riêng.
Với phƣơng pháp này, học viên đã thực hiện việc nghiên cứu khảo sát quan điểm, ý kiến, nhận thức và hiện trạng tại Bộ NNPTNT trên cơ sở hoạt động đề tài của Cục khí tƣợng thủy văn và BĐKH (KTTVBĐKH) khi khảo sát Bộ NNPTNT và Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (Tổng cục thống kê). Các Bộ này liên quan đến việc tính tốn kiểm kê KNK trong chăn ni gia súc và quản lý lĩnh vực nông nghiệp. Việc khảo sát của luận văn nhằm rà sốt, phân tích và đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động tính tốn kiểm kê KNK trong lĩnh vực nơng nghiệp đƣợc hiệu quả hơn trong tổng thể hệ thống kiểm kê KNK quốc gia. Các đơn vị liên quan đến kiểm kê KNK trong chăn nuôi gia súc đƣợc đề cập là các cơ quan thuộc Bộ NNPTNT cụ thể bao gồm: Cục chăn nuôi, Viện chăn nuôi, Trung tâm thống kê tin học và Viện Môi trƣờng nông nghiệp thuộc Bộ NNPTNT.
2.2.3. Nội dung phương pháp
mẫu phiếu điều tra đƣợc lập ra với mục đích rà sốt các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch thực hiện hoạt động giảm nhẹ BĐKH hiện nay của các ngành có tiềm năng phát thải KNK; phân tích định hƣớng phát triển bền vững, tăng trƣởng xanh và hoàn thiện hệ thống kiểm kê KNK quốc gia trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc.
Nội dung thông tin trong phiếu điều tra để tập trung khai thác thơng tin từ Bộ NNPTNT, trong đó có các nội dung liên quan đến chăn nuôi gia súc. Sau khi điều tra và thu thập thông tin, kết quả khảo sát sẽ đƣợc tổng hợp thành một thống kê xã hội học để đánh giá hiện trạng và mong muốn một hệ thống kiểm kê KNK tại đơn vị đƣợc khảo sát. Phần nội dung phiếu khảo sát sẽ gồm: (i) Thực trạng về tính tốn kiểm kê KNK trong chăn nuôi gia súc và trong quản lý kiểm kê KNK trong nông nghiệp và (ii) Những hạn chế của hệ thống kiểm kê KNK cho ngành nông nghiệp gồm hoạt động chăn nuôi gia súc. Mẫu phiếu điều tra học viên đƣợc đính kèm tại phụ lục 1.